[Giải đáp] Trẻ tự kỷ sống được bao lâu?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ miễn dịch của trẻ bị tử kỷ kém hơn so với những bé cùng trang lứa. Điều này khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch,... ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ tự kỷ sống được bao lâu? Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của người bị tự kỷ? Tất cả thắc mắc này sẽ được Mirai Care giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết:
Theo Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người mắc chứng bệnh tự kỷ. Với gần 1 triệu người mắc chứng tự kỷ tại Việt Nam, tương đương khoảng 1% trẻ em sinh ra, việc tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả là vô cùng cấp thiết. Liệu pháp tế bào gốc đang được kỳ vọng sẽ mở ra một hướng đi mới, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người bệnh.
Một số hiệu quả liệu pháp tế bào gốc tủy xương có thể đem lại cho người bệnh tự kỷ
- Cải thiện khả năng ngôn ngữ
- Ổn định cảm xúc
- Cải thiện rối loạn cảm giác
- Cải thiện rối loạn thần kinh
1. Trẻ tự kỷ sống được bao lâu?
Trẻ tự kỷ sống được bao lâu? Bản chất tự kỷ không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ mà các bệnh lý liên quan như tim mạch, động kinh hay phân biệt đối xử xã hội mới tác động đáng kể đến tuổi thọ của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra con số chính xác trả lời câu hỏi trẻ tự kỷ sống được bao lâu.
Hiếm hoi trong số đó là nghiên cứu đến từ Viện Karolinska Thụy Điển. Theo đó, trong số 27.000 được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở quốc gia này từ năm 1987 đến 2009 và so sánh với 2.6 triệu người không mắc bệnh. Kết quả cho thấy tuổi thọ trung bình của nhóm ASD là 54 tuổi, trong khi đó ASD khuyết tật nhận thức ở ngưỡng dưới 40 tuổi.
Chẳng hạn, tỷ lệ tử ở người tự kỷ không khuyết tật về nhận thức cao hơn 9 lần so với dân số trung, chủ yếu ở bé gái và người tự kỷ nhẹ. Các chuyên gia chỉ ra rằng nguyên nhân là do nhóm này có thể nhận thức rõ hơn về tình trạng của họ và khó khăn trong giao tiếp xã hội. Những con số trên phần nào cho câu trả lời sát nhất về việc trẻ tự kỷ sống được bao lâu.
Bản chất tự kỷ không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của trẻ
2. Nghiên cứu về bệnh tự kỷ và tuổi thọ
Liên quan đến bệnh tự kỷ và tuổi thọ không có quá nhiều nghiên cứu chuyên sâu, cũng chưa có kết luận chi tiết về mối quan hệ giữa 2 điều này. Cùng Mirai Care tìm hiểu kỹ hơn về tình hình nghiên cứu về bệnh tự kỷ và tuổi thọ trong nội dung tiếp theo:
2.1 Tình hình nghiên cứu hiện tại
Trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng đáng kể về nhận thức và quan tâm đến bệnh tự kỷ. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tập trung vào việc hiểu rõ hơn về rối loạn này, bao gồm cả tác động của nó đến tuổi thọ.
Các nghiên cứu hiện nay đa dạng về quy mô, thiết kế và đối tượng nghiên cứu. Từ các nghiên cứu quy mô lớn trên quần thể đến các nghiên cứu sâu về trường hợp cá nhân, tất cả đều đóng góp vào việc xây dựng một bức tranh toàn diện hơn về tuổi thọ của người mắc bệnh tự kỷ.
Các nhà nghiên cứu đang tập trung vào việc xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người tự kỷ, bao gồm:
- Các bệnh lý kèm theo: Nhiều người tự kỷ cũng mắc các bệnh lý khác như động kinh, tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, lo âu... Những bệnh lý này có thể làm giảm tuổi thọ.
- Hành vi tự làm hại: Tự kỷ có thể đi kèm với các hành vi tự làm hại như tự cào, tự cắn, tự đánh đầu... Những hành vi này có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống của người tự kỷ, bao gồm việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, hỗ trợ xã hội, cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong nghiên cứu về tuổi thọ của người tự kỷ. Điển hình có thể kể đến như:
- Khó khăn trong chẩn đoán: Bệnh tự kỷ có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và theo dõi.
- Thiếu dữ liệu dài hạn: Hầu hết các nghiên cứu hiện nay chỉ theo dõi người tự kỷ trong một thời gian ngắn, do đó khó có thể đưa ra kết luận về tuổi thọ dài hạn.
- Sự đa dạng của quần thể: Người tự kỷ có mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rất khác nhau. Điều này làm việc so sánh và tổng hợp kết quả nghiên cứu trở nên phức tạp hơn.
2.2 Sự thay đổi trong tuổi thọ
Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu UCL đứng đầu xác nhận rằng những người mắc chứng tự kỷ có tuổi thọ thấp hơn, tuy nhiên số năm sống bị mất đi có thể không cao như trước đây vẫn tuyên bố. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Regional Health – Europe là nghiên cứu đầu tiên ước tính tuổi thọ và số năm mất đi của những người mắc chứng tự kỷ sống tại Vương quốc Anh.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu ẩn danh từ các phòng khám GP trên khắp Vương quốc Anh để nghiên cứu những người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ từ năm 1989 đến năm 2019. Họ đã nghiên cứu 17.130 người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ mà không có khuyết tật học tập và 6.450 người tham gia được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ có khuyết tật học tập.
Sau đó, họ so sánh những nhóm này với những người cùng độ tuổi và giới tính, những người chưa được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới tự kỷ không có khuyết tật học tập có tuổi thọ trung bình ước tính là 74.6 năm. Còn phụ nữ tự kỷ không có khuyết tật học tập có tuổi thọ trung bình là khoảng 76.8 năm.
Trong khi đó, tuổi thọ ước tính của những người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ và khuyết tật học tập là khoảng 71.7 năm đối với nam giới và 69.6 năm đối với nữ giới. Những con số này tương đương với tuổi thọ trung bình khoảng 80 tuổi đối với nam giới và khoảng 83 tuổi đối với phụ nữ sống ở Vương quốc Anh.
Các phát hiện này cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy những người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ có nhiều khả năng tử vong sớm hơn ở Anh trong khoảng thời gian nghiên cứu. Từ đó, cho thấy nhu cầu cấp thiết phải giải quyết tình trạng bất bình đẳng ảnh hưởng không cân xứng đến người tự kỷ.
Tuy nhiên, những ước tính mới cũng cho thấy số liệu thống kê được báo cáo rộng rãi rằng những người mắc chứng tự kỷ sống ít hơn trung bình 16 năm có thể không chính xác. Nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu, Giáo sư Josh Stott (Khoa Tâm lý học và Ngôn ngữ UCL), cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy một số người tự kỷ đã chết sớm, điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ chung. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng khi họ có sự hỗ trợ phù hợp, nhiều người tự kỷ sẽ sống lâu, khỏe mạnh và hạnh phúc”.
Một vài nghiên cứu chỉ ra tuổi thọ của người tự kỷ thấp hơn người bình thường
3. Tại sao người mắc bệnh tự kỷ có tuổi thọ thấp hơn?
Tự kỷ là một tình trạng phát triển thần kinh ảnh hưởng đến tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất hoặc tuổi thọ của một người. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể góp phần làm giảm tuổi thọ của người mắc chứng tự kỷ so với dân số nói chung. Một số trong số đó là rối loạn di truyền, rối loạn thần kinh, tai nạn, vấn đề sức khỏe tâm thần và tự tử.
3.1 Rối loạn di truyền
Theo Bệnh viện đa khoa Massachusetts, cứ 100 người mắc hội chứng Down thì có 16 đến 18 người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Người mắc chứng tự kỷ cũng có nguy cơ mắc các rối loạn di truyền khác như loạn dưỡng cơ và hội chứng X mỏng manh.
Hội chứng X mỏng manh là một tình trạng di truyền liên quan đến khuyết tật trí tuệ và các thách thức về hành vi. Một số cá nhân mắc hội chứng này thường xuất hiện các đặc điểm của chứng tự kỷ.
Bên cạnh đó, chứng loạn dưỡng cơ và chứng tự kỷ xảy ra cùng lúc cũng trở thành tình huống phức tạp, đầy thách thức đối với người bệnh và gia đình của họ Những rối loạn di truyền này, kết hợp với rối loạn phổ tự kỷ, có thể dẫn đến tuổi thọ thấp hơn ở người tự kỷ. Và đó chỉ là một trong nhiều yếu tố tiềm ẩn.
3.2 Rối loạn thần kinh
Ngoài các rối loạn di truyền, những người mắc chứng tự kỷ cũng có nguy cơ mắc các rối loạn thần kinh như động kinh, não úng thủy, rối loạn giấc ngủ và rối loạn tiêu hóa cao hơn. Bất kỳ rối loạn nào trong số này, nếu không được điều trị, đều có thể dẫn đến tử vong sớm. Riêng chúng chắc chắn dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn đối với những người mắc chứng tự kỷ.
Các vấn đề về giấc ngủ ở những người mắc chứng tự kỷ thường liên quan đến độ nhạy cảm của giác quan, thói quen ngủ không đều, lo lắng và các yếu tố khác. Ngủ kém có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của một người, gián tiếp ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nó có thể dẫn đến béo phì, rối loạn chuyển hóa và suy giảm chức năng miễn dịch.
Trẻ bị tự kỷ có nguy cơ mắc rối loạn di truyền
3.3 Tai nạn
Theo Hiệp hội Tự kỷ Quốc gia , 48% trẻ em mắc chứng tự kỷ đã đi lạc khỏi gia đình. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tai nạn, đặc biệt là nếu trẻ thích nước. Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm cho người tự kỷ.
Một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ (AJPH) đề cập đến việc những người mắc chứng tự kỷ có khả năng tử vong do thương tích cao gấp ba lần so với dân số nói chung. Mặc dù có nhiều lý do đằng sau những tai nạn thương tâm này, một số là do các vấn đề về cảm giác.
3.4 Các vấn đề về sức khỏe tâm thần và tự tử
Ngoài 3 yếu tố chính nêu trên, trẻ tự kỷ sống được bao lâu còn phụ thuộc vào một vài vấn đề về sức khỏe tâm thần và tự tử. Một nghiên cứu của Đại học Iowa phát hiện ra rằng nguy cơ tăng cao hơn nữa nếu người tự kỷ có chỉ số IQ được coi là cao hơn. Nguy cơ tự tử tăng gấp sáu lần đối với những người trong phổ tự kỷ có chỉ số IQ từ 120 trở lên so với những người có chỉ số IQ thấp hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người mắc chứng tự kỷ có khả năng cố gắng tự tử cao gấp 6 lần so với dân số nói chung và có khả năng tử vong do tự tử cao gấp 7 lần. Mặc dù nhiều yếu tố có thể gây ra ý định tự tử mà còn do một vài nguyên nhân khác như trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu, sự cô đơn, khó khăn trong giao tiếp và thiếu sự hỗ trợ.
4. Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho người tự kỷ?
Bên cạnh trẻ tự kỷ sống được bao lâu, cách kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh này cũng nhận được nhiều quan tâm. Mặc dù rối loạn phổ tự kỷ không tự động làm giảm tuổi thọ nhưng người tự kỷ chết ở độ tuổi trẻ hơn với tỷ lệ cao hơn người bình thường. Nhưng có thể làm gì để cải thiện tuổi thọ? Dưới đây là một số cách gợi ý hỗ trợ nâng cao tuổi thọ cho người tự kỷ:
- Chẩn đoán và can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ phát triển những kỹ năng cần thiết để dễ hòa nhập, sống cuộc sống độc lập.
- Trẻ tự kỷ phải được chăm sóc sức khỏe định kỳ để phát triển và sớm điều trị những bệnh lý đi kèm.
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm,... ở người tự kỷ có thể kéo dài tuổi thọ.
- Gia đình, người thân hãy chú ý hơn đến trẻ tự kỷ để giảm nguy cơ tai nạn, trẻ đi lang thang, chết đuối hoặc vô tình uống phải liều thuốc gây tử vong bởi trẻ có nguy cơ bỏ trốn hoặc lục lọi đồ đạc.
- Gia đình nên lập kế hoạch bao gồm các thói quen và thuốc cần thiết nhằm giảm nguy cơ mắc cùng lúc bệnh động kinh lẫn rối loạn giấc ngủ.
Chẩn đoán và can thiệp sớm giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết
5. Một số câu hỏi thường gặp về tuổi thọ của người mắc bệnh tự kỷ
Ngoài trẻ tự kỷ sống được bao lâu, Mirai Care còn nhận được khá nhiều thắc mắc liên quan đến tuổi thọ của người tự kỷ. Dưới đây, Mirai Care tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi thường gặp về tuổi thọ của người mắc bệnh tự kỷ:
5.1 Tuổi thọ của những người mắc chứng tự kỷ là bao lâu?
Bản thân chứng tự kỷ không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ. Tuy nhiên, một số người mắc chứng tự kỷ có thể mắc các tình trạng sức khỏe đồng thời có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của họ. Tập trung vào sức khỏe và hạnh phúc tổng thể là điều cần thiết thay vì chỉ quy kết tuổi thọ cho chứng tự kỷ.
5.2 Vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến người mắc chứng tự kỷ?
Những người mắc chứng tự kỷ có nguy cơ bị động kinh, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, rối loạn lo âu, trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Chăm sóc y tế phù hợp và can thiệp sớm có thể giúp kiểm soát những vấn đề này.
5.3 Gia đình có thể hỗ trợ sức khỏe của những người mắc chứng tự kỷ như thế nào?
Gia đình, người thân của người tự kỷ hoàn toàn có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe của người bệnh. Cung cấp một môi trường để hòa nhập, đảm bảo kiểm tra sức khỏe thường xuyên và giải quyết các nhu cầu cụ thể về cảm giác, giao tiếp giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho những người mắc chứng tự kỷ. Bên cạnh đó, can thiệp giáo dục sớm và áp dụng liệu pháp phù hợp với nhu cầu của người bệnh cũng rất quan trọng.
Chắc hẳn với những thông tin trong bài viết trên đã phần nào giải đáp câu hỏi trẻ tự kỷ sống được bao lâu. Tóm lại, mặc dù tuổi thọ trung bình của người mắc tự kỷ có thể thấp hơn so với người bình thường nhưng không nên quá tập trung vào con số. Với sự hỗ trợ y tế, giáo dục và cộng đồng phù hợp, trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc. Hãy theo dõi Miraicare.vn mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh tự kỷ và nhiều bệnh lý khác hơn nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.autismparentingmagazine.com/autism-life-expectancy/
- https://www.news-medical.net/news/20231123/Study-estimates-the-life-expectancy-and-years-of-life-lost-by-autistic-people-in-the-UK.aspx
- O'Nions, E., et al. (2023) Ước tính tuổi thọ và số năm mất đi của những người tự kỷ ở Vương quốc Anh: một nghiên cứu theo nhóm đối chứng . The Lancet Regional Health - Châu Âu. https://doi.org/10.1016/j.lanepe.2023.100776
Bài viết phổ biến khác