phone

Nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ và dấu hiệu nhận biết sớm

Nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ và dấu hiệu nhận biết sớm

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ thường cao gấp hai lần so với nhóm đối tượng khác. Đa phần, trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ thường có xu hướng bị dị ứng đường hô hấp hoặc da cao hơn những trẻ em bình thường. Bài viết dưới đây Mirai Care sẽ chia sẻ cho các cha mẹ chi tiết những loại dị ứng và dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất.

1. Con số thống kê nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ

Theo mộtnghiên cứu tại Steps Special Schoolcủa Mỹ được thực hiện trên 200.000 trẻ em trong độ tuổi 3-7. Cuộc khảo sát này được thực hiện liên tục trong nhiều năm, kéo dài từ 1997 - 2016. 

Các nhà nghiên cứu đã thu thập và tổng hợp bằng chứng liên quan đến chứng dị ứng từ cha mẹ hoặc người giám hộ của đối tượng trẻ em rối loạn phổ tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy: Trẻ tự kỷ có nguy cơ mắc dị ứng cao hơn những đối tượng khác.

Bên cạnh đó, mộtnghiên cứu được thực hiện vào 2018 bởi Guifengvà các đồng nghiệp (được công bố trên JAMA Network) đã tìm thấy sự liên quan giữa rối loạn phổ tự kỷ và dị ứng ở trẻ em, bao gồm:

  • Rối loạn hệ miễn dịch:Sự khác biệt về hoạt động của hệ miễn dịch ở trẻ tự kỷ có thể làm tăng khả năng phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng.
  • Rối loạn tiêu hóa:Các vấn đề về tiêu hóa có thể làm tăng tính thấm của ruột, cho phép các phân tử thức ăn và các chất gây dị ứng xâm nhập vào máu và gây ra phản ứng miễn dịch.

Tỷ lệ trẻ tự kỷ gặp các vấn đề dị ứng cao hơn trẻ em bình thường

Tỷ lệ trẻ tự kỷ gặp các vấn đề dị ứng cao hơn trẻ em bình thường

Dựa trên những cuộc nghiên cứu về nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ diễn ra từ 1997 - 2018 cho ra kết quả thống kê sau:

Nguy cơ

Đối tượng trẻ tự kỷ

Trẻ bình thường

Dị ứng với thực phẩm 

11%

4%

Dị ứng về đường hô hấp

19%

12%

Dị ứng về da

17%

10%

2. Các loại dị ứng thường gặp ở trẻ tự kỷ

Theo Giám Đốc Trung Tâm tự kỷ Luire thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusettes, Boston cho biết: “Trẻ tự kỷ thường có nguy cơ gặp những vấn đề về dị ứng thực phẩm, dị ứng da hoặc môi trường cao hơn những đối tượng khác”. Dưới đây là tổng hợp 3 loại dị ứng thường gặp ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ:

2.1 Dị ứng thực phẩm 

Theo nghiên cứu bởi Guifeng và các đồng nghiệp cho thấy, nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ cao hơn những đối tượng khác. Đặc biệt là những dị ứng thực phẩm như: Gluten, sữa bò, đậu nành, hải sản,... Nguyên nhân chính là do trẻ tự kỷ có hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn so với trẻ em bình thường. 

Theo Pubmed Central- PMC của Hoa Kỳ, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ thường có nguy cơ gặp nhiều vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón,.... Vì thế, nếu sử dụng thực phẩm không có sự chọn lọc kỹ lưỡng, trẻ tự kỷ có thể gặp những triệu chứng dị ứng thực phẩm như: Nổi mẩn đỏ, đau bụng, chóng mặt, sốc phản vệ,...

Trẻ tự kỷ có hệ tiêu hóa kém thường bị dị ứng thực phẩm

Trẻ tự kỷ có hệ tiêu hóa kém thường bị dị ứng thực phẩm

2.2 Dị ứng môi trường 

Theo Frontiers in Psychology, khứu giác của trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường nhạy bén hơn so với những trẻ em bình thường. Đặc biệt,đối với trẻ tự kỷ, tất cả mùi vị đều cảnh báo và ảnh hưởng quá mức đến cơ thể. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ cao hơn bình thường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh, bao gồm:

  • Phấn hoa:Dị ứng phấn hoa thường gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt và khó thở.
  • Bụi nhà:Bụi nhà chứa nhiều chất gây dị ứng có thể kích thích đường hô hấp và gây ra các triệu chứng hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
  • Lông động vật:Trẻ tự kỷ thường phản ứng quá mức với lông động vật, dễ dẫn đến dị ứng, hen suyễn.

2.3 Dị ứng da

Viêm da dị ứng (AD) là một rối loạn dị ứng do cả rối loạn miễn dịch và khiếm khuyết hàng rào biểu bì gây ra. Theo những nghiên cứu được thực hiện bởi Billeci, L.Tonacci, A.Tartarisco cho thấy ASD có mối liên hệ với AD, trẻ tự kỷ thường có nguy cơ mắc chứng dị ứng da cao hơn những đối tượng khác. 

Kết quả nghiên cứu cho thấytỷ lệ mắc bệnh chàm ở trẻ em mắc chứng tự kỷdao động từ 7-64,2%. Vì thế, nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ cao hơn trẻ em bình thường, đặc biệt là các tình trạng viêm da:

  • Viêm da cơ địa:Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính gây ra da khô, ngứa và phát ban. Trẻ tự kỷ có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa cao hơn so với nhóm đối tượng khác.
  • Mề đay:Mề đay có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thức ăn, thuốc, côn trùng hoặc thời tiết,... Đa phần, trẻ tự kỷ thường có nguy cơ mắc mề đay cao hơn trẻ em bình thường khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng.

Trẻ tự kỷ dễ gặp những vấn đề dị ứng da

Trẻ tự kỷ dễ gặp những vấn đề dị ứng da

3. Nhận biết sớm dấu hiệu dị ứng ở trẻ tự kỷ 

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc và triệu chứng của mình bằng lời nói, khiến cha mẹ khó nhận biết được trẻ đang gặp vấn đề gì. Việc nhận biết những triệu chứng dị ứng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ giúp can thiệp sớm và đảm bảo sức khỏe cho bé. Vì thế, cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu này để nhận biết bé bị dị ứng:

  • Rối loạn tiêu hóa:Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa.
  • Phát ban:Xuất hiện các nốt đỏ, mẩn ngứa trên da, đặc biệt là xung quanh miệng.
  • Ngứa:Trẻ thường gãi nhiều, có thể gây trầy xước da.
  • Sưng tấy:Vùng da bị dị ứng có thể sưng lên.
  • Thay đổi màu da:Da có thể đỏ hoặc trắng hơn bình thường.
  • Sưng môi, lưỡi:Có thể gây khó khăn trong việc ăn uống và nói.
  • Các vấn đề hô hấp:Khó thở, hen suyễn.
  • Thay đổi hành vi:Cáu kỉnh, khó chịu, khó ngủ.
  • Các vấn đề về đường hô hấp:Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, khó thở, hen suyễn.
  • Mắt đỏ, ngứa:Do tiếp xúc với phấn hoa hoặc bụi.

Nhận biết sớm dấu hiệu dị ứng ở trẻ tự kỷ

Nhận biết sớm dấu hiệu dị ứng ở trẻ tự kỷ

4. Bố mẹ nên làm gì để giảm nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ

Để giảm nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp:

  • Ngăn ngừa dị ứng thực phẩm

Hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Đậu phộng, các loại hạt, hải sản, thực phẩm quá giàu protein,.... Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên xây dựng thực đơn lành mạnh, kết hợp nhiều thực phẩm tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, khi thử một loại thức ăn mới, nên cho trẻ ăn thử với hàm lượng nhỏ và quan sát biểu hiện.

  • Giảm nguy cơ dị ứng môi trường

Đối với những trẻ rối loạn phổ tự kỷ có khứu giác quá nhạy bẹn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như: Lông động vật, mạt bụi, khói thuốc lá,.... Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, xây dựng môi trường sống sạch đẹp cho trẻ.

  • Giảm nguy cơ dị ứng da

Để giảm nguy cơ dị ứng da ở trẻ tự kỷ, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa ít hương liệu, chất tạo màu. Bên cạnh đó, vào mùa lạnh nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ cách đúng đắn.

Nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ tự kỷ thường cao hơn so với trẻ em bình thường nên ba mẹ cần phải nâng cao chú ý, đồng thời chuẩn bị sẵn các biện pháp phòng ngừa lẫn chữa trị đúng cách để can thiệp sớm, tránh để lại nhiều hậu quả. Thường xuyên theo dõi các bài viết từ Mirai Care để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ tự kỷ hữu ích khác!

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi