phone

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là một trong những vấn đề nan giải, gây không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy tình trạng này có biểu hiện như thế nào? Ảnh hưởng đến cuộc sống ra sao? Trong bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn và tìm ra giải pháp tối ưu, giúp trẻphát triển một cách lành mạnh và tự nhiên. 

1. Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là gì?

Rối loạn cảm giác là hiện tượng não bộ xử lý thông tin cảm giác từ môi trường xung quanh một cách khác biệt so với người bình thường. Rối loạn này thường phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỷ, ảnh hưởng tiêu cực đến việc hòa nhập xã hội và sự phát triển tâm lý, cảm xúc của trẻ.

Rối loạn cảm giác khiến trẻ tự kỷ nhạy cảm với các kích thích

Rối loạn cảm giác khiến trẻ tự kỷ nhạy cảm với các kích thích

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, từ việc trẻ quá nhạy cảm với các kích thích từ môi trường xung quanh như âm thanh, ánh sáng,... cho đến việc trẻ thiếu phản ứng hoặc không nhận thấy một số cảm giác quan trọng. Những rối loạn này không chỉ khiến trẻ gặp khó khăn trong những tình huống đời sống hàng ngày, mà còn tác động sâu sắc đến quá trình phát triển các kỹ năng sống cơ bản, làm cho trẻ gặp phải những trở ngại lớn trong việc thích nghi và hòa nhập với xã hội. 

Không ít phụ huynh nhầm lẫn giữa cảm giác và cảm xúc, vì cả hai đều liên quan đến cách con người trải nghiệm và phản ứng với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cảm giác là những phản ứng vật lý của cơ thể đối với các kích thích từ môi trường: đau, ấm, lạnh,... Trong khi cảm xúc lại là những phản ứng tâm lý phức tạp, thường phản ánh sự đánh giá hoặc nhận thức của cá nhân về các sự kiện hoặc tình huống như: vui, buồn, sợ hãi, giận dữ,....

Sự khác biệt này giúp phân biệt những hành vi hoặc phản ứng không bình thường ở trẻ tự kỷ, liên quan đến việc xử lý thông tin cảm giác từ môi trường. 

Tại sao rối loạn cảm giác lại quan trọng đối với trẻ tự kỷ?

Rối loạn cảm giác là triệu chứng đặc trưng và phổ biến ở trẻ tự kỷ, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với các đặc điểm và hành vi của rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Mối liên hệ này không chỉ ảnh hưởng đến cách trẻ tự kỷ tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hành vi, phản ứng đặc trưng của trẻ. 

Ảnh hưởng của rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Ảnh hưởng của rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Rối loạn cảm giác có thể tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Khi não bộ không xử lý đúng các kích thích từ môi trường, trẻ dễ cảm thấy quá tải, căng thẳng và lo âu, dẫn đến hành vi tránh né. Điều này không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn cản trở giao tiếp, học tập và phát triển quan hệ xã hội, khiến trẻ cảm thấy cô lập và giảm sự tự tin.

2. Các giác quan bị ảnh hưởng phổ biến ở trẻ tự kỷ 

Theo thống kê 2022 của bệnh viện Nhi Trung Ương, hơn 90.7% trường hợp trẻ tự kỷgặp phải tối thiểu một rối loạn cảm giác. Trong đó, rối loạn xử lý cảm giác thính giác chiếm tỷ lệ cao nhất với 81.3%. 

Giác quan

Biểu hiện

 

Thị giác

- Nhạy cảm với ánh sáng, màu sắc: Trẻ có thể tránh nhìn trực tiếp, che mắt, tỏ ra khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng chói. Ngược lại, một số trẻ có thể bị thu hút quá mức bởi ánh sáng nhấp nháy hoặc đèn. Đôi khi, trẻ chỉ quan tâm và tương tác với những đồ vật hoặc trò chơi có màu sắc mà trẻ cảm thấy hứng thú. 

- Khó tập trung vào một điểm: Trẻ có xu hướng né tránh ánh mắt của người đối diện, khó duy trì sự tập trung trong giao tiếp. 

Thính giác

- Nhạy cảm với âm thanh: Trẻ có phản ứng mạnh mẽ hoặc tỏ ra khó chịu với những âm thanh bình thường như: tiếng chuông, tiếng máy móc,…

- Khó lọc bỏ tiếng ồn: Trẻ gặp khó khăn khi chú ý vào 1 âm thanh cụ thể, như giọng nói của người đối diện do bị lẫn với các âm thanh xung quanh. 

Xúc giác

Quá nhạy cảm hoặc quá ít nhạy cảm với xúc giác: Trẻ có thể phản ứng dữ dội với các kích thích xúc giác nhẹ: vải quần áo, gió thổi, hoặc sự chạm nhẹ từ người khác. Ngược lại, một số trẻ lại tỏ ra chậm chạp, thậm chí không phản ứng trước các vết thương, va chạm mạnh, hoặc thay đổi nhiệt độ nóng/lạnh.

Khứu giác và vị giác

Nhạy cảm với mùi vị: Trẻ có thể tỏ ra khó chịu, bịt mũi, hoặc rời khỏi khu vực có mùi mà trẻ không thích như: mùi nước hoá, thức ăn,… Đồng thời, trẻ có thể từ chối các loại thực phẩm có kết cấu không phù hợp với sở thích: mềm, giòn,…

Vận động

Khó khăn trong việc điều chỉnh cơ thể: Trẻ thường có các cử động vụng về, không phù hợp với hoàn cảnh và không gian. 

Những giác quan bị ảnh hưởng bởi rối loạn cảm giác

Những giác quan bị ảnh hưởng bởi rối loạn cảm giác

3. Biểu hiện của rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Rối loạn cảm giác là một đặc điểm phổ biến ở trẻ tự kỷ, nhưng việc nhận biết không phải lúc nào cũng dễ dàng. Dưới đây là một số khía cạnh điển hình về rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ:

3.1 Hành vi tránh né

Trẻ tự kỷ có rối loạn cảm giác thường cố gắng tránh né các tình huống gây kích thích cảm giác mà chúng cảm thấy khó chịu, không thoải chẳng hạn như:

  • Rời khỏi phòng khi có âm thanh lớn hoặc môi trường đông người. 
  • Từ chối tham gia các hoạt động cần tiếp xúc cơ thể như trò chơi nhóm. 
  • Tránh né những không gian có mùi mạnh hoặc ánh sáng chói.

3.2 Hành vi tìm kiếm cảm giác

Một trong những biểu hiện phổ biến của rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là hành vi tìm kiếm cảm giác. Bởi trẻ thường gặp khó khăn trong việc xử lý và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Nhiều trẻ có xu hướng tìm kiếm cảm giác mạnh để thoả mãn nhu cầu cảm giác của mình: 

  • Trẻ thường chạy nhảy, leo trèo, đu đưa, quay vòng mà không biết mệt.
  • Trẻ hay nhai, cắn đồ vật như: bút, quần áo, hoặc thậm chí cả tay. 
  • Trẻ có thể bật nhạc to, đập đồ vật để gây tiếng động lớn, hay nhìn chằm chằm vào nguồn sáng. 

Xu hướng tìm cảm giác mạnh là biểu hiện rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Xu hướng tìm cảm giác mạnh là biểu hiện rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

3.3 Khó khăn trong việc tương tác

Do khó chịu với các kích thích từ môi trường xung quanh, trẻ tự kỷ có thể phản ứng mạnh mẽ bằng cách rút lui, khóc hoặc thể hiện sự căng thẳng. Khi cảm thấy quá tải, trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung vào các hoạt động xã hội, dẫn đến giảm khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. 

  • Trẻ thường thích chơi một mình, không tham gia vào các hoạt động xã hội.
  • Không thích hoặc không muốn tiếp xúc thể chất như: ôm, bắt tay, đứng gần người khác. 

3.4 Ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày

Bởi đặc điểm của rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ chính là những khiếm khuyết trong ngôn ngữ và tương tác với mọi người xung quanh. Nên việc khó tập trung, khó ngồi yên khiến trẻ dễ bị xao lãng và bị phân tâm. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập mà tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các kỹ năng xã hội và khả năng tự phục vụ của trẻ. 

  • Trong giờ học thay vì ngồi trên ghế trong suốt học, trẻ có thể đứng lên, đi lại trong lớp, xoay tròn hoặc nghịch bút, đồ chơi nhỏ. 
  • Trẻ có thể không kiên nhẫn khi phải hoàn thành hoạt động nào đó như: đánh răng, ăn uống, thay quần áo,…

Rối loạn cảm giác ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ tự kỷ

Rối loạn cảm giác ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ tự kỷ

4. Liệu pháp tế bào gốctrị liệu cho trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác

Hỗ trợ cải thiện rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ đòi hỏi phương pháp can thiệp tối ưu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất thường trong các dây thần kinh ngoại biên điều khiển cảm giác có tác động lớn đến trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Trong đó liệu pháp tế bào gốc nổi bật nhờ khả năng tái tạo các tế bào thần kinh bị tổn thương và kiểm soát tình trạng viêm. 

Tại Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, các trường hợp trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác cải thiện nhờ điều trị bằng tế bào gốc đạt 90% hiệu quả mong muốn. Có những trẻbị quámẫn cảm với cảm giác ở lòng bàn chânthường cảm thấy rất đau khi chân chạm đất và do đó cố gắng đi nhón chân để tránh tiếp xúc. Triệu chứng này sau khi điều trị cũng đã mất đi.

Tương tự, trẻ có triệu chứngđau mãn tính, chỉ cần chạm nhẹ cũng thấy đau dữ dội, gây cản trở sinh hoạt hàng ngày và gây ra căng thẳng lớn. Trái ngược với đó, có trẻ bịgiảm cảm giác, dẫn đến việc khó cảm nhận đau đớn. Trẻ có thể khó nhận biết khi bị thương hoặc phản ứng yếu với nóng, lạnh. Ngoài ra, một số trường hợp trẻkén ăn cực đoan, chỉ ăn được một số loại thực phẩm nhất định hoặc chỉ có thể uống nước bằng cùng một chiếc cốc. Các triệu chứng này cũng đã cải thiện trong một số trường hợp.

Liệu pháp tế bào gốc giúp giảm các triệu chứng rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Liệu pháp tế bào gốc giúp giảm các triệu chứng rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn sâu sắc hơn về rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ. Hãy luôn nhớ rằng, mỗi bước tiến dù nhỏ nhất, đều mang ý nghĩa lớn lao đến tương lai của trẻ. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ Mirai Care để nhận tư vấn và hướng dẫn phù hợp.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi