Hệ miễn dịch và vai trò hệ miễn dịch trong cơ thể con người
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người khỏi các yếu tố gây bệnh có mặt ở khắp mọi nơi. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ dàng bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…
Nội dung bài viết
1. Hệ miễn dịch là gì
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên thông qua các bước phản ứng miễn dịch
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên thông qua các bước phản ứng miễn dịch. Chúng được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, các lớp mô và cơ quan có trong cơ thể. Hệ miễn dịch phân bổ rải rác và phối hợp với nhau chống lại các yếu tố mầm bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nhằm bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng.
2. Các loại tế bào miễn dịch và vai trò của chúng trong cơ thể
2.1. Hệ miễn dịch tự nhiên
Hệ miễn dịch tự nhiên có sẵn ngay từ khi chào đời và được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng bao gồm các cơ quan như da, giác mạc, màng nhầy trong hệ hô hấp, đường tiêu hóa,... tóm lại là những hàng rào vật lý giúp bảo vệ con người khỏi những tác nhân gây bệnh.
Hệ miễn dịch tự nhiên được kích hoạt ngay trong cơ thể
Các tế bào thuộc miễn dịch tự nhiên:
- Bạch cầu hạt bao gồm: Bạch cầu ưa kiềm (basophils), bạch cầu ưa axit (eosinophils) và bạch cầu trung tính (neutrophils) giúp giải phóng các chất trung gian gây bệnh.
- Dưỡng bào (còn gọi là tế bào mast) có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ký sinh trùng. Dưỡng bào được tìm thấy trong các mô và có thể làm trung gian cho các phản ứng dị ứng bằng cách giải phóng các hóa chất gây viêm như histamine.
- Bạch cầu đơn nhân mono (Monocytes) trong máu là tiền thân của các đại thực bào. Monocytes di chuyển vào các mô, sau khoảng 8 giờ, chúng phát triển thành các đại thực bào và được tiết ra bởi các loại tế bào khác nhau (ví dụ, các tế bào nội mô, nguyên bào sợi). Tại các vị trí nhiễm trùng, các tế bào T kích hoạt tiết ra các cytokine và hiện tượng này dẫn đến sản xuất yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào, ngăn ngừa sự phát tán của đại thực bào.
- Tế bào đuôi gai có mặt trong da (như các tế bào Langerhans), hạch bạch huyết, và các mô khắp cơ thể. Tế bào đuôi gai hoạt động như tế bào APC, ban đầu, chúng tiếp nhận kháng nguyên, sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết cục bộ, nơi chúng có thể kích hoạt tế bào T. Tế bào đuôi gai là một dòng riêng biệt, không biểu hiện phân tử MHC lớp II, do đó không trình diện kháng nguyên đối với tế bào T.
- Tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) có khả năng của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Chúng có vai trò tiêu diệt các tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư. Tế bào NK chính là tế bào duy nhất trong cơ thể tự tìm tới các tế bào ung thư để triệt tiêu.
2.2. Hệ miễn dịch thu được
Miễn dịch thu được cần phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên để có hiệu quả tối đa và cần thời gian để phát triển sau khi tiếp xúc với một yếu tố xâm nhiễm mới. Do đó đáp ứng rất nhanh. Hệ miễn dịch ghi nhớ các xâm nhập trong quá khứ và kháng nguyên đặc hiệu.
Hệ miễn dịch thu được bao gồm:
- Tế bào lympho B: Tế bào B có thể trình diện kháng nguyên cho tế bào T và giải phóng cytokine, nhưng vai trò chính là phát triển thành tế bào dưỡng bào, sản sinh và tiết ra kháng thể, hòa tan đặc hiệu với kháng nguyên. Khoảng 5 đến 15% lymphocytes trong máu là các tế bào B, chúng cũng có mặt trong tủy xương lách, hạch bạch huyết và các mô bạch huyết liên quan đến niêm mạc.
- Tế bào lympho T: Bắt nguồn từ đáp ứng của T-cell nhất định. Chúng có khả năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh và kích hoạt các tế bào miễn dịch khác, như các đại thực bào ăn vi khuẩn.
- Tế bào B và tế bào T phối hợp cùng nhau để phá hủy các yếu tố xâm nhập. Tế bào trình diện kháng nguyên cần thiết để trình diện kháng nguyên với hầu hết các loại tế bào T.
3. Vai trò của hệ miễn dịch đối với cơ thể
3.1. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh
Hệ miễn dịch có thể nhận diện các kháng nguyên khác nhau và loại bỏ hầu hết những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư thông qua phản ứng miễn dịch. Cụ thể, quá trình phản ứng miễn dịch diễn ra như sau:
- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một “hàng rào” ngăn ngừa các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Bước 2: Nếu chúng vượt qua hàng rào, đi sâu vào các mô và xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này trước khi chúng bắt đầu phân chia.
- Bước 3: Nếu thất bại, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn các yếu tố gây bệnh phát triển.
3.2. Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát
Con người được sinh ra với một hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định. Theo nguyên tắc chung, hệ miễn dịch sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên ốm vặt, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng ngăn chặn bệnh tái phát trong tương lai. Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi.
4. Cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
4.1 Tập thể dục mỗi ngày
Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ mỗi ngày, cũng kích thích sản sinh tế bào bạch cầu, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện khả năng miễn dịch đáng kể.
4.2 Ăn uống lành mạnh
Điều cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh là chế độ ăn uống hợp lý bởi đường tiêu hóa chiếm hơn 70% hệ miễn dịch. Vì vậy, con người phải hấp thụ đầy đủ những loại thực phẩm nguyên chất, có độ dinh dưỡng cao thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung. Những chất dinh dưỡng thiết yếu cho hệ miễn dịch bao gồm: Vitamin A, B6, C, D, E, chất đạm và Khoáng chất bao gồm kẽm, đồng, selen và sắt.
4.3 Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ gây giảm sinh kháng thể, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn hại và suy yếu. Ngoài ra, trong khi ngủ, cơ thể tạo ra nhiều hormone melatonin, giúp nâng cao khả năng kháng viêm.
4.4 Giảm căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người gặp các bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao. Vì vậy, thực hành thiền hoặc tập yoga là cách để giảm căng thẳng hiệu quả, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4.5 Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích
Lạm dụng rượu bia và chất kích thích khiến hệ thống tuần hoàn phải hoạt động quá mức để gây ức chế, sẽ làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến viêm loét dạ dày, xơ gan, viêm tụy.
4.6 Sử dụng liệu pháp tế bào NK
Đây là liệu pháp công nghệ nuôi cấy các tế bào NK (một loại bạch cầu trong hệ miễn dịch tự nhiên) với số lượng lớn bên ngoài cơ thể, sau đó kích hoạt và đưa trở lại cơ thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh, đặc biệt giúp chống lại ung thư.
Tại Mirai Care, Chúng tôi đã tiếp nhận hợp tác với những đối tác có kinh nghiệm lâu năm cũng như công nghệ y học tiên tiến đến từ Nhật Bản. Đây đều là những đơn vị triển khai thành công liệu pháp miễn dịch tế bào NK/NKT/γδT trong điều trị ung thư cho rất nhiều bệnh nhân từ giai đoạn nặng tiến triển tốt hơn.
Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về liệu pháp tế bào Nk, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Tổng kết:
Tóm lại, hệ miễn dịch như một lớp áo giáp bảo vệ cơ thể, chống lại sự xâm nhiễm của vi sinh vật. Hiện nay, có rất nhiều cách tăng cường hệ miễn dịch, bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong đó, liệu pháp tế bào NK là một bước tiến đột phá trong ngành y, đặc biệt, có tác dụng tiêu diệt trực tiếp các tế bào ung thư.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/cold-and-flu/news/20000417/better-immune-system
- https://www.webmd.com/fitness-exercise/video/boost-your-immune-system
Bài viết phổ biến khác