phone

Trẻ Tự Kỷ Hay Cắn: Nguyên Nhân Và Cách Giúp Trẻ Kiểm Soát Hành Vi

Trẻ Tự Kỷ Hay Cắn: Nguyên Nhân Và Cách Giúp Trẻ Kiểm Soát Hành Vi

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Một trong những hành vi thường gặp nhất của bệnh rối loạn tự kỷ chính là cào, cắn vào chân tay,... biểu hiện của trẻ tự kỷ hay cắn gây ra rất nhiều nỗi lo lắng cho các bậc cha mẹ nói riêng và những người chăm sóc các bé nói chung. Hiện tượng này có thể xảy ra ít hay nhiều tùy vào từng trường hợp của trẻ. Việc hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết hành vi này rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân sinh học, tâm lý, và môi trường có thể khiến trẻ hay cắn, cùng với đó là cách nhận biết những dấu hiệu sắp xảy ra để có thể can thiệp kịp thời.

 

Table of Contents


Chứng phổ tự kỷ có hành vi hay cắn

Chứng phổ tự kỷ có hành vi hay cắn

1. Hành vi trẻ tự kỷ hay cắn do đâu?

Hành vi rối loạn tự kỷ hay cắn là một hiện tượng thường gặp và có thể do nhiều yếu tố tác động, từ sinh học, tâm lý cho đến môi trường. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, chúng ta cần xem xét từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này.

1.1. Nguyên nhân sinh học

  • Rối loạn thần kinh: Một nghiên cứu được đăng trên Journal of Autism and Developmental Disorders đã chỉ ra rằng trẻ tự kỷ có sự khác biệt trong cấu trúc chức năng của não, đặc biệt là các vùng liên quan đến điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát hành vi. Sự bất thường này có thể gây ra các hành vi bao gồm cắn, để giải tỏa sự kích thích thần kinh mà trẻ không thể kiểm soát .
  • Cảm giác quá tải: Trẻ tự kỷ thường có sự nhạy cảm cao với các giác quan, chính vì vậy khiến hệ thần kinh của trẻ trở nên quá tải. Khi đó, trẻ có thể cắn để cố gắng điều chỉnh hoặc giảm bớt sự căng thẳng do điều này gây nên.
  • Đau đớn: Trẻ tự kỷ thường không có khả năng diễn đạt cảm giác đau thông qua ngôn ngữ. Vì vậy việc cắn có thể là cách để trẻ tự xoa dịu cảm giác đau mà trẻ không thể bày tỏ.

1.2. Nguyên nhân tâm lý

  • Cần sự chú ý: Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ không thể bày tỏ nhu cầu một cách rõ ràng thông qua lời nói. Hành vi  trẻ tự kỷ hay cắn có thể là cách để chúng thu hút sự chú ý từ người lớn khi chúng cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được quan tâm .
  • Căng thẳng, lo âu: Theo Child Psychology & Psychiatry Review, khi đối mặt với căng thẳng hoặc lo âu, trẻ tự kỷ thường có xu hướng cắn như một phương pháp tự xoa dịu.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Đây là một trong những khó khăn của những đứa trẻ “đặc biệt”, các bé thường khó có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc và nhu cầu. Và khi không giao tiếp hiệu quả, trẻ có thể sử dụng một số hành vi như cắn để bày tỏ nhu cầu của bản thân.

1.3. Nguyên nhân môi trường

  • Thiếu kỹ năng giao tiếp: Trẻ tự kỷ thường thiếu các kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết, dẫn đến việc sử dụng các hành vi thay thế như cắn để truyền đạt nhu cầu .
  • Không có cách thức khác để thể hiện cảm xúc: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, đặc biệt khi cảm thấy lo lắng hoặc tức giận. Cắn có thể là cách đơn giản và dễ tiếp cận nhất mà chúng biết.
  • Môi trường xung quanh không phù hợp: Một nghiên cứu trên Journal of Child Psychology and Psychiatry chỉ ra rằng môi trường ồn ào hoặc không quen thuộc có thể làm gia tăng căng thẳng ở trẻ tự kỷ, khiến trẻ có những hành vi bất thường như cắn để phản ứng lại.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hay cắn ở trẻ tự kỷ

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hay cắn ở trẻ tự kỷ

>> Xem chi tiết: Trẻ tăng động có đi học được không? Giải đáp thắc mắc cho phụ huynh

2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ sắp cắn

Việc nhận biết các dấu hiệu của trẻ tự kỷ hay cắn là vô cùng quan trọng để có thể can thiệp kịp thời, giúp giảm thiểu tình trạng này. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà cha mẹ và người chăm sóc có thể theo dõi để nhận biết.

2.1. Quan sát ngôn ngữ cơ thể

  • Mắt trợn ngược, mặt đỏ bừng: Trẻ có thể thể hiện sự thay đổi rõ ràng nhất trên khuôn mặt như: mặt đỏ bừng, mắt trợn ngược do căng thẳng hoặc tức giận. Đây là những tín hiệu cho thấy trẻ đang quá tải về mặt cảm xúc.
  • Căng cứng cơ bắp: Một dấu hiệu rõ ràng khác là trẻ bắt đầu có biểu hiện căng cứng cơ bắp, đặc biệt là vùng mặt, cổ và tay. Có thể nắm chặt tay hoặc siết chặt quai hàm, điều này thể hiện tâm trạng bé đang khó chịu và sẵn sàng phản ứng lại bằng hành động cắn. 
  • Hành vi lặp đi lặp lại: Xu hướng lặp đi lặp lại một hành động khi căng thẳng có thể kể đến như vỗ tay, lắc người hoặc đung đưa. Tuy nhiên nếu những hành vi này diễn ra với cường độ mạnh hơn bình thường đó rất khó thể là dấu hiệu trẻ đang chuẩn bị cắn.

2.2. Các yếu tố kích thích

  • Mệt mỏi, đói: Khi cảm thấy mệt mỏi hay đói, chúng thường dễ trở nên cáu kỉnh, mất khả năng kiểm soát hành vi là khó điều chỉnh cảm xúc và cắn là hành động quen thuộc để trẻ phản ứng. 
  • Thay đổi môi trường: Trẻ tự kỷ hay cắn thường có sự nhạy cảm nhất định khi thay đổi môi trường sống. Ví dụ như di chuyển đến một không gian mới hoặc thay đổi thói quen hàng ngày. Sự bất an và lo lắng đó có thể khiến trẻ cảm thấy không an toàn, dẫn đến hành vi cắn.
  • Cảm thấy bị đe dọa: Khi trẻ cảm thấy bị đe dọa, dù là từ người khác hoặc từ các tình huống không quen thuộc, cắn có thể là hành vi tự bảo vệ. Điều này thường xảy ra khi trẻ không thể diễn đạt bằng lời và sử dụng cắn như một cách để giải tỏa sự sợ hãi hoặc căng thẳng. 

Những dấu hiệu nhận biết quen thuộc

Những dấu hiệu nhận biết quen thuộc

Có thể bạn chưa biết:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu chi phí cấy tế bào gốc cho trẻ tự kỷ nhé!
 

3. Cách phản ứng khi đối mặt với trẻ tự kỷ hay cắn

Khi trẻ bị mắc chứng rối loạn tự kỷ, đặc biệt có biểu hiện hay cắn chứng tỏ bé đang có nhiều bức bối và cảm xúc muốn giải tỏa. Nếu cha mẹ cứ để tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ không tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, và có thể khiến trẻ có hành vi tự tổn hại bản thân. Khi rơi vào tình trạng này, cha mẹ cần bình tĩnh để có cách giải quyết phù hợp. 

  • Giữ bình tĩnh: Khi trẻ đang có hành vi cắn, điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh. Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với cảm xúc của người khác, nên nếu cha mẹ phản ứng quá mức có thể khiến trẻ có thể trở nên căng thẳng hơn. Vậy nên, hãy cố gắng giữ giọng nói nhẹ nhàng khiến trẻ có cảm giác an toàn nhé.
  • Dùng lời nói đơn giản để giải thích: Hãy sử dụng các từ ngữ đơn giản, rõ ràng để cho trẻ hiểu rằng cắn không phải là cách đúng để thể hiện cảm xúc. 
  • Đánh lạc hướng hoặc chuyển hướng sự chú ý: Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu chuẩn bị cắn, hãy đánh lạc hướng bằng cách đưa bé vào một hoạt động khác để giảm căng thẳng, như chơi đồ chơi yêu thích, xem tranh ảnh,...
  • Tạo điều kiện cho trẻ bày tỏ cảm xúc: Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ giao tiếp như hình ảnh, cử chỉ tay, hoặc bảng biểu tượng thay vì cắn..
  • Phân tích nguyên nhân và điều chỉnh môi trường: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi cắn của trẻ, có thể do môi trường không thích hợp, quá tải cảm xúc, hay lo lắng, mệt mỏi. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh, thay đổi môi trường xung quanh phù hợp để giảm bớt tác động tiêu cực, tạo ra không gian yên tĩnh và an toàn cho trẻ.

Cách phản ứng khi đối mặt với trường hợp này

Cách phản ứng khi đối mặt với trường hợp này

4. Phương pháp can thiệp ngăn chặn hành vi hay cắn ở trẻ tự kỷ

4.1 Đánh lạc hướng trẻ

Đánh lạc hướng trẻ là một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn hành vi cắn trước khi nó xảy ra. Khi nhận thấy dấu hiệu của trẻ tự kỷ hay cắn, hãy nhanh chóng chuyển hướng sự chú ý của bé sang một hoạt động khác, chẳng hạn như đưa cho trẻ đồ chơi yêu thích, mở nhạc, hoặc dẫn trẻ đến một không gian yên tĩnh. Điều này giúp trẻ tránh bị kích thích quá mức đồng thời giúp ngăn chặn hành vi không mong muốn. 

4.2 Giúp trẻ ổn định cảm xúc

Trẻ tự kỷ thường cắn khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hoặc bị quá tải cảm xúc. Vậy nên việc giúp trẻ học cách ổn định cảm xúc là yếu tố quan trọng. Hãy hướng dẫn bé tự xoa dịu như thở sâu, sử dụng các đồ chơi giúp giảm căng thẳng (như bóng nặn), hoặc dạy trẻ cách nhận biết và diễn đạt cảm xúc qua hình ảnh và từ ngữ đơn giản. 

4.3 Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ

Trong những năm gần đây, liệu pháp tế bào gốc tủy xương, đã được nghiên cứu như một phương pháp tiềm năng để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ tự kỷ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương có thể cải thiện khả năng phát âm và ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ lên tới hơn 85%. 

Liệu pháp tế bào gốc tập trung vào việc sử dụng các tế bào gốc từ tủy xương của trẻ hoặc người hiến tặng để hỗ trợ phục hồi và phát triển các tế bào thần kinh. Những tế bào này có khả năng tái tạo và phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, từ đó giúp cải thiện chức năng của não, đặc biệt ở các vùng liên quan đến giao tiếp và ngôn ngữ. 

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy sự cải thiện rõ rệt của trẻ tự kỷ hay cắn trong khả năng phát âm, sử dụng ngôn ngữ, và khả năng giao tiếp xã hội sau khi áp dụng phương pháp này. 

(Theo Above & Beyond ABA Therapy)

Bên cạnh liệu pháp tế bào gốc, việc kết hợp các phương pháp can thiệp khác như liệu pháp ngôn ngữ, trị liệu hành vi, và các công cụ hỗ trợ giao tiếp (bảng hình ảnh, công cụ trực quan) vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ tự kỷ.

4.4 Phản hồi về hành vi của trẻ

Cha mẹ cần ngay lập tức tỏ thái độ khi trẻ có hành vi cắn, điều này là một phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi. Nếu trẻ cắn, hãy sử dụng lời nói đơn giản, rõ ràng để cho trẻ biết rằng hành vi đó không được chấp nhận, như: "Cắn như vậy là không tốt. Con đang làm đau người khác". 

Phương pháp can thiệp hành vi cắn ở trẻ tự kỷ

Phương pháp can thiệp hành vi cắn ở trẻ tự kỷ

Hành động của trẻ tự kỷ hay cắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần, và sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Chúng sẽ khó kết bạn, hay tham gia vào những hoạt động chung của mọi người, và đặc biệt gặp nhiều rắc rối trong việc điều chỉnh cảm xúc, thể hiện nhu cầu của bản thân. Do đó cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến hành vi này, biện pháp tốt nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ, hoặc đến các trung tâm giáo dục đặc biệt để trẻ được hỗ trợ tốt nhất. 

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.abtaba.com/blog/stem-cell-therapy-for-autism-success-rate