phone

Nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm: Những điều cần biết

Nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm: Những điều cần biết

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm là cảnh báo lớn cho mọi người ở bất kỳ lứa tuổi nào. Với sự thay đổi thất thường của thời tiết, áp lực công việc và những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh làm tình trạng này tăng cao hơn bao giờ hết. Mirai Care sẽ giúp bạn nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ và áp dụng những biện pháp phòng ngừa kịp thời là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và người thân.

1. Nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ vào cuối năm

1.1 Thời tiết

  • Ảnh hưởng của thời tiết lạnh: Cuối năm thường đi kèm với nhiệt độ giảm mạnh, đặc biệt là các đợt rét đậm. Thời tiết lạnh khiến cơ thể tăng co mạch máu để giữ nhiệt, gây áp lực lên tim và mạch máu, đặc biệt ở người có bệnh nền.
  • Cơ chế tác động của thời tiết lạnh lên mạch máu: Một trong những nguyên nhân gây lên nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm là tác động của thời tiết. Nhiệt độ thấp trong môi trường lạnh làm tăng nguy cơ thắt mạch máu. Hơn nữa lúc này máu cũng có xu hướng đặc và dính hơn, khiến cho cục máu đông dễ xuất hiện hơn, gây ra tình trạng đột quỵ thiếu máu cục bộ. 
  • Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ: Khi nhiệt độ môi trường đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh rất dễ khiến hệ tuần hoàn và hô hấp bị ảnh hưởng và tổn thương.

1.2 Yếu tố tâm lý

  • Áp lực cuộc sống cuối năm: Áp lực cuộc sống, công việc, những mối quan hệ còn phải chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ cuối năm kèm theo là nỗi lo về tài chính có thể dẫn đến căng thẳng quá mức.
  • Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài: Stress lâu ngày là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp, là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thức khuya, không nghỉ ngơi đủ làm cơ thể suy yếu, giảm khả năng chống lại các tác nhân gây hại.

Các yếu tâm lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm

Các yếu tâm lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm

1.3 Chế độ ăn uống

  • Ăn uống không điều độ: Thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ, hoặc quá mặn vào dịp cuối năm làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Tiêu thụ nhiều rượu bia: Dịp lễ Tết thường đi kèm với tiệc tùng, việc lạm dụng rượu bia có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm.
  • Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết: Bỏ bữa, chế độ ăn thiếu chất, làm cơ thể yếu đi, không đủ khả năng đối phó với các tác nhân đột quỵ.

1.4 Ít vận động

  • Lười vận động:Cuối năm bận rộn khiến nhiều người giảm thời gian tập thể dục, làm giảm khả năng tuần hoàn máu.
  • Ngồi làm việc quá lâu:Ngồi lâu trong một tư thế không chỉ tăng nguy cơ đột quỵ mà còn gây thuyên tắc mạch máu.

1.5 Các bệnh lý nền

  • Tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch:Những bệnh lý này dễ trở nặng hơn trong thời tiết lạnh, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Rối loạn mỡ máu:Cuối năm là thời điểm nhiều người lơ là kiểm soát sức khỏe, dẫn đến biến chứng nguy hiểm từ các bệnh lý nền này.

Một số bệnh lý nền như: tăng huyết áp, tiểu đường rất dễ gây nên tình trạng đột quỵ

Một số bệnh lý nền như: tăng huyết áp, tiểu đường rất dễ gây nên tình trạng đột quỵ 

2. Dấu hiệu báo động đột quỵ mà ai cũng nên biết

2.1 Các triệu chứng điển hình

  • Liệt nửa người: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất cũng như dễ xảy ra nhất. Khi này người bệnh cảm thấy bị yếu hoặc tê liệt một bên cơ thể. Tay, chân hoặc mặt không cử động được bình thường. 
  • Méo miệng:Khi người bệnh cố gắng cười hoặc nói, một bên miệng sẽ bị xệ.
  • Nói khó hoặc mất khả năng nói:Người bị đột quỵ thường không nói được, nói lắp, hoặc nói những từ không rõ nghĩa. Ngoài ra, họ cũng gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói của người khác.
  • Mất thăng bằng:Một triệu chứng khác người có nguy cơ bị đột quỵ là mất khả năng đứng vững, chóng mặt, hoặc cảm thấy loạng choạng. Điều này khiến người bệnh dễ bị ngã khi đi lại.
  • Thị lực thay đổi: Đột quỵ có thể gây mất hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Điều này thường xảy ra đột ngột, khiến người bệnh không thể nhìn rõ các vật thể xung quanh.
  • Đau đầu dữ dội: Xuất hiện những cơn đau đầu đột ngột, dữ dội, không rõ nguyên nhân, kèm theo đó là buồn nôn, nôn mửa. Đây được cho là dấu hiệu của đột quỵ xuất huyết.

2.2 Cách phân biệt đột quỵ với các bệnh lý khác

  • Chóng mặt thông thường với đột quỵ:

- Chóng mặt thông thường không gây liệt nửa người, méo miệng hoặc nói khó.

- Đột quỵ thường kèm theo các triệu chứng thần kinh khác như yếu tay chân hoặc mất thị lực.

  • Hạ đường huyết với đột quỵ:

- Hạ đường huyết có biểu hiện run rẩy, đổ mồ hôi, và bệnh nhân thường hồi phục sau khi ăn hoặc uống đường.

- Đột quỵ không cải thiện sau ăn uống, triệu chứng thường kéo dài và nghiêm trọng hơn.

  • Rối loạn tiền đình với đột quỵ:

- Rối loạn tiền đình gây chóng mặt, mất thăng bằng, nhưng không ảnh hưởng đến cử động tay chân hoặc khả năng nói.

- Đột quỵ thường đi kèm liệt nửa người và méo miệng.

Liệt nửa người là tình trạng phổ biến thường gặp khi bị đột quỵ

Liệt nửa người là tình trạng phổ biến thường gặp khi bị đột quỵ

2.3 Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm

  • Thời gian vàng điều trị: Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi được can thiệp y tế rất quan trọng. Điều trị trong 4 - 5 giờ đầu giúp hạn chế tổn thương não và giảm nguy cơ tử vong hoặc tàn tật.
  • Ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng: Phát hiện sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng như liệt vĩnh viễn, rối loạn nhận thức, hoặc mất chức năng sống.
  • Cải thiện khả năng hồi phục: Can thiệp kịp thời giúp bệnh nhân có cơ hội hồi phục tốt hơn, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Hãy nhớ quy tắc FAST để nhận biết đột quỵ nhanh chóng:

  • Face (Mặt): Kiểm tra xem mặt có méo không.
  • Arms (Tay): Yêu cầu người bệnh giơ cả hai tay, kiểm tra xem có tay nào yếu hoặc không nhấc được không.
  • Speech (Lời nói): Yêu cầu người bệnh nói một câu đơn giản. Nếu lời nói không rõ hoặc khó hiểu, đây là dấu hiệu nguy hiểm.
  • Time (Thời gian): Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trên

Quy tắc FAST nhận biết đột quỵ nhanh chóng

Quy tắc FAST nhận biết đột quỵ nhanh chóng

3. Phòng ngừa đột quỵ vào dịp cuối năm

3.1 Điều chỉnh lối sống

  • Ăn uống lành mạnh, cân đối: Ưu tiên các thực phẩm ít béo, ít muối, giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, cá, và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Đặc biệt cần tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
  • Quản lý stress hiệu quả: Sử dụng các phương pháp thư giãn như thiền, hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động giải trí để giảm áp lực công việc và cuộc sống.
  • Ngủ đủ giấc: Duy trì thói quen ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm, giúp cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.

3.2 Kiểm soát bệnh lý nền

  • Theo dõi và điều trị các bệnh mãn tính: Nếu bạn mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, hoặc rối loạn mỡ máu, hãy tuân thủ phác đồ điều trị. Kiểm tra chỉ số huyết áp và đường huyết định kỳ để đảm bảo bệnh được kiểm soát.
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ: Không tự ý ngưng thuốc hay điều chỉnh liều lượng. Các thuốc chống đông máu hoặc hạ huyết áp nếu được sử dụng đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.

3.3 Khám sức khỏe định kỳ

  • Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát, bao gồm xét nghiệm máu, đo huyết áp, kiểm tra chức năng tim mạch và não bộ. Điều này giúp phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là vào mùa lạnh khi nguy cơ tăng cao.
  • Tư vấn chuyên gia y tế: Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách khám sức khỏe định kỳ

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách khám sức khỏe định kỳ

4. Đừng để đột quỵ ập đến bất ngờ: Phòng ngừa ngay hôm nay!

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại di chứng nặng nề, cướp đi sinh mạng con người chỉ trong tích tắc. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là khi sức khỏe và lối sống không được chú trọng.

Đừng chỉ hỏi tại sao dễ bị đột quỵ vào thời điểm cuối năm mới bắt đầu quan tâm đến nguy cơ này, mà hãy chủ động phòng ngừa ngay hôm nay. Việc phòng bệnh luôn hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều so với việc chữa trị và phục hồi sau bệnh. Học cách cảnh giác mọi lúc, mọi nơi!

  • Chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơnhư tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, hay thói quen ăn uống không lành mạnh.
  • Thay đổi lối sốngvới chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, và ngủ đủ giấc.
  • Phát hiện sớm triệu chứngnhư méo miệng, nói khó, mất thăng bằng, cần được cấp cứu ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro.

Liệu pháp tế bào gốc điều trị đột quỵ: Bước tiến đột phá trong y học

Liệu pháp tế bào gốc đang nổi lên như một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân đột quỵ. Phương pháp này dựa trên khả năng tự nhiên của tế bào gốc trong việc tái tạo mô, chống viêm, và điều hòa miễn dịch. Bằng cách tiêm tế bào gốc tự thân vào các vị trí bị tổn thương trong cơ thể, liệu pháp này giúp thay thế các tế bào bị tổn thương và kích thích quá trình phục hồi.

Ứng dụng tế bào gốc vào điều trị đột quỵ

Ứng dụng tế bào gốc vào điều trị đột quỵ

Cơ chế hoạt động

Tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cells - MSCs), được thu thập từ tủy xương hoặc máu dây rốn của bệnh nhân, có thể được tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc trực tiếp vào khu vực bị tổn thương. Chúng có khả năng tìm kiếm và sửa chữa các mô bị suy yếu nhờ đặc tính tái tạo tự nhiên.

Nghiên cứu điển hình

Một nghiên cứu tại Trường Y Đại học Stanfordđã thử nghiệm trên 18 bệnh nhân bị đột quỵ (độ tuổi trung bình 61) bằng cách cấy ghép tế bào gốc vào não. Kết quả cho thấy tất cả các bệnh nhân đều cải thiện chức năng vận động, với mức tăng trung bình 11,4 điểm trong bài kiểm tra Fugl-Meyer – một thang đo đặc trưng để đánh giá tổn thương do đột quỵ. Quan trọng hơn, những kết quả này được duy trì trong nhiều năm sau điều trị.

Lợi ích của liệu pháp tế bào gốc trong điều trị đột quỵ

  • Phục hồi chức năng: Giúp cải thiện khả năng vận động, ngôn ngữ, và nhận thức.
  • Giảm viêm: Giảm phản ứng viêm ở khu vực tổn thương.
  • Thời gian điều trị linh hoạt: Hiệu quả ngay cả nhiều năm sau khi xảy ra đột quỵ.
  • Độ an toàn cao: Tiêm tĩnh mạch hoặc cấy ghép tế bào gốc được đánh giá là an toàn và ít rủi ro.

Lời khuyên cho bệnh nhân

Hiệu quả điều trị cao nhất đạt được khi bệnh nhân điều trị sớm sau đột quỵ. Kết hợp liệu pháp tế bào gốc với chế độ phục hồi chức năng và lối sống lành mạnh sẽ mang lại kết quả tối ưu.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra bất ngờ và để lại hậu quả nặng nề. Thay vì chỉ lo lắng tại sao nguy cơ đột quỵ tăng cao vào dịp cuối năm thì hãy biến việc phòng ngừa thành thói quen hàng ngày. Mirai Care khuyên bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, và chú ý đến các dấu hiệu bất thường là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Đừng để sức khỏe bị đe dọa – phòng bệnh hơn chữa bệnh chính là món quà quý giá nhất dành cho bản thân và gia đình.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi