phone

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không? - Mirai Care giải đáp

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không? - Mirai Care giải đáp

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này gồm hiếu động quá mức, khó tập trung và thường xuyên bốc đồng. Vậy, trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không? Hiện có những phương pháp điều trị nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Mirai Care nhé!

 

Nội dung bài viết:


1. Bố mẹ đã thật sự hiểu về bệnh ADHD?

Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không, Mirai Care sẽ chia sẻ một vài thông tin về ADHD. Mục đích giúp phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về tình trạng này. 

Có thể bạn chưa biết:

Tình trạng trẻ mắc chứng phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý tại Việt Nam đang là một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, đến các gia đình và cá nhân. Việc phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời là yếu tố quan trọng để giúp trẻ mắc các rối loạn này có cuộc sống tốt đẹp hơn.

=> Tổng quan về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam

1.1 Nguyên nhân gây ra ADHD

Để trả lời trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không, bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây ADHD ở trẻ. Các nhà nghiên cứu tin rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ADHD. Một số yếu tố có thể góp phần hoặc làm tăng nguy cơ mắc ADHD bao gồm:

  • Di truyền học
  • Tiếp xúc với độc tố môi trường
  • Tiếp xúc với các chất trong tử cung
  • Bệnh tật và thương tích
  • Sinh non

1.2 Các triệu chứng cụ thể

Bên cạnh tìm hiểu trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không, bố mẹ cũng cần chú ý đến những thay đổi của trẻ để sớm nhận biết tình trạng bệnh. Từ đó, bố mẹ có thể lựa chọn giải pháp can thiệp phù hợp nhất.

Các triệu chứng của trẻ bị ADHD phổ biến và dễ nhận thấy nhất bao gồm: 

  • Giảm chú ý: Trẻ không thể ngồi một chỗ, không tập trung, chú ý nghe lời cha mẹ, thầy cô. Không những thế, trẻ bị khó chịu, cáu gắt khi bị bắt tham gia các trò chơi cần sự tập trung. Trẻ dễ bị phân tâm bởi tác động của môi trường, dễ dàng quên đi việc đang làm và thường xuyên làm mất đồ dùng học tập. 
  • Bốc đồng, hấp tấp: Các hành động của trẻ bộc phát bất ngờ và mất kiểm soát dẫn đến hậu quả tiêu cực. Chẳng hạn, trẻ tùy hứng chạy sang đường mà không quan sát hay nhặt đồ bẩn ăn,..... 
  • Tăng động: Chân tay bồn chồn, bối rối, bỏ ra khỏi lớp khi đang học và leo trèo, nghịch ngợm quá mức. Trẻ không thể kiểm soát được tần suất nói chuyện ở bất cứ đâu, khó chịu khi phải im lặng và mất kiên nhẫn chờ đến lượt vui chơi. Thậm chí, trẻ có thể cáu gắt, ăn vạ và tác động vật lý vào người khác nếu bị chen hàng hoặc làm gián đoạn hành động.

Trẻ bị ADHD rất dễ mất tập trung, không thích lắng ngheTrẻ bị ADHD rất dễ mất tập trung, không thích lắng nghe

1.3 Tác động của ADHD đến cuộc sống

Nếu không phát hiện và kiểm soát tốt thì tình trạng tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của trẻ. Cụ thể: 

  • Kết quả học tập giảm sút: Trẻ bị ADHD nghịch ngợm và kém tập trung khiến trẻ dễ bị xao nhãng trong chuyện học hành. Ngoài ra, trẻ tăng động còn dễ bị giới hạn kỹ năng viết, đọc và tính toán. 
  • Khó khăn khi kết bạn: Trẻ tăng động giảm chú ý dễ bất đồng và khó kiểm soát cảm xúc. Điều này khiến trẻ có nguy cơ bị cô lập, khó kết bạn và duy trì mối quan hệ. Lâu dần, trẻ sẽ bị cô đơn, dễ rơi vào tình trạng lo âu và trầm cảm. 
  • Tính bạo lực cao: Tính cách của trẻ tăng động nóng nảy, bồng bột và bực tức vô cớ. Nếu bố mẹ không quan tâm và điều trị sớm cho trẻ thì trẻ sẽ hình thành tính bạo lực khi trưởng thành. 
  • Dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội: Trưởng thành, trẻ bị ADHD có nguy cơ sa ngã vào những tệ nạn như trộm cắp, rượu bia, chất kích thích,.... 
  • Mắc thêm các rối loạn thần kinh khác: Một vài trường hợp trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể bị mắc thêm một số rối loạn khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc hoặc rối loạn hành vi. 

2. Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không? Thực tế, chưa có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chia sẻ trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện và can thiệp điều trị. 

Theo các chuyên gia chia sẻ trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện và can thiệp hiện điều trị. Tại Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) đã điều trị hơn 500 trẻ em mắc bệnh tự kỷ và phần lớn trẻ đều mắc chứng tăng động giảm chú ý. Hiệu quả cải thiện của liệu pháp tế bào gốc tủy xương có thể lên tới 90%.

Tăng động giảm chú ý là một loại rối loạn thần kinh não bộ mức nguy hiểm thấp hơn so với tự kỷ, động kinh hoặc thần kinh. Việc bắt đầu điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn tối đa biến chứng tiềm ẩn cho trẻ, thậm chí tăng cơ hội phục hồi hoàn toàn. Sau khi điều trị, trẻ vẫn phát triển bình thường cả về trí tuệ lẫn thể chất. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu nguyên nhân gây ADHD ở trẻ xuất phát từ vấn đề tâm lý hoặc ảnh hưởng xã hội thì việc điều trị sẽ mang lại kết quả tốt hơn, sớm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tăng động giảm chú ý do di truyền hoặc bộ não cấu trúc bất thường thì kết quả điều trị thấp hơn. 

Vậy nên, để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của tăng động giảm chú ý ở trẻ, bố mẹ cần quan tâm và sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Sau đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu để thăm khám và can thiệp sớm, nâng cao cơ hội phục hồi và cải thiện bệnh. 

trẻ tăng động giam chú ý chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Trẻ tăng động giảm chú ý chữa được hay không tùy vào nhiều yếu tố

3. Hiệu quả điều trị chứng tăng động giảm chú ý bằng tế bào gốc tủy xương

Tế bào gốc tủy xương là những tế bào có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào thần kinh. Thực tế là tế bào gốc có tiềm năng điều trị ADHD và các bệnh khác của hệ thần kinh được chứng minh qua thực tế. Sau khi cấy ghép, các tế bào này sẽ bị thu hút vào môi trường thoái hóa thần kinh, chúng dường như thay thế các tế bào chết hoặc không hoạt động.

Hơn nữa, tế bào gốc có khả năng phân lập một số yếu tố dinh dưỡng thần kinh, chẳng hạn như GDNF (yếu tố tăng trưởng tế bào thần kinh dopaminergic từ tế bào thần kinh đệm), BDNF (yếu tố sống sót của tế bào thần kinh dopaminergic ở chất đen của não) và đóng vai trò trong quá trình dinh dưỡng thần kinh.

Bố mẹ ơi, cùng đọc nhé!

Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.
Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Vậy chí phí cấy tế bào gốc cho trẻ tự kỷ là bao nhiêu? Liên hệ ngay với Miraicare để được tư vấn trực tiếp!

Khi được đưa vào cơ thể, tế bào gốc tủy xương có thể:

  • Thay thế các tế bào bị tổn thương: Ở những bệnh nhân ADHD, các vùng não liên quan đến sự tập trung và kiểm soát hành vi có thể bị tổn thương. Tế bào gốc tủy xương có khả năng thay thế và sửa chữa những tế bào này.
  • Kích thích sự tái tạo tế bào thần kinh: Tế bào gốc tủy xương có thể tiết ra các yếu tố tăng trưởng giúp kích thích sự phát triển và tạo ra các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh.
  • Điều chỉnh hệ thống miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy tế bào gốc tủy xương có thể giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giảm viêm và bảo vệ não.

Vậy, trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không nếu sử dụng tế bào gốc tủy xương? Hiệu quả cải thiện khi điều trị chứng tăng động giảm chú ý bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương trên 90%, có trẻ là cải thiện hoàn toàn. Ở nước ngoài cũng có báo cáo kết quả nghiên cứu về những cải thiện triệu chứng trong điều trị tự kỷ và rối loạn phát triển bằng liệu pháp tế bào gốc. 

Mirai Care là đơn vị kết nối độc quyền tại Việt Nam của Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo. Với mạng lưới rộng khắp hơn 300 cơ sở y tế uy tín tại Nhật, Mirai Care giúp bạn dễ dàng tìm được địa chỉ điều trị phù hợp. Quy trình làm việc chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm và bảo mật thông tin nghiêm ngặt sẽ đồng hành cùng bạn suốt quá trình khám chữa bệnh, mang đến trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao tại xứ sở hoa anh đào.

Dùng tế bào gốc tủy xương chữa tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

Dùng tế bào gốc tủy xương chữa tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

4. Phương pháp chữa tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một vấn đề sức khỏe tâm thần khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay, có hai phương pháp điều trị chính được sử dụng để quản lý các triệu chứng của ADHD gồm liệu pháp hành vi và liệu pháp sử dụng thuốc. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

 

Liệu pháp về hành vi

Liệu pháp sử dụng thuốc

Ưu điểm

- An toàn vì không lo tác dụng phụ của thuốc.

- Giúp trẻ cải thiện tình trạng tăng động và phát triển các kỹ năng cần thiết đối với cuộc sống. 

- Phụ huynh dễ quản lý hành vi của trẻ, từ đó dễ dàng lên chiến lược chăm sóc. 

- Hiệu quả lâu dài nếu thực hiện đúng cách. 

- Phát huy tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh chóng.

- Dễ sử dụng, chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia. 

Nhược điểm

- Phải kiên trì thực hiện thời gian dài mới đạt hiệu quả tốt. 

- Chỉ áp dụng được với những đứa trẻ tích cực hợp tác. 

- Không đủ để kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng. 

- Chỉ mang tính tạm thời

- Có thể có tác dụng phụ và một vài thành phần của thuốc gây dị ứng. 

Dùng thuốc chữa tăng động giảm chú ý ở trẻ phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Dùng thuốc chữa tăng động giảm chú ý ở trẻ phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

5. Giải đáp thắc mắc của phụ huynh có con mắc chứng tăng động

Bên cạnh trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không, Mirai Care còn nhận được rất nhiều thắc mắc liên quan ADHD. Dưới đây là giải đáp một vài thắc mắc phổ biến nhất của phụ huynh có con bị tăng động: 

5.1 ADHD có di truyền không?

ADHD chủ yếu là một rối loạn di truyền. Người ta ước tính rằng tỷ lệ phần trăm đóng góp di truyền cho ADHD là hơn 70%. Mặc dù có mối liên hệ di truyền mạnh mẽ này, việc mắc ADHD không có nghĩa là bạn sẽ tự động truyền bệnh cho con mình. Bởi vì sự kết hợp của các gen và các yếu tố môi trường quyết định xem trẻ có mắc ADHD hay không.

Trẻ em có thể thừa hưởng gen ADHD mà không cần chúng được kích hoạt. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy chỉ có một phần ba số người cha mắc ADHD có con cũng mắc ADHD. Cho đến nay, một số ứng cử viên gen đã được tìm thấy trong các gia đình biểu hiện ADHD. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảm thấy rằng không phải một gen cụ thể mà là sự tương tác của một số gen này và môi trường gây ra các triệu chứng ADHD biểu hiện

5.2 Trẻ ADHD có thể lớn lên bình thường không?

Trẻ tăng động lớn lên có hết không hay trẻ ADHD lớn lên bình thường hay không? Câu trả lời là , với sự hỗ trợ và can thiệp đúng cách, trẻ ADHD hoàn toàn có thể lớn lên và phát triển bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

  • ADHD là một rối loạn mãn tính: Điều này có nghĩa là ADHD không tự khỏi mà thường kéo dài đến tuổi trưởng thành.
  • Mức độ ảnh hưởng khác nhau: Mỗi trẻ ADHD có mức độ nghiêm trọng khác nhau, và các triệu chứng cũng có thể thay đổi theo thời gian.
  • Can thiệp sớm rất quan trọng: Càng phát hiện và can thiệp sớm, trẻ càng có cơ hội thích nghi tốt hơn.

Trẻ bị ADHD lớn lên vẫn có thể phát triển bình thường nếu có phương pháp

Trẻ bị ADHD lớn lên vẫn có thể phát triển bình thường nếu có phương pháp

5.3 Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến ADHD không?

Chế độ ăn uống có thể có một vai trò nhất định trong việc quản lý các triệu chứng của ADHD. Tuy nhiên, mối liên hệ này vẫn còn đang được nghiên cứu và chưa có kết luận cuối cùng. Nhìn chung, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị rối loạn tăng động giảm chú ý mang lại nhiều lợi ích. Thói quen ăn uống hợp lý giúp não hoạt động tốt hơn và giảm bớt các triệu chứng như thiếu tập trung, bồn chồn,.... 

Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chế độ ăn uống cân bằng, bình thường thì không cần bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc bất kỳ loại vitamin nào. Họ cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc bổ sung vitamin và khoáng chất hữu ích cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. 

Thế nhưng, vẫn có nhiều chuyên gia lại khuyên bố mẹ nên bổ sung 100% vitamin và khoáng chất mỗi ngày cho trẻ bị ADHD. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng của trẻ bị ADHD đã chỉ ra sắt và kẽm giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý. 

Càng phát hiện và can thiệp sớm, hiệu quả điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý càng cao. Với các phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương, trẻ em và người lớn mắc bệnh có thể cải thiện được trên 90% chứng tăng động giảm chú ý và có cuộc sống phát triển bình thường. Đây là một bước đột phá trong điều trị, mang đến hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Miraicare tự hào là đơn vị kết nối độc quyền tại Việt Nam với Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo.

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-co-chua-duoc--khong-vi 
  2. https://specialkid.vn/blogs/cac-benh-thuong-gap/tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-co-chua-duoc-khong
  3. https://www.verywellmind.com/will-my-child-inherit-adhd-20508