phone

Suy nhược thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy nhược thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả:

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, suy nhược thần kinh là căn bệnh có tỷ lệ gia tăng cao trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt ở người lao động trí óc. Bệnh có biểu hiện mệt mỏi, stress, hay quên, … Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm. Vậy suy nhược thần kinh do đâu mà có ? Triệu chứng và cách điều trị thế nào ? Cùng Miraicare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết


1. Suy nhược thần kinh là gì ?

Suy nhược thần kinh có tên khoa học là Da Costa, đây là một tâm bệnh, biểu thị sự rối loạn các chức năng của hệ thần kinh. Cụ thể là do vỏ não và trung khu dưới làm việc không đúng chức năng, ảnh hướng đến sự phục hồi và tái tạo các cơ quan trong cơ thể. Suy nhược hệ thần kinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hướng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, hậu quả nặng nề đó chính là trầm cảm. 

Suy nhược thần kinh là gì

Bệnh lý suy nhược thần kinh là tâm bệnh cần chữa trị càng sớm càng tốt

2. Nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh 

Áp lực trong công việc là một trong những yếu tố gây ra suy nhược thần kinh

Áp lực trong công việc là một trong những yếu tố gây ra suy nhược thần kinh

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu đến từ áp lực và stress kéo dài trong cuộc sống, cụ thể bao gồm:

  • Thần kinh yếu.
  • Các yếu tố môi trường sống tác động: ô nhiễm môi trường sống, môi trường làm việc nhiều áp lực căn thẳng, đời sống nhiều lo âu phiền toái,...
  • Các bệnh lý mãn tính gây ra như: viêm loét dạ dày, viêm xoang,...
  • Thiếu chất, thiết dinh dưỡng dẫn đến sự hoạt động kém của não bộ.
  • Tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc thiếu ngủ 
  • Nghiện các chất kích thích như rượu bia, cà phê,...
  • Làm việc quá sức, thường xuyên phải chịu áp lực,...

3. Triệu chứng suy nhược thần kinh 

Để nhận biết bản thân mình có bị suy nhược thần kinh hay không, bạn có thể tham khảo các triệu chứng dưới đây nhé: 

3.1 Thay đổi tâm trạng 

Bệnh nhân suy nhược thần kinh có tính khí thay đổi thất thường. Người bệnh dễ xúc động, cáu gắt, không kiềm chế được cảm xúc, ăn năn, tội lỗi, hay khóc, nhiều khi trầm tư hoàn toàn. 

3.2 Không muốn giao tiếp với mọi người 

Căn bệnh này sẽ khiến não bộ bị mất cân bằng serotonin, từ đó khiến người bệnh không thích chốn đông người. Bệnh nhân sẽ có xu hướng trốn tránh việc giao tiếp, gặp người lạ, lâu dần dẫn đến cô lập và trầm cảm. 

triệu chứng suy nhược thần kinh

Ngại giao tiếp do mất cân bằng serotonin là một biểu hiện của suy nhược thần kinh

3.3 Lo âu quá mức

Người bệnh lo lắng thái quá cho các vấn đề trong cuộc sống, luôn cảm thấy tiêu cực và không có cách giải quyết. Khi bệnh nặng hơn, các cơn hoảng loạn sẽ xuất hiện khiến người bệnh không kiểm soát được bản thân và chìm đắm trong sự sợ hãi.

3.4 Mất ngủ

Người bệnh bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ kéo dài. Ngủ không sâu giấc. Một số trường hợp thì ngược lại, bệnh nhân ngủ quá nhiều. Sau khi ngủ dậy, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và cơ thể bủn rủn.

Thần kinh suy nhược khiến người bệnh mất ngủ

Thần kinh suy nhược khiến người bệnh mất ngủ hoặc thiếu ngủ trong thời gian dài

3.5 Rối loạn thực vật

Rối loạn thần kinh có thể kèm theo các triệu chứng như: đánh trống ngực, rối loạn kinh nguyệt, hay đổ mồ hôi,...

3.6 Trí nhớ sụt giảm, tập trung kém

Việc chức năng não bộ bị ảnh hưởng, mất ngủ, lo âu,... sẽ khiến suy giảm trí nhớ và tập trung kém. Điều này gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và hiệu suất làm việc.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh Alzheimer mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

3.7 Trầm cảm 

Suy nhược thần kinh kéo dài sẽ dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Biển hiện của bệnh này là buồn phiền, chán ăn, mất hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống kể cả những điều bạn rất quan tâm trước đó, sức khỏe suy giảm, cô lập bản thân, …Trầm cảm gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Đặc biệt, trầm cảm sẽ khiến các bệnh lý đa khoa nghiêm trọng hơn. Tệ hơn là người bệnh có suy nghĩ tự tử để giải thoát bản thân.

Trầm cảm là dấu hiệu của thần kinh bị suy nhược

Trầm cảm là dấu hiệu của thần kinh bị suy nhược nghiêm trọng

3.8 Triệu chứng khác 

Các triệu chứng khác có thể gặp phải như:

  • Triệu chứng xương khớp: đau mỏi lưng, cổ, cột sống, cơ,...
  • Triệu chứng tiêu hóa: chán ăn, táo bón, đầy hơi, buồn nên,...
  • Triệu chứng thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, … 

4. Những đối tượng thường mắc phải suy nhược thần kinh

Căn bệnh này thường xảy ra với những người làm việc bằng đầu óc. Theo thống kê, tại Việt Nam, khoảng 3 - 4 % dân lao động trí óc trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó, những đối tượng sau cũng có nguy cơ dễ mắc suy nhược thần kinh: 

  • Người hay chịu áp lực trong cuộc sống, công việc
  • Người bị trầm cảm
  • Người dùng chất kích thích như rượu, bia, …
  • Người hút thuốc lá nhiều 
  • Người sống trong môi trường không lành: ô nhiễm không khí, tiếng ồn, …

Áp lực trong công việc dẫn đến thần kinh bị suy nhược 

5. Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả 

Suy nhược thần kinh chủ yếu bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh. Để điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả, các giải pháp được đưa ra đó thay đổi chính lối sống của bạn bao gồm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và thời gian sinh hoạt hợp lý.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
  • Xây dựng đời sống tinh thần thoải mái nhất: tránh xa mâu thuẫn gia đình, bạn bè, áp lực công việc, … Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè mà bạn tin tưởng về những khó khăn, buồn phiền bạn gặp phải để giảm bớt muộn phiền trong tâm của mình. 
  • Nếu bản thân đang có bệnh lý thì hãy đi gặp bác sĩ để chữa trị, thay vì trốn tránh sợ hãi để có những lo lắng trong thâm tâm. Các bác sĩ sẽ có giải pháp tốt nhất để chữa trị bệnh cho bạn.
  • Rèn luyện thể thao mỗi ngày. Hằng ngày, bạn nên dành ra 30 phút để tập thể dục đặc biệt các môn như thiền định, yoga rất tốt cho tâm trạng của mình. Chúng giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực, thư giãn và cảm thấy cuộc sống yên bình hơn. 
  • Nếu bản thân cảm thấy mình có nguy cơ bị suy nhược thần kinh thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Không được lạm dụng các loại thuốc như an thần vì chúng sẽ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Không nên tự tạo áp lực cho bản thân. Bạn cần biết thoải mái, hài lòng với những gì mình có, tránh cố gắng quá sức với những mục tiêu không thiết thực, dễ sinh ra áp lực, thất vọng, buồn tủi khi không hoàn thành được những gì mình muốn. 

Suy nhược thần kinh là gì

Rèn luyện lối sống khoa học là cách rất tốt để đẩy lùi suy nhược thần kinh

Nếu suy nhược thần kinh không quá nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu suy nhược thần kinh nặng (khó thở, nhịp tim nhanh, tức ngực, buồn nên, có vấn đề về thị lực, có suy nghĩ tự tử để giải thoát), bạn cần gặp bác sĩ ngay để chữa trị. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp như asthenal, sulbutiamine, thuốc tăng cường tuần hoàn toàn,… để làm giảm suy nhược hệ thần kinh. 

Trên đây là chia sẻ của Mirai Care về căn bệnh suy nhược thần kinh, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn gì về căn bệnh này, hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn sớm nhất nhé. Chúc bạn có một cuộc sống khỏe mạnh. 

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống