Hỏi đáp: Người tự kỷ có nên lập gia đình không?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Những gia đình có người bị tự kỷ luôn phân vân không biết có nên để người tự kỷ có nên lập gia đình không. Đối với người tự kỷ, việc đưa ra quyết định kết hôn và xây dựng gia đình không chỉ đơn thuần là hành trình tìm kiếm hạnh phúc mà còn là một quá trình đầy thử thách, đòi hỏi sự chuẩn bị về mặt cảm xúc, tinh thần và cả sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè cũng như xã hội. Người tự kỷ, với những đặc điểm riêng biệt về khả năng giao tiếp, cảm xúc và thấu hiểu, có thể đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Có thể bạn chưa biết:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.
Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu phương phápđiều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xươngnhé!
1. Người tự kỷ có nên lập gia đình không?
Tuy có thể bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng người tự kỷ hoàn toàn có thể và có quyền được lập gia đình.
Mỗi một người tự kỷ là một cá thể độc lập với những đặc điểm, khả năng và tiềm năng riêng biệt. Không thể đánh đồng hoặc phủ nhận khả năng lập gia đình của tất cả mọi người chỉ dựa trên một chẩn đoán về tự kỷ.
Theo bác sĩ Khoa Sức khỏe Tâm trí – Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh, người tự kỷ vẫn phát triển bình thường về mặt sinh sản và sinh dục. Tuy nhiên, họ bị ảnh hưởng trong khả năng tương tác cảm xúc và giao tiếp nên khi lớn lên thường rất khó tìm được người yêu. Thực tế, cũng có người tìm được “đối tượng” nhưng tỷ lệ lập gia đình rất ít. Tuy vậy nếu muốn lập gia đình, họ hoàn toàn có thể lựa chọn.
Người tự kỷ có nên lập gia đình không?
Điều này cho thấy rằng, mặc dù có những thách thức nhất định, nhưng với sự hỗ trợ đúng đắn và môi trường phù hợp, người tự kỷ hoàn toàn có thể lập gia đình và sống hạnh phúc. Việc xã hội cần làm là xóa bỏ những định kiến, cung cấp thông tin chính xác và tạo điều kiện để người bệnh tự kỷ phát triển toàn diện, từ đó giúp họ hòa nhập và tham gia một cách trọn vẹn vào cuộc sống như mọi người khác.
Nhiều người trong xã hội vẫn còn mang những quan niệm sai lệch về chứng tự kỷ, cho rằng người tự kỷ không thể có một cuộc sống bình thường như bao người khác, bao gồm cả việc lập gia đình và xây dựng hạnh phúc riêng. Sự chấp nhận và hỗ trợ từ xã hội, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người tự kỷ quyết định và thực hiện mong muốn lập gia đình của mình.
Khi họ nhận được sự ủng hộ và hiểu biết từ những người xung quanh, cơ hội để họ tìm thấy hạnh phúc và xây dựng mối quan hệ bền vững sẽ tăng lên đáng kể.
2. Tỷ lệ người tự kỷ kết hôn là bao nhiêu?
Tỷ lệ kết hôn ở người lớn mắc chứng tự kỷ thấp hơn đáng kể so với dân số nói chung. Theo một nghiên cứu, chỉ có khoảng 5% người trưởng thành mắc chứng tự kỷ đã từng kết hôn. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ kết hôn giữa những người mắc chứng tự kỷ và những người không mắc chứng này.
Sự chênh lệch này phản ánh những khó khăn mà người tự kỷ gặp phải trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ tình cảm, cũng như những thách thức về giao tiếp và tương tác xã hội mà họ phải đối mặt. Nó cũng đặt ra câu hỏi về việc xã hội có thể làm gì để hỗ trợ và tạo điều kiện cho người tự kỷ có cơ hội xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc như mọi người.
Tỷ lệ kết hôn của người tự kỷ rất thấp
Trong số những người mắc ASD, có khoảng 50% sống ở nhà cùng với cha mẹ và rất ít trong số đó có công ăn việc làm. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ tình cảm cũng như có đầy đủ điều kiện kinh tế và tinh thần để lo lắng xây dựng một cuộc sống hôn nhân vững mạnh.
Cần lưu ý rằng tỷ lệ kết hôn cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào nghiên cứu, quốc gia và nhóm tuổi được khảo sát. Ngoài ra, với sự gia tăng nhận thức và hỗ trợ từ xã hội, gia đình cùng các chương trình can thiệp, cơ hội để người tự kỷ thiết lập các mối quan hệ và tiến tới hôn nhân có thể được cải thiện trong tương lai.
Những định kiến xã hội đã khiến người tự kỷ thu mình lại
3. Những thách thức trong mối quan hệ tình cảm của người tự kỷ
Người tự kỷ có thể gặp phải nhiều khó khăn khi tham gia vào mối quan hệ tình cảm do những đặc điểm riêng biệt về giao tiếp, cảm xúc và tương tác xã hội.
3.1. Khó khăn trong giao tiếp
Người tự kỷ thường gặp trở ngại trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt và giọng điệu. Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Do chứng tự kỷ nên họ sẽ gặp khó khăn trong việc đọc và hiểu cảm xúc, ý định hoặc nhu cầu của đối phương, dẫn đến thiếu sự đồng cảm hoặc phản ứng không phù hợp trong tình huống cụ thể.
3.2. Khó khăn trong việc diễn đạt nhu cầu
Nhiều người tự kỷ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt nhu cầu của họ. Họ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, sử dụng từ ngữ không chính xác hoặc gặp khó khăn trong việc xây dựng câu hoàn chỉnh. Ngay cả khi khả năng ngôn ngữ tốt, họ có thể không hiểu hoặc sử dụng đúng các tín hiệu phi ngôn ngữ như biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ tay, giọng điệu, khiến việc truyền đạt nhu cầu trở nên khó khăn.
Người tự kỷ cần tìm đến chuyên gia để cải thiện tình trạng khó khăn trong giao tiếp
4. Cách xây dựng hôn nhân bền chặt với người tự kỷ
Cần xây dựng mối quan hệ bền vững với người tự kỷ bằng những nguyên tắc quan trọng bởi dù bạn là ai thì mối quan hệ tình cảm giữa hai người luôn đòi hỏi sự nỗ lực, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
Khi một trong hai người mắc chứng tự kỷ, mối quan hệ đó cần được xây dựng trên nền tảng của sự chấp nhận và hỗ trợ đặc biệt. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng giúp bạn và người bạn đời tự kỷ xây dựng một mối quan hệ hạnh phúc và bền vững:
- Thấu hiểu và chấp nhận
Hiểu rõ về những đặc điểm, hành vi và cách cảm nhận của người tự kỷ sẽ giúp bạn đồng cảm và hỗ trợ họ một cách hiệu quả. Đồng thời người bạn đồng hành cần nhận biết rằng mỗi người tự kỷ có những đặc điểm riêng biệt để chấp nhận và tôn trọng những khác biệt này là bước quan trọng đầu tiên để xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau trong hôn nhân.
- Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp cởi mở và rõ ràng bằng cách diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ một cách trực tiếp, sử dụng ngôn ngữ một cách cụ thể. Lưu ý do người tự kỷ rất nhạy cảm, nên tránh ẩn ý và mơ hồ trong lời nói vì họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các ẩn dụ hoặc ngôn ngữ bóng gió. Sự rõ ràng giúp tránh những hiểu lầm không đáng có.
- Thiết lập thói quen và sự ổn định
Xây dựng lịch trình hàng ngày để tạo thói quen và sự ổn định nhằm mang lại cảm giác an toàn cho người tự kỷ. Thường xuyên tạo ra các hoạt động chung giúp cả hai cảm thấy gắn kết và thoải mái hơn trong mối quan hệ.
- Hỗ trợ lẫn nhau
Các cặp đôi cùng nhau thực hiện những hoạt động mà cả hai đều yêu thích để tăng cường sự kết nối. Khi có khó khăn trong cuộc sống, hãy chia sẻ và cùng nhau vượt qua những thách thức này.
- Kiên nhẫn và bao dung
Hiểu rằng mỗi người tự kỷ là một cá thể độc nhất. Đối phương cần giữ bình tĩnh khi đối diện với thách thức, bởi sự kiên nhẫn và bao dung sẽ giúp xây dựng lòng tin và cảm giác an toàn trong mối quan hệ.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý
Nếu cần thiết, hãy tìm đến các chuyên gia để có những lời góp ý hay các hội nhóm hỗ trợ cho cặp đôi có người mắc chứng tự kỷ để cung cấp nhiều kinh nghiệm và lời khuyên hữu ích.
- Khuyến khích phát triển cá nhân
Hỗ trợ nhau trong việc phát triển những sở trường riêng cũng góp phần làm phong phú thêm mối quan hệ.
- Giải quyết xung đột một cách lành mạnh
Giữ bình tĩnh khi tranh cãi bằng cách cố gắng không để cảm xúc chi phối và tránh làm tổn thương nhau. Hãy hợp tác để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Sự đồng cảm và yêu thương sẽ là cơ sở giúp người tự kỷ có được bến đỗ bình yên
Qua bài viết, vấn đề người tự kỷ có nên lập gia đình hay không đã được giải đáp phần nào bởi mỗi cá nhân tự kỷ đều có những đặc điểm, khả năng và mong muốn riêng biệt. Với sự hỗ trợ đúng đắn từ gia đình, bạn bè và xã hội, người tự kỷ hoàn toàn có thể xây dựng một mối quan hệ tình cảm và một gia đình hạnh phúc. Quan trọng nhất là sự thấu hiểu, chấp nhận và kiên nhẫn từ cả hai phía trong mối quan hệ để duy trì hạnh phúc bền lâu.
Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Mirai care là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"
Hãy đểMiraicaređồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!
Bài viết phổ biến khác