phone

Tế Bào Gốc Thần Kinh Và Cơ Chế Phát Triển

Tế Bào Gốc Thần Kinh Và Cơ Chế Phát Triển

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Sự nghiên cứu và khám phá về tế bào gốc đã giúp con người biết đến những phương pháp điều trị mới lạ giúp tăng khả năng thành công của các ca bệnh nguy hiểm. Trong đó, Tế Bào Gốc Thần Kinh Và Cơ Chế Phát Triển của chúng được rất nhiều người quan tâm. Vậy, hãy cùng Miraicare tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết


1. Tế bào gốc thần kinh là gì

Tế bào gốc thần kinh là một loại tế bào gốc đặc biệt có khả năng tự tái tạo và chuyển hóa thành các loại tế bào thần kinh khác trong hệ thần kinh. Đây là  những tế bào nguyên thủy nhất và không có cam kết của hệ thần kinh, được cho là nguyên nhân tạo ra một loạt các tế bào chuyên biệt hơn của thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi.

tế bào gốc thần kinh

Tế bào gốc thần kinh người

Trong tế bào gốc thần kinh, phần lớn là các tế bào chưa biệt hóa và có nguồn gốc từ hệ thần kinh trung ương. Chúng có khả năng tự đổi mới, tạo ra các tế bào con và biệt hóa thành tế bào thần kinh, thần kinh đệm, tế bào dẫn truyền, tế bào glia và các tế bào thần kinh khác,... đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình phát triển phôi thai và hình thành thần kinh trưởng thành.
Đồng thời, tế bào gốc thần kinh có khả năng tự sao chép và tái tạo một cách không giới hạn. Điều này giúp nó có thể duy trì và phục hồi các chức năng của hệ thần kinh sau khi bị chấn thương hoặc bệnh tật. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Tế bào gốc là gì, vai trò và ứng dụng của tế bào gốc

2. Tế bào gốc thần kinh điều trị bệnh gì

Sử dụng tế bào gốc thần kinh người trong điều trị bệnh là một tiềm năng lớn trong y học giúp điều trị hàng loạt các bệnh và rối loạn liên quan đến hệ thần kinh. 

Tế bào gốc thần kinh trong điều trị bệnh

Tế bào gốc thần kinh trong điều trị bệnh

Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trên động vật và con người cho thấy răng tế bào gốc thần kinh có thể hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh như:

  • Bệnh Parkinson: Là một rối loạn thần kinh khi các neron bị tổn thương hoặc mất đi do sự giảm sút của tế bào dẫn truyền ở vùng vỏ não thuộc phạm vi điều khiển của hạch nền. Hiện nay, việc điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc thần kinh người nhằm giúp hỗ trợ tạo ra các tế bào thần kinh mới có khả năng tạo ra dopamine, giải phóng các cytokine và giúp tế bào gốc biệt hoá thành các tế bào thần kinh. 
  • Bệnh Alzheimer và các rối loạn thần kinh khác: Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tế bào gốc thần kinh người có tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh mất trí nhớ và các rối loạn thần kinh khác bằng cách tái tạo và thay thế các tế bào thần kinh bị tổn thương.
  • Đột quỵ: Bệnh đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu cho các vùng não bị suy giảm hoặc hoàn toàn bị chặn lại, gây ra nhiều ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, di chuyển và trí nhớ của người bệnh. Ngày nay, các bác sĩ đã điều trị thành công bệnh đột quỵ bằng phương pháp trị liệu tế bào gốc thần kinh nhằm thúc đẩy sự hồi phục của các tế bào thần kinh trong khu vực bị tổn thương.

Ngoài ra, tế bào gốc thần kinh có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như: bệnh đa xơ cứng, chấn thương cột sống, tự kỷ,.. 

3. Sự khác biệt giữa tế bào gốc thần kinh và tế bào thần kinh

Tế bào thần kinh là một trong những tế bào quan trọng nhất của con người, chịu trách nhiệm nhân thức, truyền tín hiệu điện từ và thực hiện các chức năng thông tin trong hệ thần kinh. 

Tế bào gốc thần kinh người

Tế bào thần kinh người

Điều này đã cho thấy rõ sự khác biệt của tế bào gốc gần kinh và tế bào thần kinh. Trong khi tế bào gốc thần kinh có nhiệm vụ tái tạo, thay thế và phục hồi các tế bào bị tổn thương thì tế bào thân kinh có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động cơ học và cảm xúc của con người, giúp cơ thể phản ứng và thích nghi với môi trường xung quanh. 

>>> Xem thêm về tế bào gốc tự thân

4. Ưu nhược điểm của thế bào gốc thần kinh

ưu điểm của tế bào gốc thần kinh

Ưu nhược điểm của tế bào gốc thần kinh

Tế bào gốc thần kinh là một lĩnh vực y khoa tiên tiến, hiện đại, có tiềm năng lớn trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh với một số ưu điểm như:  

  • Khả năng tự tái tạo và chuyển hóa: Tế bào gốc thần kinh có khả năng tự tái tạo và chuyển hóa thành các loại tế bào thần kinh khác trong hệ thần kinh, cho phép chúng tham gia vào việc phục hồi và tái tạo các tế bào bị tổn thương. 
  • Phương pháp điều trị bằng tế bào gốc thần kinh an toàn, không xâm lấn, không gây tổn hại đến sức khỏe và có thời gian phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên, những nhược điểm vẫn cần được khắc phục trong việc điều trị bằng tế bào gốc thần kinh như:

  • Điều tiết và kiểm soát: Tế bào gốc thần kinh có thể biến hóa và tự tái tạo nhưng khả năng điều tiết và kiểm soát là chưa được hoàn toàn rõ ràng dẫn đến nguy cơ tế bào gốc thần kinh phát triển quá mức, có thể tạo thành khối u hoặc một số tế bào không mong muốn.
  • Phản ứng miễn dịch với cơ thể: Sử dụng tế bào gốc thần kinh đặc biệt là tế bào gốc thần kinh dị ghép vẫn có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch với cơ thể nếu như sử dụng nguồn không phù hợp, dẫn đến sự phản kháng từ hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Cần nhiều thời gian và chi phí để nghiên cứu và thử nghiệm: Mặc dù tiềm năng của tế bào gốc thần kinh người là rất lớn, nhưng để áp dụng rộng rãi trong y học vẫn cần nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

5. Những câu hỏi về tế bào gốc thần kinh

5.1 Tế bào gốc thần kinh được sử dụng để làm gì?

Tế bào gốc thần kinh, phần lớn là tế bào chưa biệt hóa có nguồn gốc từ hệ thần kinh trung ương. Tế bào gốc thần kinh (NSC) có khả năng tạo ra các tế bào con phát triển và biệt hóa thành tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm (tế bào không phải tế bào thần kinh cách ly tế bào thần kinh và tăng cường tốc độ tế bào thần kinh gửi tín hiệu).

5.2 Tế bào gốc thần kinh được tạo ra ở đâu?

Ở người trưởng thành, sự hình thành thần kinh não xảy ra ở vùng bán cầu não (SVZ) của tâm thất bên và vùng dưới hạt (SGZ) của hồi răng hồi hải mã . Các tế bào gốc thần kinh, được đại diện bởi các tế bào giống như các tế bào glia xuyên tâm (Radial glia (RG) cells), nằm ở những vùng này. Bên cạnh đó, các tế bào gốc thần kinh được phân lập từ các vùng khác nhau của não (gồm cả khứu giác để dễ tiếp cận hơn) cũng như tủy sống. Những bằng chứng hiện nay cho thấy chúng có thể tạo ra những tế bào của các mô khác, như tế bào máu, cơ.

5.3 Làm thế nào để bạn nuôi cấy tế bào gốc thần kinh?

Quy trình nuôi cấy tế bào gốc thần kinh: Ủ tế bào ở 37°C trong tủ ấm 5% CO 2 . Ngày hôm sau, thay môi trường bằng Môi trường mở rộng thần kinh mới (được làm ấm trước đến 37°C) có chứa FGF-2 (20 ng/mL). Sau đó thay môi trường tươi cách ngày.

5.4 Các loại tế bào gốc thần kinh là gì?

Trong sự phân chia không đối xứng, một tế bào gốc tạo ra một tế bào gốc và một tế bào chuyên biệt. NSC chủ yếu biệt hóa thành tế bào thần kinh, tế bào hình sao và tế bào ít nhánh .

Tổng kết

Trên đây, Mirai Care đã giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích về tế bào gốc thần kinh người. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi