Cách nhận biết và xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷ sớm
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Nội dung bài viết:
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷlà tình trạng rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa thông thường. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột mà còn làm chậm tiến trình phát triển trí tuệ và hành vi. Để hiểu đúng để đồng hành đúng là cách quan trọng giúp trẻ tự kỷ cải thiện chất lượng cuộc sống, mời quý phụ huynh hãy tham khảo nội dung bài viết màMirai Carechia sẻ ngay sau đây.
1. Vì sao trẻ tự kỷ thường gặp rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân bên ngoài. Hiểu được mối liên hệ giữa thần kinh hệ vi sinh và thói quen ăn uống, bố mẹ sẽ có thể tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là gì?
1.1. Mối liên hệ giữa hệ thần kinh và hệ tiêu hóa (trục ruột – não)
Trục ruột – não (Gut-Brain Axis) là hệ thống giao tiếp hai chiều phức tạp giữa não bộ và đường ruột, được kết nối thông qua các dây thần kinh, hormone và tín hiệu miễn dịch.
Ở trẻ tự kỷ, sự rối loạn trong việc điều tiết thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh tự chủ, có thể làm gián đoạn quá trình vận động ruột, tiết men tiêu hóa và co bóp dạ dày. Điều này dẫn đến các vấn đề như đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.
Trẻ dễ bị táo bón, tiêu chảy do sự rối loạn trong việc điều tiết hệ thần kinh
Hơn nữa, trục ruột – não còn ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ, khiến các vấn đề tiêu hóa có thể làm gia tăng cảm giác khó chịu, cáu gắt hoặc lo âu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cải thiện sức khỏe đường ruột có thể mang lại lợi ích đáng kể cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ tự kỷ.
1.2. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và duy trì sức khỏe miễn dịch. Ở trẻ tự kỷ, hệ vi sinh thường mất cân bằng, với sự suy giảm các lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacterium, đồng thời tăng sinh các hại khuẩn hoặc nấm men như Candida.
Tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột kéo dài sẽ gây ra viêm nhẹ kéo dài trong niêm mạc ruột, làm suy yếu chức năng tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến hành vi, khiến trẻ dễ kích động, khó tập trung hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp.
Trẻ không tập trung ăn uống có thể do mất viêm đường ruột
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ vi sinh không khỏe mạnh có thể làm tăng sản xuất các chất độc hại trong ruột, ảnh hưởng đến não bộ qua trục ruột – não. Việc bổ sung lợi khuẩn và điều chỉnh chế độ ăn uống là chìa khóa để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ tự kỷ.
1.3. Kén ăn, ăn đơn điệu kéo dài
Trẻ tự kỷ thường có thói quen ăn uống rất kén chọn, chỉ ưu tiên một số loại thực phẩm nhất định như tinh bột hoặc đồ ăn chế biến sẵn, trong khi từ chối rau củ quả giàu chất xơ.
Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất xơ, làm giảm nhu động ruột và gây ra táo bón hoặc khó tiêu. Ngoài ra, việc ít tiêu thụ thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua không đường, dưa muối hoặc kim chi khiến hệ vi sinh đường ruột không được nuôi dưỡng, làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa.
Trẻ không ăn các loại thực phẩm lên men khiến cho hệ vi sinh đường ruột không được nuôi dưỡng
Thói quen ăn đơn điệu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột mà còn làm trẻ thiếu hụt các vi chất cần thiết, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
1.4. Ảnh hưởng từ thuốc điều trị hoặc can thiệp y tế
Một số loại thuốc tâm thần được sử dụng trong điều trị trẻ tự kỷ, như risperidone hoặc aripiprazole, có thể gây ra các tác dụng phụ liên quan đến tiêu hóa, bao gồm táo bón, chán ăn hoặc đầy bụng.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh kéo dài, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, có thể làm xáo trộn hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt cả lợi khuẩn và tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển.
Sử dụng kháng sinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột
Những can thiệp y tế này, dù cần thiết trong một số trường hợp, có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa nếu không được quản lý cẩn thận. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi và giảm thiểu tác dụng phụ từ thuốc.
2. Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ tự kỷ
Tương tự với những đứa trẻ thông thường, rối loạn tiêu hoá ở trẻ tự kỷ thường mang những hiểu hiện đa dạng và có thể gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm được các dấu hiệu cơ bản để chủ động can thiệp, tránh để lại ảnh hưởng kéo dài đến sức khỏe và hành vi của trẻ nhỏ.
2.1. Táo bón mạn tính
Táo bón mạn tính là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất ở trẻ tự kỷ, với biểu hiện điển hình là đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần, phân cứng, khô và trẻ phải rặn nhiều khi đi tiêu.
Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như đầy bụng, biếng ăn và cảm giác khó chịu, dẫn đến hành vi kích thích như la hét, cáu gắt hoặc tự kích thích (vỗ tay, lắc lư). Táo bón kéo dài không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tham gia các hoạt động trị liệu.
Táo bón mãn tính làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động trị liệu của trẻ
2.2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, nôn khan, quấy khóc sau khi ăn hoặc thậm chí sợ ăn.
Ở trẻ tự kỷ, GERD có thể làm gián đoạn khẩu phần ăn, khiến trẻ không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ mệt mỏi, dễ kích động và giảm khả năng hợp tác trong các hoạt động hàng ngày. Việc kiểm soát GERD đòi hỏi sự điều chỉnh chế độ ăn và đôi khi cần can thiệp y tế để giảm triệu chứng.
Trào ngược dạ dày gây gián đoạn khẩu phần ăn của trẻ
2.3. Tiêu chảy, phân sống, đầy bụng, khó tiêu
Tiêu chảy, phân sống hoặc đầy bụng là những dấu hiệu phổ biến ở trẻ tự kỷ, thường liên quan đến mất cân bằng men tiêu hóa hoặc hệ vi sinh đường ruột. Trẻ có thể bị đau bụng ngay sau khi ăn, đi ngoài phân lỏng hoặc không thành dạng, dẫn đến giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm trẻ mệt mỏi, giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Việc xác định nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như không dung nạp thực phẩm hoặc nhiễm khuẩn, là rất quan trọng để có giải pháp phù hợp.
Đầy bụng khiến trẻ bị mệt mỏi, giảm sức đề kháng
2.4. Dấu hiệu nhạy cảm ruột (có thể liên quan hội chứng rò rỉ ruột)
Nhiều trẻ tự kỷ có dấu hiệu nhạy cảm ruột, biểu hiện qua việc dễ bị dị ứng hoặc phản ứng tiêu hóa với các thực phẩm thông thường như sữa, lúa mì hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
Điều này có thể liên quan đến hội chứng rò rỉ ruột, một tình trạng mà niêm mạc ruột bị tổn thương, cho phép các chất độc hại hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây viêm và kích ứng. Những trẻ gặp vấn đề này thường cần được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và xây dựng kế hoạch can thiệp chuyên sâu.
Hội chứng rò rỉ ruột gây viêm nhiễm và kích ứng đường ruột
3. Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng thế nào đến hành vi và phát triển của trẻ tự kỷ?
Rối loạn tiêu hóa vừa gây ra ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn can thiệp đến hành vi, cảm xúc và khả năng phát triển toàn diện của trẻ. Vậy những ảnh hưởng đó được thể hiện như thế nào, vì sao cần can thiệp sớm và đúng cách, bố mẹ hãy tham khảo tiếp phần nội dung dưới đây nhé.
3.1. Khiến các vấn đề rối loạn hành vi ngày càng trầm trọng
Rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy bụng hoặc đau bụng kéo dài có thể khiến trẻ tự kỷ trở nên cáu gắt, la hét hoặc mất ngủ. Do trẻ thường không thể diễn đạt được cảm giác đau hoặc khó chịu, những cảm xúc này được biểu hiện qua các hành vi tiêu cực như tự kích thích, hung hăng hoặc khóc lóc kéo dài.
Những hành vi này không chỉ làm tăng mức độ căng thẳng cho cả trẻ và gia đình mà còn cản trở hiệu quả của các liệu pháp can thiệp hành vi hoặc giáo dục đặc biệt.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến trẻ thêm phần khó chịu
3.2. Gây biếng ăn, kén ăn kéo dài → dẫn đến suy dinh dưỡng
Cảm giác khó chịu từ các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, trào ngược hoặc đau bụng khiến trẻ tự kỷ sợ ăn hoặc chỉ chấp nhận một số món dễ tiêu hóa, chẳng hạn như bánh quy, mì ống.
Điều này dẫn đến chế độ ăn thiếu đa dạng, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiếu hụt các vi chất quan trọng. Một số trẻ thậm chí phản ứng mạnh khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc từ chối thử các món mới, làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Trẻ biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng
3.3. Giảm khả năng hấp thụ vi chất quan trọng cho phát triển thần kinh
Rối loạn tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu các vi chất thiết yếu như kẽm, vitamin nhóm B (đặc biệt là B6, B12), sắt và omega-3, vốn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thần kinh và chức năng não bộ.
Thiếu hụt các vi chất này có thể dẫn đến giảm khả năng tập trung, tiếp thu trị liệu và ổn định cảm xúc. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc học hỏi kỹ năng mới, giao tiếp hoặc kiểm soát cảm xúc, làm chậm tiến trình phát triển và can thiệp.
Rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ
4. Giải pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa cho trẻ tự kỷ
Phụ huynh cần theo dõi và có biện pháp can thiệp sớm để cải thiện sức khỏe cho con. Để kiểm soát rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷ, bố mẹ nên phối hợp nhiều phương pháp khác nhau từ chế độ ăn, loại bỏ các tác nhân kích thích đến hỗ trợ điều trị chuyên sâu. Sự kết hợp này sẽ góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp con ăn ngon và phát triển toàn diện.
4.1. Theo dõi các biểu hiện – hành vi – thói quen ăn uống của trẻ
Việc ghi chép chi tiết các biểu hiện tiêu hóa, hành vi và thói quen ăn uống của trẻ là bước quan trọng để xác định nguyên nhân và xây dựng kế hoạch cải thiện. Phụ huynh nên duy trì nhật ký tiêu hóa trong ít nhất 7–10 ngày, ghi lại tần suất đi ngoài, đặc điểm phân (cứng, lỏng, màu sắc), các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, cũng như các hành vi liên quan đến ăn uống (từ chối món ăn, quấy khóc khi ăn). Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất giải pháp phù hợp.
Theo dõi triệu chứng để có thể nắm tình trạng sức khỏe của trẻ tốt hơn
4.2. Điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng chống viêm – nuôi lợi khuẩn
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột. Phụ huynh nên ưu tiên các thực phẩm ít chế biến, dễ tiêu hóa và có tính chống viêm như rau củ hấp chín mềm (bí đỏ, cà rốt, khoai lang), gạo lứt, cá hấp hoặc thịt gà luộc.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (chuối, táo nghiền) và thực phẩm lên men nhẹ (sữa chua không đường, nước kefir) giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn và cải thiện hệ vi sinh. Ngoài ra, việc sử dụng men vi sinh được bác sĩ kê đơn cũng có thể hỗ trợ khôi phục sự cân bằng đường ruột.
Điều chỉnh khẩu phần ăn để hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột
4.3. Tránh những “tác nhân tiềm ẩn” gây kích thích tiêu hóa
Một số thực phẩm hoặc thành phần có thể kích thích đường ruột của trẻ tự kỷ, bao gồm phụ gia thực phẩm (chất tạo màu, chất bảo quản), gluten (trong lúa mì, bánh mì) hoặc sữa bò (với trẻ không dung nạp lactose).
Phụ huynh cần theo dõi phản ứng của trẻ với từng loại thực phẩm và loại bỏ các tác nhân gây kích ứng. Ví dụ, nếu trẻ bị đau bụng hoặc tiêu chảy sau khi uống sữa, có thể thay thế bằng sữa thực vật như sữa hạnh nhân hoặc sữa dừa. Việc giảm thiểu các tác nhân kích thích giúp cải thiện tình trạng viêm và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Hạn chế các loại thực phẩm có chất bảo quản để không bị kích thích đường ruột
4.4. Kết hợp trị liệu cảm giác nếu trẻ nhạy cảm với mùi, vị, kết cấu
Nhiều trẻ tự kỷ nhạy cảm với mùi, vị hoặc kết cấu của thực phẩm, dẫn đến việc từ chối ăn hoặc chỉ chấp nhận một số món nhất định. Để giải quyết vấn đề này, phụ huynh nên phối hợp với các chuyên gia trị liệu ăn uống hoặc trị liệu cảm giác.
Các liệu pháp này giúp trẻ làm quen dần với các loại thực phẩm mới thông qua các hoạt động như chơi với thức ăn, ngửi mùi hoặc chạm vào thực phẩm trước khi ăn. Quá trình này cần được thực hiện từ từ và kiên nhẫn để giúp trẻ vượt qua rào cản cảm giác và cải thiện thói quen ăn uống.
Kiên nhẫn giúp trẻ vượt qua rào quản cảm giác khi ăn uống
5. Mirai Care - Đồng hành cùng các gia đình có con tự kỷ tại Việt Nam
Mirai Care là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam, hợp tác độc quyền với các chuyên gia, bệnh viện tại Tokyo Nhật Bản, cung cấp các liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc tiên tiến dành cho trẻ tự kỷ.
Tại Viện Nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI), hơn 500 ca trẻ nhỏ từ 18 tháng đến 6 tuổi đã được điều trị. Phương pháp không chỉ tập trung vào việc cải thiện khả năng giao tiếp và hành vi cho trẻ tự kỷ mà còn mang lại những giá trị thay đổi tích cực đối với sức khỏe tiêu hóa, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Can thiệp bằng liệu pháp tế bào gốc cho trẻ tự kỷ mang đến nhiều cải thiện tích cực
Liệu pháp tế bào gốc tại Nhật Bản đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa và hành vi ăn uống của trẻ tự kỷ:
- Giảm nhạy cảm cảm giác khi ăn:Nhiều trẻ từng sợ hãi khi ngửi mùi thức ăn hoặc chạm vào thực phẩm có kết cấu lạ đã dần làm quen và chấp nhận các món ăn mới. Các liệu pháp hỗ trợ giúp trẻ vượt qua rào cản cảm giác, khiến giờ ăn trở thành trải nghiệm tích cực hơn, giảm căng thẳng cho cả trẻ và phụ huynh.
- Phá bỏ thói quen ăn uống lặp lại:Trẻ tự kỷ thường có xu hướng chỉ ăn một loại thực phẩm duy nhất, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Liệu pháp tế bào gốc giúp cải thiện khả năng tiếp nhận các món ăn mới, từ đó đa dạng hóa khẩu phần ăn và đảm bảo trẻ nhận đủ các vi chất cần thiết cho sự phát triển.
- Cải thiện tiêu hóa rõ rệt:Các triệu chứng như táo bón mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản hoặc đầy bụng được giảm đáng kể. Trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau khi ăn, ít gặp đau bụng hoặc khó chịu, dẫn đến cải thiện đáng kể trong việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng.
Các thay đổi này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột mà còn mang đến những tác động tích cực đối với hành vi và sự phát triển tổng thể của trẻ nhỏ. Việc tiêu hóa tốt hơn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu các vi chất kẽm, vitamin B, sắt, omega - 3…
Cải thiện tích cực trong chế độ dinh dưỡng giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn
Thông qua việc hấp thu tốt các dưỡng chất, hệ thần kinh của trẻ được phát triển tốt hơn, cải thiện khả năng tập trung và ổn định về mặc cảm xúc. Trẻ tự kỷ cảm thấy thoải mái về mặt thể chất sẽ làm giảm các hành vi tiêu cực như cáu gắt, la hét hay tự kích hoạt. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các liệu pháp can thiệp hành vi và giáo dục đặc biệt.
Việc nhận diện sớm và can thiệp đúng cách sẽ giúp rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷ được kiểm soát hiệu quả, tạo tiền đề cho trẻ phát triển khỏe mạnh và ổn định hành vi. Đừng để những rào cản về tiêu hóa cản bước hành trình lớn khôn của con. Liên hệ Mirai Care ngay hôm nay để được các chuyên gia đồng hành, tư vấn và hỗ trợ giải pháp phù hợp nhất cho trẻ!
Bài viết phổ biến khác