[Góc chia sẻ] Những điều cần biết khi thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Khi thấy con chậm nói, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng liền đưa đến bệnh viện thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị sớm. Vậy, những điều cần biết khi thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện gồm những gì? Khi nào cần đưa trẻ đi khám chậm nói tại bệnh viện? Tất cả sẽ được Mirai Care giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Khi nào cần đưa trẻ đi khám chậm nói tại bệnh viện?
Trước khi chia sẻ những điều cần biết khi thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện, Mirai Care sẽ giải đáp thắc mắc về thời điểm thích hợp để đưa trẻ chậm nói đến viện. Thực tế, không phải trường hợp trẻ bị chậm nói nào cũng cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu con có dấu hiệu sau thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
- Từ 12 tháng tuổi:Không bập bẹ, không có phản hồi khi người khác gọi tên. Đồng thời, sự phản ứng của trẻ về âm thanh hoặc giao tiếp với môi trường xung quanh cực thấp, thậm chí là không có.
- Từ 18 tháng tuổi:Trẻ không nói được ít nhất 6 từ đơn, không thể giao tiếp bằng bất kỳ hình thức nào kể cả khi cần giúp đỡ. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này không nói được các từ đơn giản như "mẹ", "bế", không hiểu mệnh lệnh và không đáp lại bằng lời hoặc bằng cử chỉ trước những câu hỏi cơ bản.
- Từ 24 tháng tuổi:Khi con bước sang tuổi này mà vốn từ tăng chậm, không thể nói được câu 2 từ hoặc tối thiểu 15 từ, chỉ nhại lại lời nói của người khác, không thực hiện được các hội thoại đơn giản thì bố mẹ nên đưa đến bệnh viện thăm khám.
- Từ 3 tuổi trở lên:Vốn từ của trẻ hạn chế, khó diễn đạt ý muốn, nói ngọng hoặc lặp từ quá nhiều. Hơn nữa, trẻ không thể sử dụng các đại từ nhân xưng, không hiểu những hướng dẫn/ yêu cầu ngắn, không có khả năng ghép từ thành câu ngắn hoặc lời nói không rõ để người nghe hiểu. Đặc biệt, bố mẹ cần cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ không quan tâm, tương tác với trẻ khác và khó tách khỏi bố mẹ để giao tiếp, hòa nhập với bạn bè.
Ngoài ra, khi lớn hơn một chút, vấn đề chậm nói ở trẻ sẽ nhận biết rõ rệt hơn. Phụ huynh nên đưa con đi khám sớm nếu càng lớn trẻ càng không có khả năng ghép các từ thành câu, không tương tác với xung quanh, không thích giao tiếp, thậm chí dùng bạo lực để tranh giành đồ chơi với bạn bè cùng trang lứa.
Nhìn chung, cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị chậm nói, còn lại đều có khả năng bắt kịp bạn bè khi lớn hơn. Vì thế, nếu bố mẹ thấy con xuất hiện các dấu hiệu bất thường nêu trên thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám nếu thấy biểu hiện nghi chậm nói
2. Cách thu thập thông tin về tình hình của trẻ
Một trong những điều cần biết khi thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện chính là trước đó cần thu thập tất cả thông tin về tình trạng của trẻ. Dưới đây là 4 cách bạn có thể áp dụng để nắm bắt tình hình của bé:
2.1. Chơi với trẻ
Khi trẻ vào phòng khám, bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý sẽ tiếp cận và chơi cùng trẻ. Bên cạnh đó, bạn nên tạo ra một vài tình huống trong quá trình giao tiếp, tương tác để nắm được một vài đặc điểm của trẻ như:
- Cách trẻ tương tác, nói chuyện cùng người lạ.
- Cách trẻ đòi hỏi và phản ứng lại khi có tác động từ người lạ.
- Cách trẻ bắt chuyện, sử dụng ngôn ngữ và nhận thức của trẻ.
- Khả năng tiếp nhận và tham gia vào các hoạt động người lớn đề xuất.
2.2 Quan sát trẻ
Để nắm bắt tình hình của trẻ, chuyên gia tâm lý và bác sĩ có thể quan sát các hành động hàng ngày của trẻ. Cụ thể như:
- Cách trẻ chơi đồ chơi, tương tác hoặc đòi hỏi với bố mẹ.
- Khả năng giao tiếp bằng ánh mắt, số lượng và chất tượng từ ngữ trẻ nói ra.
- Cách trẻ kết hợp ngôn ngữ nói với các cử chỉ của trẻ.
- Khả năng trẻ hiểu và thực hiện các yêu cầu của người lớn.
- Nhận thức về đồ vật xung quanh của trẻ.
Để nắm bắt tình hình của trẻ, bác sĩ có thể quan sát cách trẻ tương tác với bố mẹ
2.3. Phỏng vấn bố mẹ
Một trong những cách để chuyên gia tâm lý nắm bắt rõ nhất tình hình của trẻ chính là phỏng vấn cha mẹ, người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày. Chuyên gia sẽ hỏi phụ huynh về những khó khăn trẻ thường gặp phải khi nói chuyện ở nhà và thầy cô có nhận xét như thế nào về trẻ. Bên cạnh đó, thông qua phỏng vấn cha mẹ, chuyên gia tâm lý sẽ nắm được cách trẻ tương tác và trao đổi mong muốn.
2.4. Thực hiện trắc nghiệm
Khi trẻ được đưa tới bệnh viện khám, bác sĩ sẽ cho trẻ hoặc phụ huynh làm bài trắc nghiệm phù hợp với các vấn đề trẻ đang gặp phải, tùy tình hình của trẻ. Dựa vào đó, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá đúng khó khăn trẻ đang gặp và đưa ra tư vấn phù hợp với tình trạng của trẻ cũng như điều kiện kinh tế gia đình.
3. Những lưu ý với bố mẹ khi khám trẻ chậm nói tại bệnh viện
Thông thường, phụ huynh nghĩ đơn giản con chậm nói bất thường chỉ cần đưa đến bệnh viện kiểm tra và điều trị là xong. Tuy nhiên, mọi thứ không hề đơn giản và chỉ dừng lại ở thăm khám như thế. Dưới đây là những điều cần biết khi thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện bố mẹ phải lưu ý, tránh sai sót ngoài ý muốn:
3.1 Đăng ký và chuẩn bị hồ sơ
Một trong những điều cần biết khi thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện chính là đăng ký và chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ. Đầu tiên, bố mẹ cần đăng ký khám tại các bệnh viện chuyên khoa hoặc phòng khám có bác sĩ chuyên về phát triển ngôn ngữ trẻ em, đặt lịch hẹn qua điện thoại hoặc trực tuyến. Tiếp đó, bố mẹ nên chủ động chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ tùy thân của người giám hộ và giấy khai sinh của trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ không được quên chuẩn bị hồ sơ y tế của trẻ bao gồm các xét nghiệm trước đó (nếu có) và lịch sử bệnh lý để bác sĩ có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có bảo hiểm y tế thì bố mẹ cũng cần mang theo để được hưởng quyền lợi.
Trẻ bị chậm nói cần được can thiệp sớm để cải thiện khả năng ngôn ngữ
3.2 Đánh giá lâm sàng
Khi khám trẻ chậm nói tại bệnh viện, việc đánh giá lâm sàng là một phần quan trọng để xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ cần cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết về sự phát triển của trẻ, bao gồm thời gian bắt đầu biết đi, phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp không bằng lời như biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, tiếng kêu,....
Song song với quan sát về các vấn đề chậm nói, bố mẹ cần chú ý đến một vài dấu hiệu khác như khả năng nghe, thị giác, vận động hoặc nhận thức của trẻ. Các hành vi lặp lại, khó khăn trong việc tập trung hoặc không chú ý đến người khác cũng cần được thông báo cho bác sĩ.
3.3 Chẩn đoán và đưa ra hướng can thiệp phù hợp
Bố mẹ nên tìm một bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm lý, hoặc chuyên gia ngôn ngữ – lời nói có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị vấn đề chậm nói ở trẻ. Họ có thể tiến hành các bài kiểm tra chuyên môn để đánh giá mức độ và nguyên nhân gây ra vấn đề ngôn ngữ của trẻ.
Sau khi được chẩn đoán, phụ huynh nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý về các phương án can thiệp phù hợp. Điều này có thể bao gồm việc tham gia các lớp trị liệu ngôn ngữ, sử dụng các chiến lược hỗ trợ tại nhà và phối hợp với các chuyên gia khác như nhà tâm lý học hoặc giáo viên chuyên biệt (nếu cần). Đặc biệt, bố mẹ đừng quên trao đổi và hỏi rõ bác sĩ về lộ trình cũng như kế hoạch theo dõi để hiểu rõ quá trình phát triển của trẻ.
Phụ huynh nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia về các phương án can thiệp phù hợp
4. Điều trị trẻ chậm nói tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc
Hiện tại, không có phương pháp điều trị chuẩn hiệu quả nào cho chứng chậm nói tự kỷ. Ở hầu hết các quốc gia, chỉ có phương pháp điều chỉnh về mặt tâm lý và sư phạm được sử dụng, giúp trẻ mắc chứng chậm nói tự kỷ cải thiện ngôn ngữ, thích nghi với xã hội. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không hoàn toàn hài lòng với kết quả của các biện pháp can thiệp như vậy.
Liệu pháp tế bào gốc ra đời như "cứu tinh" đối với trẻ chậm nói tự kỷ. Liệu pháp này dựa trên khả năng tái tạo và sửa chữa các tế bào trong cơ thể, giúp cải thiện các chức năng thần kinh, đặc biệt là ở những trẻ em mắc chứng tự kỷ – một rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và hành vi.
Ưu điểm của liệu pháp tế bào gốc là nó có tác dụng nhanh hơn và triệt để hơn, vì nó sửa chữa các tế bào thần kinh bị tổn thương trong não, điều mà các phương pháp khác không thể làm được. Đó là lý do tại sao liệu pháp tế bào lại phổ biến đến vậy.
Sau khi đưa tế bào gốc vào cơ thể, trẻ sẽ bắt đầu:
- Nói và hình thành câu mạch lạc.
- Nhận thức và ghi nhớ thông tin mới.
- Thích nghi với xã hội.
Hầu hết các bác sĩ đều tin rằng phương pháp điều trị bằng tế bào gốc chắc chắn phải là một phần của các phác đồ cơ bản để điều trị chứng chậm nói phát triển để trẻ không mất nhiều thời gian trải qua nhiều thủ thuật và buổi gặp gỡ với các chuyên gia. Hiệu quả của chúng cao hơn nhiều sau khi sử dụng tế bào gốc và cải thiện trong phần lớn các trường hợp.
Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) là một trong những đơn vị được cấp giấy phép điều trị tế bào gốc uy tín tại Nhật Bản. Mỗi năm, TSRI thực hiện khoảng trên 100 ca điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ và phát triển bằng liệu pháp tế bào gốc, đạt được 90% hiệu quả điều trị mong muốn.
TSRI cũng đã thực hiện nhiều ca điều trị trẻ chậm nói bằng liệu pháp tế bào gốc. Có thể kể đến như sử dụng liệu pháptế bào gốc để điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ 4 tuổigiúp trẻ cải thiện được khả năng ngôn ngữ. Trước đây, trẻ chỉ có thể giao tiếp bằng một vài từ đơn lẻ, nhưng hiện tại số lượng câu có hai từ như “muốn (cái gì đó)” đã tăng lên, từ vựng được cải thiện và khả năng giao tiếp cũng tiến bộ rõ rệt.
Tại Việt Nam, Mirai Care là đối tác độc quyền của Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào gốc Tokyo. Mirai Care luôn ấp ủ hy vọng mang đến cơ hội cho các trẻ em gặp phải vấn đề về chậm nói tự kỷ được tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến từ Nhật Bản. Với mục tiêu cải thiện rõ rệt các hành vi liên quan đến tăng động quá mức, Mirai Care mong muốn tạo ra những cơ hội mới để hỗ trợ các em trong việc phát triển và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ y tế và điều trị tế bào gốc.
Mirai Care kết nối bệnh nhân tự kỷ với TSRI
Việc thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện là một bước quan trọng để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề ngôn ngữ ở trẻ. Hy vọng với những điều cần biết khi thăm khám trẻ chậm nói tại bệnh viện Mirai Care chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình khám chữa cho con. Để không bỏ lỡ nhiều thông tin hữu ích về chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ, bạn hãy dành thời gian đón đọc Mirai Care mỗi ngày.
Liên hệ Miraicare ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!
Website: https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144
Bài viết phổ biến khác