phone

Dấu hiệu nhận biết những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

Dấu hiệu nhận biết những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

Tác giả:

Không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức và  giao tiếp, bệnh tự kỷ còn gây ra những khó khăn lớn trong sinh hoạt khiến người bệnh không thể tự thực hiện những hoạt động cơ bản. Vậy, những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt là gì, cách khắc phục hiệu quả như thế nào, hãy cùng Miraicare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.  

1. Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt hàng ngày

Bệnh tự kỷ hay Rối loạn Phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là tình trạng thần kinh não phát triển bất thường gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về nhận thức và cảm xúc. Tự kỷ không phải là một bệnh đơn lẻ mà là một nhóm các rối loạn liên quan với các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vậy, trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn gì?

1.1 Khó khăn trong việc cân bằng cảm xúc lo lắng

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt mà nhiều người thường gặp phải đó là cân bằng cảm xúc, đặc biệt là những lúc lo lắng, tức giận. Khi đó, trẻ sẽ biểu hiện ra những dấu hiệu dễ nhận biết như:  

  • Thay đổi hành vi đột ngột: Trẻ có thể bùng nổ cảm xúc và không kiểm soát được lời nói, hành động của mình, từ đó có thể gây ra những hành vi bạo lực làm tổn thương đến người khác hoặc bản thân. 
  • Khó biểu đạt cảm xúc: Trẻ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu cảm xúc, giọng nói, nét mặt của người khác cũng như không biết sử dụng từ ngữ để diễn đạt cảm xúc của mình. 
  • Phụ thuộc vào đồ vật hoặc người quen: Trẻ cảm thấy không thoải mái, lo lắng, bất an nên cần có một món đồ chơi yêu thích hoặc một người quen ở bên cạnh để cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn.

1.2 Nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng nhạy cảm quá mức với các kích thích từ môi trường xung quanh, bao gồm cả âm thanh và ánh sáng. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp khó khăn với môi trường âm thanh, ánh sáng hiện tại như:

Trẻ tự kỷ nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng

Trẻ tự kỷ nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng

  • Khó chịu với âm thanh tần số cao hoặc thấp: Những âm thanh như tiếng cạo của phấn trên bảng, tiếng bấm nút hoặc tiếng sấm, tiếng còi xe có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Khi đó, trẻ thường bịt tai, khóc và trở nên hoảng loạn mất kiểm soát..
  • Tránh xa nguồn âm thanh: Trẻ có xu hướng tránh xa các nguồn âm thanh mà chúng thấy khó chịu và cố gắng rời khỏi phòng khi có tiếng nhạc hoặc không muốn ở gần những nơi ồn ào.
  • Phản ứng với ánh sáng mạnh: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu, chói mắt hoặc thậm chí đau đầu khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh như ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang, hoặc đèn chớp.
  • Chớp mắt liên tục hoặc nhắm mắt: Khi đối diện với ánh sáng chói, trẻ có thể chớp mắt liên tục, nhắm mắt hoặc quay mặt đi.

1.3 Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là một khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khi đó trẻ sẽ biểu hiện ra vài dấu hiệu như: 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

  • Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ: Trẻ bị căng thẳng, mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, thậm chí mất tới hơn 30 phút hoặc hàng giờ đồng . 
  • Thức dậy giữa đêm: Trẻ thường tỉnh dậy giữa đêm và gặp khó khăn trong việc trở lại giấc ngủ.
  • Ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ kém và thường gặp ác mộng, sợ hãi vào ban đêm.
  • Cảm thấy khó chịu và khó thích nghi khi môi trường ngủ thay đổi về không gian, ánh sáng, âm thanh,...
  • Giờ ngủ không cố định: Trẻ có thể có thói quen ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày, khiến cho lịch trình ngủ trở nên không đều đặn. Trẻ có thể ngủ rất ít vào ban đêm và bù lại bằng việc ngủ nhiều vào ban ngày hoặc ngược lại.

1.4 Khó khăn trong vấn đề ăn uống

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt ăn uống là một vấn đề quan trọng khiến trẻ không đủ dưỡng chất để phát triển và dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp,...  Do đó, cha mẹ nên quan sát thói quen ăn uống của để sớm phát hiện ra các dấu hiệu như:

 Trẻ tự kỷ khó khăn trong vấn đề ăn uống 

 Trẻ tự kỷ khó khăn trong vấn đề ăn uống 

  • Nhạy cảm với kết cấu và mùi vị của món ăn: Trẻ có thể khó chịu với một số kết cấu thức ăn như mềm, giòn, nhão hoặc dính. Đồng thời  có thể phản ứng mạnh với các loại thực phẩm có mùi vị như tanh, cay, chua hoặc ngọt quá mức.
  • Phản ứng khi ăn: Trẻ có thể buồn nôn hoặc nôn khi thử những loại thức ăn mới hoặc không quen thuộc. Ngoài ra, có thể gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, đặc biệt là những loại thực phẩm có kết cấu phức tạp.
  • Có thói quen ăn uống đặc biệt: Một số trẻ có xu hướng chơi với thức ăn, phân loại, sắp xếp thức ăn thay vì ăn ngay lập tức. Đồng thời cũng có những trẻ chỉ ăn một vài món duy nhất mà không chịu ăn thực phẩm khác. 

1.5 Khó khăn trong việc thích nghi những điều mới

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc thích nghi với những điều mới, bao gồm thay đổi trong thói quen, môi trường và các tình huống xã hội. Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt này có thể xuất phát từ sự nhạy cảm với các kích thích mới, sự lo lắng về điều chưa biết hay sự lạ lẫm với những thứ không quen thuộc.

  • Phản ứng mạnh với sự thay đổi nhỏ: Trẻ có thể phản ứng mạnh, như khóc, tức giận, hoặc lo lắng khi có bất kỳ thay đổi nhỏ nào, chẳng hạn như thay đổi vị trí của đồ vật trong nhà, thay đổi thời gian bữa ăn, thay đổi người chăm sóc,...
  • Thích nghi chậm: Trẻ có thể cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với những thay đổi hoặc học những điều mới. Đồng thời, trong thời gian đó, trẻ thường thường biểu hiện  hành vi lo lắng, căng thẳng thậm chí là trốn tránh.
  • Khó khăn trong việc chấp nhận cái mới: Trẻ có thể khó chấp nhận những điều mới và có xu hướng giữ chặt quan điểm và hành động của mình.

1.6 Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt từ việc chăm sóc bản thân

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt từ việc tự chăm sóc bản thân là một vấn đề nhiều người gặp phải. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến gia đình, người thân gặp nhiều khó khăn khi phải dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc và hỗ trợ trẻ.    

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt từ việc chăm sóc bản thân

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt từ việc chăm sóc bản thân

  • Trẻ không thể tự thực hiện tốt các hoạt động như: ăn uống, thay quần áo, vệ sinh cá nhân,...
  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác cần sự khéo léo và chính xác như buộc dây giày, cài nút áo,...
  • Trẻ có thể phản ứng mạnh với mùi vị, kết cấu hoặc cảm giác của các sản phẩm vệ sinh như xà phòng, dầu gội, kem đánh răng và không chịu sử dụng chúng. Một số trẻ tự kỷ có thể sợ nước hoặc không thích cảm giác của nước, khiến việc tắm rửa trở nên khó khăn.

1.7 Hạn chế trong giao tiếp và tương tác xã hội

Hạn chế trong giao tiếp và tương tác xã hội là một trong những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt với các biểu hiện như: 

Hạn chế trong giao tiếp và tương tác xã hội ở trẻ tự kỷ

Hạn chế trong giao tiếp và tương tác xã hội ở trẻ tự kỷ

  • Hạn chế trong giao tiếp bằng lời nói: Trẻ thường chậm nói, ít trò chuyện và không thể duy trì cuộc hội thoại lâu dài. Ngoài ra, trẻ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn từ chính xác và rõ ràng để thể hiện ý kiến. 
  • Hạn chế trong biểu đạt cảm xúc bằng mắt và biểu cảm khuôn mặt: Trẻ tự kỷ có thể tránh né việc giao tiếp bằng mắt  sử dụng ngôn ngữ cơ thể thể thể hiện cảm xúc. 
  • Hạn chế trong tương tác xã hội: Trẻ tự kỷ có thể ít hứng thú hoặc không quan tâm đến việc kết bạn, chơi với người khác, hoặc tham gia các hoạt động nhóm.

1.8 Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt 

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm việc chăm sóc bản thân, giao tiếp, học tập và tham gia vào các hoạt động xã hội. Điều này gây cản trở lớn tới chất lượng cuộc sống hàng ngày cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể lực và trí lực. Do đó, trẻ rất cần sự hỗ trợ, động viên từ gia đình, người thân và nhà trường, xã hội để cải thiện và sớm hòa nhập, khỏe mạnh bình thường.

2. Chiến lược sống hàng ngày cho người mắc chứng tự kỷ

Bệnh tự kỷ làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh của não bộ gây ra các khiếm khuyết về nhận thức, giao tiếp và cảm xúc. Trong đó, trẻ tự kỷ sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, mặc quần áo,... 

Chiến lược sống hàng ngày cho người mắc chứng tự kỷ

Chiến lược sống hàng ngày cho người mắc chứng tự kỷ

Do đó, một chiến lược cụ thể và phù hợp sẽ giúp giảm thiểu những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt. Bạn có thể tham khảo quy trình xây dựng chiến lược sống hàng ngày theo từng bước cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Trò chuyện, chia sẻ để đảm bảo trẻ nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động hàng ngày..
  • Bước 2: Chia nhỏ các công việc thành các bước thực hiện đơn giản.
  • Bước 3: Hướng dẫn trẻ từng công việc cụ thể và khuyến khích trẻ thực hiện từng bước mỗi ngày.
  • Bước 4: Quan sát, theo dõi các hành vi và nhắc nhở trẻ thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ.
  • Bước 5: Khen thưởng, động viên và dành những lời yêu thương đến trẻ khi bé có tiến bộ và hoàn thành công việc mỗi ngày.

Chuyên gia trị liệu nghề nghiệp có thể giúp bạn hoặc con bạn học cách thực hiện những công việc hàng ngày này và có thể tư vấn cho bạn cách giúp bản thân hoặc người mắc chứng tự kỷ thực hiện những công việc này hàng ngày.

Ngoài ra, mức độ tự kỷ và tinh thần, tâm lý của mỗi đứa trẻ là khác nhau, bạn nên nhờ tư vấn của chuyên gia để xây dựng và thiết kế các công việc  phù hợp với bé. Đồng thời, khuyến khích, tạo môi trường để trẻ phát triển những tài năng, sở thích đặc biệt.

3. Cách khắc phục những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống vì khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin kém nhanh nhạy, hiệu quả. Tùy vào mức độ tự kỷ của trẻ mà có những phương pháp điều trị phù hợp, tuy nhiên cần kết hợp với các biện pháp hỗ trợ tài nhà. Dưới đây, Miraicare đã tổng hợp các cách khắc phục khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt, bạn hãy tham khảo ngay nhé. 

Cách khắc phục những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

Cách khắc phục những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

  • Tạo môi trường sống thoải mái, rộng rãi và có nhiều không gian tự nhiên để trẻ không bị bí bách, gò bó. Đồng thời, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, điều chỉnh ánh sáng, âm thanh phù hợp, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ nên sạch sẽ, thông thoáng và có nhiều ánh sáng tự nhiên. 
  • Tạo lịch trình sinh hoạt, giờ ăn uống cố định giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ dàng hơn khi biết trước những việc sẽ xảy ra.   
  • Hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, tự chăm sóc bản thân,...  
  • Theo dõi các hành vi, thói quen của trẻ để phát hiện nguồn gốc và nguyên nhân gẩy những hành vi không chuẩn mực, từ đó trò chuyện và hướng dẫn trẻ cách xử lý tình huống phù hợp.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ như tai nghe, hình ảnh, âm thanh nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ học tập, tiếp nhận kiến thức mới.
  • Thường xuyên động viên, khích lệ và khen thưởng khi nhận thấy trẻ có tiến bộ, đồng thời tránh phân biệt, kỳ thị hay tạo áp lực đến trẻ.

Trên đây, Miraicare đã giới thiệu đến bạn những Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt và cách khắc phục hiệu quả. Đây là một chứng bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ, do đó cha mẹ hãy chú ý theo dõi các hành vi của bé và sớm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhé.