phone

4+ Lời giải đáp thắc mắc trẻ tự kỷ có nên uống nước cam không

Tác giả:

 

Nội dung bài viết: 


Trẻ tự kỷ có nên uống nước cam không? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con. Nước cam được biết đến là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với trẻ thuộc phổ tự kỷ vốn có hệ thần kinh nhạy cảm và thường gặp rối loạn tiêu hóa, việc sử dụng nước cam có thể mang lại cả lợi ích lẫn rủi ro. Thông qua bài viết này,Mirai Caresẽ giúp cha mẹ hiểu rõ khi nào nên và không nên cho trẻ tự kỷ uống nước cam, cũng như cách dùng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

1. Lợi ích của nước cam đối với trẻ tự kỷ

1.1. Cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa - Tăng cường miễn dịch tự nhiên

Trẻ tự kỷ thường dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa, viêm nhiễm hoặc suy giảm miễn dịch. Trong khi đó, nước cam chứa hàm lượng vitamin C cao là chất chống oxy hóa mạnh giúp:

  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ chống lại vi khuẩn và virus.
  • Giảm stress oxy hóa trong tế bào đây là yếu tố được cho là góp phần vào rối loạn phổ tự kỷ.
  • Hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, từ đó phòng ngừa tình trạng thiếu máu - yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hành vi của trẻ.

1.2. Hỗ trợ phát triển trí não và khả năng nhận thức

Cam là nguồn folate (vitamin B9) tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân chia tế bào thần kinh ở trẻ nhỏ. Đồng thời, giúp hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó trẻ có thể cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin, ghi nhớ, xử lý cảm xúc.

Khi được sử dụng đều đặn và vừa phải, nước cam có thể giúp trẻ tăng khả năng chú ý, cải thiện phần nào sự tiếp nhận trong các buổi trị liệu can thiệp hành vi, ngôn ngữ.

1.3. Cung cấp năng lượng tự nhiên, dễ hấp thu

Nước cam chứa carbohydrate dạng đơn giản (fructose, glucose) sẽ bổ sung năng lượng tức thời rất phù hợp để sử dụng trước giờ học hoặc sau khi tập các buổi trị liệu cho trẻ tự kỷ. Không những vậy, nước cam còn giúp trẻ tỉnh táo hơn, ít mệt mỏi, nhất là những trẻ thường có biểu hiện uể oải, thiếu tập trung hoặc khó tham gia vào hoạt động nhóm.

1.4. Cải thiện khẩu vị - hỗ trợ hành vi ăn uống

Vị ngọt thanh, chua nhẹ tự nhiên mà không quá nồng (nếu pha loãng) của nước cam có thể kích thích vị giác của trẻ tự kỷ. Giúp tập cho trẻ làm quen với mùi kể cả vị mới, từ đó từng bước giảm hành vi ăn uống giới hạn vốn là điều phổ biến xảy ra ở nhiều trẻ tự kỷ.

Nước cam cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ tự kỷ

Nước cam cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ tự kỷ

2. Những rủi ro cần lưu ý khi cho trẻ tự kỷ uống nước cam

2.1. Nguy cơ gây kích thích tiêu hóa hoặc trào ngược

Nước cam có tính axit cao (do chứa axit citric và ascorbic acid - vitamin C), điều này có thể gây ra các vấn đề:

  • Kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt với trẻ có hệ tiêu hóa yếu.
  • Tăng tiết dịch vị, dễ dẫn đến trào ngược dạ dày-thực quản, ợ nóng, nôn ói.

Đặc biệt với trẻ tự kỷ, tình trạng trào ngược hoặc khó chịu ở bụng có thể không được trẻ diễn đạt rõ ràng, thay vào đó sẽ xuất hiện các biểu hiện quấy khóc, gào thét không rõ lý do. Hoặc có hành vi từ chối ăn, hoặc ném thức ăn, tránh giao tiếp.

Giải pháp:

  • Không cho uống nước cam khi bụng đói.
  • Nên pha loãng với nước ấm (tỷ lệ 1:1) để giảm độ axit.
  • Quan sát dấu hiệu tiêu hóa sau khi dùng 1 - 2 tiếng: đầy bụng, trào ngược, đi ngoài…

2.2. Hàm lượng đường cao gây ảnh hưởng đến hành vi

Trong 1 ly nước cam 200ml có thể chứa tới 15 - 20g đường tự nhiên. Với trẻ tự kỷ thì khả năng kiểm soát cảm xúc kém mà khi glucose tăng nhanh như vậy, trẻ có thể trở nên quá khích, khó ngủ, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung trong giờ can thiệp hoặc học. Ngoài ra, nếu dùng nước cam đóng hộp hoặc cho thêm đường thì sẽ khiến tình trạng còn nghiêm trọng hơn do lượng đường tinh luyện cao dễ làm tăng nguy cơ rối loạn hành vi.

Giải pháp:

  • Sử dụng nước cam tươi nguyên chất, không thêm đường.
  • Giới hạn tối đa 100 - 150ml/lần, chỉ uống 1 lần/ngày và sau bữa ăn nhẹ.
  • Tuyệt đối không thay thế nước lọc bằng nước trái cây, dù là tự nhiên.

2.3. Có thể làm rối loạn hệ vi sinh nếu dùng thay nước lọc thường xuyên

Trẻ tự kỷ có nên uống nước cam không? Nước cam không thể thay thế nước lọc bởi nước cam không giúp thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố hiệu quả. Lượng axit và đường cao nếu dùng liên tục sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, trẻ có thể bị táo bón, tiêu hóa chậm, hoặc đầy bụng kéo dài.

Tất cả điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và hành vi (vì ruột và não có kết nối qua trục ruột - não) cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả các buổi trị liệu vì trẻ mệt mỏi, không hợp tác.

Giải pháp:

  • Duy trì uống đủ nước lọc tinh khiết mỗi ngày (1 - 1.5L tùy độ tuổi và cân nặng).
  • Chỉ dùng nước cam như một phần của bữa phụ, không phải đồ uống thay thế nước.

Những rủi ro cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ tự kỷ uống nước cam

Những rủi ro cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ tự kỷ uống nước cam

3. Nước cam trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Dù có những rủi ro cần lưu ý, trẻ tự kỷ có nên uống nước cam không là hoàn toàn có thể nhưng cần sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm dinh dưỡng và cơ địa của con để có sự lựa chọn phù hợp.

3.1. Chế độ ăn không chứa gluten - casein

Chế độ ăn GFCF (Gluten-Free Casein-Free) là một phương pháp can thiệp dinh dưỡng phổ biến trong cộng đồng trẻ tự kỷ, nhằm hạn chế các protein khó tiêu có thể ảnh hưởng đến thần kinh và hành vi.

Nước cam không chứa gluten (từ lúa mì), không chứa casein (từ sữa động vật). Vì vậy, nếu trẻ không dị ứng trái cây họ cam quýt hoặc không nhạy cảm với axit tự nhiên, nước cam có thể được đưa vào thực đơn GFCF như một nguồn cung cấp:

  • Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và hấp thu sắt.
  • Chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ hoạt động não bộ.
  • Folate là chất cần thiết cho phát triển hệ thần kinh.

Lưu ý: Một số trẻ tự kỷ có phản ứng quá mức với vị chua, mùi đậm hoặc kết cấu lỏng, cha mẹ cần quan sát phản ứng khi các con thử nước cam lần đầu.

3.2. Kết hợp nước cam trong bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Để đảm bảo nước cam phát huy tối đa lợi ích mà không gây ảnh hưởng đến thực đơn quen thuộc của con, cha mẹ nên ghi nhớ nước cam: 

  • Không dùng thay nước lọc hoặc sữa thực vật. Nước cam không cung cấp đủ nước cho nhu cầu hằng ngày.
  • Không phù hợp dùng trong buổi trị liệu kéo dài hoặc khi vận động mạnh
  • Chỉ uống sau bữa ăn chính hoặc giữa các bữa phụ giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày khi đói
  • Tăng khả năng hấp thu sắt từ thức ăn (đặc biệt nếu bữa ăn có nguồn sắt như thịt, trứng, rau xanh đậm)

Gợi ý kết hợp để tạo bữa ăn dinh dưỡng:

  • Bữa phụ sáng: Nước cam pha loãng + 1 lát bánh mì nguyên cám không gluten + quả chuối nhỏ
  • Bữa phụ chiều: Nước cam + vài hạt óc chó/hạnh nhân nghiền nhuyễn.
  • Tráng miệng sau bữa trưa: Nước cam ấm + 1 muỗng yến mạch đã nấu chín mềm.

Nên chọn nước cam tươi, không thêm đường, không chất bảo quản. Nếu là nước đóng chai, hãy đọc kỹ nhãn “100% nước cam ép” và tránh loại có thêm “fructose, sucrose, corn syrup”.

Cha mẹ hãy kết hợp khéo léo nước cam vào chế độ ăn của con nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con

Cha mẹ hãy kết hợp khéo léo nước cam vào chế độ ăn của con nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con

4. Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng khi dùng nước cam cho trẻ tự kỷ

4.1. Kiểm soát liều lượng hợp lý

Trẻ tự kỷ chỉ nên uống nước cam khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần, với lượng từ 100 - 200ml mỗi lần tùy theo độ tuổi và thể trạng. Việc uống quá nhiều nước cam có thể khiến trẻ bị đầy bụng, tăng đường huyết nhanh hoặc gặp phản ứng tiêu hóa không mong muốn. Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nên bắt đầu bằng lượng ít (50-100ml) và có thể pha loãng với nước để giảm nồng độ axit, đồng thời theo dõi phản ứng của trẻ.

4.2. Theo dõi phản ứng cá nhân của trẻ

Một số trẻ tự kỷ có thể phản ứng mạnh với thực phẩm có tính axit hoặc chứa đường tự nhiên cao, dẫn đến hiện tượng như khó chịu bụng, bứt rứt, mẩn đỏ hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên tạm ngưng ngay và tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có hướng điều chỉnh phù hợp.

4.3. Ưu tiên nước cam tươi, không thêm đường

Tốt nhất nên dùng cam tươi tự vắt tại nhà, không thêm đường hoặc chất tạo ngọt. Với trẻ nhạy cảm, có thể pha loãng nước cam với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để giảm độ chua và ngọt. Tuyệt đối không dùng nước cam đóng hộp vì chứa chất bảo quản, hương liệu nhân tạo và đường tinh luyện những yếu tố dễ kích thích thần kinh và gây rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ.

Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng khi dùng nước cam cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng khi dùng nước cam cho trẻ tự kỷ

5. Mirai Care - Đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình phục hồi toàn diện cho trẻ tự kỷ

Khi nói đến việc chăm sóc và phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ tự kỷ, Mirai Care là một trong những đơn vị tiên phong được nhiều phụ huynh tin tưởng. Đây là đơn vị tư vấn độc quyền liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc Tokyo - Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI).  Hơn 500+ ca trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi đã được hỗ trợ thành công trong suốt hành trình can thiệp sớm.

Mirai Care không chỉ chú trọng vào cải thiện hành vi và phát triển kỹ năng giao tiếp, mà còn đặt nền tảng quan trọng vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến ăn uống và hệ tiêu hóa ở trẻ tự kỷ. Nhờ liệu pháp tế bào gốc, nhiều trẻ đã giảm rõ rệt tình trạng nhạy cảm cảm giác khi ăn, không còn bị hoảng sợ với mùi hoặc kết cấu món ăn, cũng như dần từ bỏ thói quen ăn uống cố định lặp lại. Đồng thời, hệ tiêu hóa cũng được cải thiện: tình trạng táo bón giảm, trào ngược ít xảy ra hơn, và trẻ ăn ngon miệng hơn mỗi ngày.

Tất cả những thay đổi tích cực này tạo nên một nền tảng vững chắc để trẻ tự kỷ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, từ đó tăng khả năng tập trung, ổn định cảm xúc và phát triển trí tuệ - xã hội một cách toàn diện. Với định hướng tiếp cận đa ngành và cá nhân hóa lộ trình phục hồi, Mirai Care luôn đồng hành cùng cha mẹ trong từng bước tiến nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của con.

Mirai Care - Đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình phục hồi toàn diện cho trẻ tự kỷ

Mirai Care - Đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình phục hồi toàn diện cho trẻ tự kỷ

Tóm lại, trẻ tự kỷ vẫn có thể uống nước cam, nhưng cần được theo dõi sát về liều lượng, thời điểm sử dụng và phản ứng sau uống. Với những trẻ có vấn đề tiêu hóa, trào ngược dạ dày hoặc nhạy cảm với vị chua Mirai Care khuyên cha mẹ nên hạn chế hoặc thay thế bằng nguồn vitamin C khác dễ dung nạp hơn như chuối, xoài, súp lơ. 

Việc xây dựng chế độ ăn khoa học, cá nhân hóa theo từng trẻ sẽ là nền tảng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, hành vi và cảm xúc toàn diện hơn. Hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên môn trước khi đưa nước cam vào khẩu phần hàng ngày cho trẻ tự kỷ.

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi