Tế bào gốc ung thư là gì và tiềm năng ứng dụng trong điều trị bệnh
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Ung thư tái phát hay các di chứng sau điều trị là một nhược điểm lớn của các phương pháp điều trị hiện nay. Các phát hiện về tế bào gốc ung thư đã mở ra một hướng đi mới với hy vọng loại bỏ tận gốc tế bào ung thư. Vậy Tế bào gốc ung thư là gì và tiềm năng ứng dụng trong điều trị bệnh như thế nào, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Tế bào gốc ung thư (Cancer Stem Cell CSC) là gì
Tế bào gốc ung thư (Cancer Stem Cell) là các tế bào ung thư được tìm thấy trong khối u hoặc ung thư huyết học. Chúng có những đặc điểm liên quan đến tế bào gốc bình thường, đặc biệt là khả năng tạo ra tất cả các loại tế bào được tìm thấy trong một mẫu ung thư cụ thể. Do đó, CSC có tính chất tạo khối u, điều này trái ngược với các tế bào ung thư thông thường khác.
Tế bào gốc ung thư CSC có trong khối u hoặc ung thư huyết học.
CSC có thể tạo ra các khối u thông qua quá trình tự đổi mới và biệt hóa của tế bào gốc. Ngoài ra, chính điều này đã gây nên một giả thuyết rằng những tế bào gốc ung thư tồn tại trong các khối u như một quần thể riêng biệt, gây tái phát và di căn bằng cách tạo ra các khối u mới. Do đó, việc phát triển các liệu pháp cụ thể nhằm vào CSC mang lại hy vọng cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc bệnh di căn.
2. Nguồn gốc hình thành nên tế bào gốc ung thư
Nguồn gốc hình thành của tế bào gốc ung thư vẫn còn là một câu hỏi lớn mà ngay cả những nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ được. Tuy nhiên, có hai yếu tố quan trọng để xác định nguồn gốc của CSC:
- Một là: Số lượng đột biến cần thiết để một tế bào trở thành tế bào ung thư.
- Hai là: Một tế bào gốc bình thường cần phải khắc phục sự kìm hãm về di truyền nào để thực hiện khả năng tự làm mới và tăng sinh vô hạn.
Có hai yếu tố liên quan đến nguồn gốc hình thành tế bào gốc ung thư
Từ các nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, tế bào gốc ung thư có thể hình thành từ quá trình tự làm mới của các tế bào gốc bình thường hoặc các tế bào tiền thân (progenitor) bị đột biến có khả năng tự làm mới.
Trong đó, giả thuyết tế bào gốc ung thư xuất thân từ tế bào gốc bình thường được đánh giá cao hơn là xuất thân từ tế bào tiền thân trong bệnh ung thư (AML). Nguyên nhân được lý giải là do các tế bào LIC (leukemia initiating cell) ở các giai đoạn biệt hóa khác nhau chúng có các điểm bề mặt giống với tế bào gốc tạo máu bình thường.
Những phát hiện về tế bào gốc ung thư đã giúp cho các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế gây ung thư và phần nào giải thích được câu hỏi tại sao bệnh có thể tái phát sau khi điều trị thành công.
3. Bằng chứng sự tồn tại của tế bào gốc ung thư
Các nhà khoa học vừa đưa ra những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của tế bào gốc ung thư qua 3 kết quả nghiên cứu độc lập khác nhau thực hiện trên chuột, được công bố đồng thời trên tạp chí Tự nhiên và khoa học (Nature & Science). Điều này đã mở ra cách tiếp cận mới về điều trị ung thư trong tương lai.
- Tại Trung tâm Y khoa đại học Utrecht (Hà Lan): Tập trung vào chứng ung thư ruột. Theo nghiên cứu, tế bào gốc khỏe mạnh bị biến đổi và tạo ra các tế bào khởi nguyên của các khối u. Do có chứa tế bào gốc, khối u có thể tạo ra các tế bào ung thư mới. Ngoài ra, tế bào gốc ung thư có những đặc điểm tương tự như tế bào gốc bình thường nên việc điều trị cũng sẽ gây hại cho các tế bào gốc bình thường. Do vậy, cần tìm ra điểm khác biệt giữa chúng để tiến hành các phương pháp điều trị.
- Nghiên cứu tại Mỹ: Tập trung vào khối u ở não. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện một tập hợp con các tế bào là nguồn khởi phát của khối u mới sau khi đã tiến hành hóa trị. Theo nhà nghiên cứu Luis Parada của Trường đại học Tây nam Texas (Mỹ), nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng quan trọng bước đầu cho thấy sự tồn tại của tế bào gốc ung thư.
- Nghiên cứu tại Bỉ và Anh: Tập trung vào căn bệnh ung thư da. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một tập hợp con các tế bào khối u có đặc tính giống như tế bào gốc của bệnh ung thư da. Điều này giúp đánh giá lại các phương pháp điều trị hiện nay và tìm ra các phương pháp điều trị mới.
Sự tồn tại của các tế bào gốc ung thư vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu và có những bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, kết quả của 3 nhóm nghiên cứu làm việc độc lập với nhau như trên đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp của tế bào gốc ung thư giúp nuôi dưỡng khối u phát triển.
4. Tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc ung thư
Các tế bào gốc ung thư có cơ chế bảo vệ, lẩn trốn và khả năng chịu đựng hóa trị liệu và phóng xạ. Do đó, các phương pháp điều trị ung thư thông thường như hiện nay khó có thể loại bỏ tận gốc các tế bào này. Những thành công trong nghiên cứu ung thư thông qua tế bào gốc ung thư đã mở ra nhiều triển vọng mới cho thấy tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc ung thư như:
Tế bào gốc ung thư giúp chẩn đoán bệnh và sản xuất Vaccine
- Chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm thông qua các phương pháp liên quan đến CSC như: thành lập ngân hàng khối u, marker bề mặt, xây dựng mô hình động vật mang khối u dị ghép.
- Sản xuất các vaccine chống ung thư. Chất vector adenoviral trong tế bào gốc có chứa kháng nguyên của các CSC mục tiêu. Do vậy, khi thực hiện chuyển vector này vào bạch tuộc thì kết quả thu được vacxin chống ung thư.
Tổng kết
Các nghiên cứu và tìm kiếm bằng chứng khoa học về tế bào gốc ung thư (CSC) vẫn đang được tiến hành và bước đầu cho thấy những kết quả tích cực. Hy vọng rằng, trong tương lai sẽ có những phương pháp điều trị ung thư mới giúp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư và không gây tái phát trở lại.
Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Bài viết phổ biến khác