[Giải đáp] Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Bố mẹ khi thấy con nhỏ không phản ứng với lời gọi của mình đều rất lo lắng không biết có phải con bị tự kỷ hay không? Bài viết này, Mirai Care sẽ giúp phụ huynh giải đáp câu hỏi trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ hay không, đồng thời tổng hợp các triệu chứng lâm sàng giúp phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ.
1. Trẻ không chịu giao tiếp có phải dấu hiệu của tự kỷ?
Trẻ không chịu giao tiếp, trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ không? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Bởi, không phản ứng lại khi được gọi tên hay không giao tiếp chỉ là một trong số các triệu chứng của tự kỷ. Hơn nữa, để khẳng định trẻ bị tự kỷ hay không còn phải xem xét trên nhiều biểu hiện khác.
Trẻ tự kỷ có xu hướng chỉ sống trong thế giới riêng của bản thân nên không quan tâm đến xung quanh cũng như không phản ứng lại với sự tương tác, gọi tên của người khác. Do đó, khi thấy con không đáp lại khi được gọi tên, nhiều phụ huynh lo lắng, vội vàng đưa con đến các trung tâm can thiệp dành cho trẻ đặc biệt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chỉ có một dấu hiệu trẻ không phản ứng khi gọi tên thì không thể xác định bị tự kỷ không.
Không phản ứng khi được gọi tên do nhiều nguyên nhân, trong đó có tự kỷ
Trẻ không phản ứng khi gọi tên còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như tổn thương thính giác khiến trẻ bị điếc hoặc suy giảm chức năng nghe. Lúc này, trẻ sẽ không thể phản ứng với cha mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè khi được gọi tên. Trẻ gặp vấn đề về thính giác ngoài việc không phản ứng khi được gọi tên, chúng còn không phản ứng với bất cứ âm thanh lớn và đột ngột nào. Ngoài ra, trẻ cũng không ê a hay giao tiếp với người khác bởi không thể nghe được âm thanh.
Nhìn chung, để khẳng định chính xác trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ hay không thì chưa đủ. Cha mẹ nên bình tĩnh, dành thêm thời gian quan sát thêm các biểu hiện bất thường của con (nếu có) để đưa ra đánh giá đầy đủ nhất.
2. Các triệu chứng lâm sàng giúp phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ
Các chuyên gia chỉ ra rằng, để xác nhận trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ không, phụ huynh cần quan sát thêm nhiều biểu hiện, triệu chứng khác. Dưới đây là 3 triệu chứng lâm sàng giúp phát hiện sớm chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo thêm:
2.1 Các triệu chứng tự kỷ ở trẻ trước 12 tháng tuổi
Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em có thể rất khó nhận biết trong giai đoạn trước 12 tháng tuổi, vì các dấu hiệu rõ ràng thường chỉ xuất hiện khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, một số dấu hiệu tiềm ẩn có thể giúp các bậc phụ huynh nhận ra sự khác biệt của trẻ trong độ tuổi này gồm:
- Phản ứng theo cách bất ngờ với những khuôn mặt mới.
- Hiếm khi mỉm cười trong các tình huống xã hội.
- Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.
- Khó khăn trong việc theo dõi các vật thể bằng mắt.
- Nghe tên của họ không tạo ra phản ứng.
- Có phản ứng hạn chế hoặc không có phản ứng với âm thanh lớn, không ngoảnh đầu để tìm âm thanh.
- Thể hiện sự thiếu quan tâm đến các trò chơi tương tác như trò ú òa,....
- Việc nói chuyện hoặc bắt chước âm thanh và từ ngữ bị hạn chế.
- Những cử chỉ như chỉ vào một vật mà họ muốn hoặc vẫy tay chào lại người khác đều bị hạn chế.
- Xu hướng không bắt chước hành động của người khác.
- Không thích bị chạm vào hoặc âu yếm hoặc không đưa tay ra khi sắp được bế.
- Có những chuyển động cơ thể bất thường hoặc lặp đi lặp lại.
Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em có thể khó nhận biết trong giai đoạn trước 12 tháng tuổi
2.2 Các triệu chứng trẻ tự kỷ sau 12 tháng tuổi
Trẻ tự kỷ có thể biểu hiện các triệu chứng rõ rệt sau 12 tháng tuổi, khi các dấu hiệu phát triển của trẻ bắt đầu trở nên khác biệt so với trẻ cùng độ tuổi. Những dấu hiệu này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ.
Việc nhận diện sớm các triệu chứng giúp gia đình và các chuyên gia can thiệp kịp thời, hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn. Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở trẻ bị tự kỷ sau 12 tháng tuổi thường chia thành 2 giai đoạn chính.
Từ 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi
- Không thể đi được khi 18 tháng tuổi hoặc chỉ đi bằng đầu ngón chân, không thể đẩy đồ chơi có bánh xe.
- Không nói được, không bắt chước hành động và không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản.
- Có vẻ như không biết chức năng của các đồ vật gia dụng thông thường như điện thoại khi được 15 tháng tuổi.
- Trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không thể sử dụng được từ đơn sau 16 tháng tuổi và không nói câu có 2 từ vào 24 tháng tuổi.
- Trẻ gần như hoàn toàn phớt lờ hoặc không chú ý đến mọi người xung quanh.
Từ 2 tuổi trở lên
- Trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người, thích thu mình vào thế giới riêng, ít quan tâm và không chơi cùng các bạn khác.
- Nói rất hạn chế, không sử dụng cụm từ ngắn, gặp khó khăn trong việc hiểu các hướng dẫn đơn giản.
- Trẻ thích chơi với một đồ vật nào đó nhưng chỉ tập trung vào hình dạng, màu sắc mà không quan tâm đến công dụng.
- Không có trí tưởng tượng, sự sáng tạo trong các hoạt động vui chơi, học tập.
- Không thể thích nghi với những thay đổi sinh hoạt hàng ngày, ngược lại bắt mọi người phải tuân theo nếp sinh hoạt nhất định của mình.
- Kháng cự, thái độ không hợp tác, hoạt động quá mức, bốc đồng, hung hăng và có biểu hiện tăng động.
- Trẻ dường như không hiểu mọi người đang nói gì với mình và không phản hồi lại khi được gọi tên.
- Khó kiểm soát cảm xúc, cười, khóc hoặc la hét bất thường, không phù hợp với hoàn cảnh.
- Tự làm bản thân bị thương, quá nhạy cảm với các loại kích thích như âm thanh, mùi vị,....
- Một vài trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức giữa đêm hoặc dậy rất sớm.
- Trẻ xuất hiện phản ứng quá mức với một số loại đau và phản ứng chậm với những loại khác.
Trẻ tự kỷ có xu hướng kháng cự, thái độ không hợp tác
2.3 Các dấu hiệu nghiêm trọng của chứng tự kỷ ở trẻ
Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ nhưng chưa đủ và không phải trẻ nào cũng gặp phải. Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng trên, nếu phụ huynh phát hiện thêm những dấu hiệu sau thì chứng tỏ chứng tự kỷ của trẻ rất nghiêm trọng, nên can thiệp sớm:
- Trẻ không thể nói bất kỳ từ nào khi đến 2 tuổi.
- Trẻ không phản ứng hoặc tránh giao tiếp mắt với người khác, kể cả với cha mẹ.
- Trẻ không sử dụng ngôn ngữ cơ thể (như chỉ tay hay vẫy tay) để giao tiếp hoặc yêu cầu sự giúp đỡ.
- Trẻ không hiểu các câu hỏi cơ bản hoặc chỉ thị và có thể không phản ứng khi được gọi tên.
- Trẻ chỉ chú ý đến một vật thể duy nhất và không quan tâm đến những thứ khác, ví dụ, chơi một cách lặp đi lặp lại với một đồ vật mà không chuyển sang hoạt động khác.
- Trẻ không thể hiện sự quan tâm đến người khác hoặc không tham gia vào các trò chơi xã hội với bạn bè và gia đình.
- Trẻ không thể hiểu các khái niệm cơ bản như chia sẻ, thay phiên, chơi nhóm,....
- Trẻ không thể tự ăn uống, vệ sinh cá nhân hay thực hiện những hành động cơ bản của sự tự lập khi đến độ tuổi thích hợp.
Trẻ có các triệu chứng tự kỷ nghiêm trọng cần được can thiệp sớm
Chắc hẳn, những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ không. Nhìn chung, tình trạng này là một dấu hiệu cần được quan tâm nhưng không phải lúc nào cũng liên quan đến tự kỷ. Các bậc phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển tổng thể của trẻ, bao gồm các yếu tố như ngôn ngữ, hành vi và khả năng giao tiếp xã hội. Hãy theo dõi Công Ty Cổ Phần Mirai Care thường xuyên để không bỏ lỡ các tin tức hữu ích về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ mỗi ngày.
Bài viết phổ biến khác