phone

Những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động

Những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Tự kỷ kèm theo tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những dạng rối loạn phát triển thần kinh phức tạp ở trẻ em. Theo các nghiên cứu, khoảng 30-50% trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cũng có các triệu chứng của ADHD, khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn. Ở nhiều quốc gia, số lượng trẻ được chẩn đoán mắc cả hai rối loạn đang gia tăng. Việc nắm rõ những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động sẽ giúp phụ huynh và bác sĩ can thiệp kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

 

Nội dung bài viết:


1. Sự GIỐNG và KHÁC nhau giữa tự kỷ và tăng động giảm chú ý

 

Tự kỷ (ADS)

Tăng động (ADHD)

Điểm chung

- Cả hai đều ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp và chất lượng cuộc sống của trẻ.

- Cả hai đều có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi, dẫn đến những phản ứng quá mức trong các tình huống không phù hợp.

Điểm khác

Tập trung vào các vấn đề về giao tiếp xã hội, hành vi lặp đi lặp lại và hạn chế về sở thích.

Tập trung vào các vấn đề về tăng động, giảm chú ý và khó kiểm soát hành vi. Trẻ ADHD thường không có các hành vi lặp đi lặp lại hoặc cố định về sở thích.

Có thể bạn chưa biết:

Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu chi phí cấy tế bào gốc cho trẻ tự kỷ nhé!

2. Các biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động

Một phân tích tổng hợp từ 340 nghiên cứu năm 2023 cho thấy 37% trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cũng bị tăng động giảm chú ý (ADHD). Trong 64 trẻ được chẩn đoán tự kỷ, 76,2% có khả năng mắc thêm ít nhất một rối loạn thần kinh khác bao gồm 55,6% có triệu chứng ADHD, 52,4% gặp vấn đề về vận động và 36,5% có khó khăn trong học tập.

Nhiều trường hợp còn nhầm lẫn giữa hai dấu hiệu khi chẩn đoán tự kỷ và ADHD. Nhiều trẻ tự kỷ không có các triệu chứng tăng động giảm chú ý hoặc ngược lại, nhiều trẻ tăng động cũng không có các đặc trưng của tự kỷ. Theo thống kê từ CDC, khoảng 14% trẻ mắc tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng đồng thời bị tự kỷ (ASD). Các chuyên gia cho biết 30-50% triệu chứng của ADHD và ASD giống nhau, gây khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để can thiệp kịp thời

Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để can thiệp kịp thời

Tuy nhiên tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ kèm các triệu chứng của chứng tăng động giảm chú ý rất phổ biến, một số biểu hiện của trẻ tự kỷ kèm với tăng động giảm chú ý:

  • Khó khăn trong giao tiếp xã hội: Trẻ gặp vấn đề với việc duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, biểu đạt cảm xúc và hiểu các tín hiệu xã hội.
  • Hành vi lặp đi lặp lại: Trẻ tự kỷ có xu hướng thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, đồng thời gặp khó khăn khi phải thay đổi thói quen hoặc môi trường.
  • Sự thiếu kiên nhẫn và hiếu động: Trẻ ADHD thường không thể ngồi yên, dễ bị phân tâm và có xu hướng hành động một cách bốc đồng mà không suy nghĩ kỹ lưỡng.
  • Khó khăn trong việc duy trì tập trung: Cả tự kỷ và ADHD đều khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung vào một hoạt động cụ thể trong thời gian dài.
  • Bốc đồng và khó kiểm soát cảm xúc: Trẻ có thể bộc lộ các hành vi bốc đồng và dễ nổi nóng, thường không kiềm chế được cảm xúc trong những tình huống nhất định.

Cùng nhau chung tay, chúng ta sẽ viết nên những câu chuyện kỳ diệu cho các bé tự kỷ. Với liệu pháp tế bào gốc, chúng ta đang mở ra một cánh cửa mới, đầy hy vọng. Hãy cùng Mirai Care lan tỏa thông tin đến cộng đồng, để mỗi gia đình có con mắc bệnh tự kỷ đều được biết đến phương pháp điều trị tiên tiến này.

3. Tác động to lớn của trẻ tự kỷ tăng động

Trẻ tự kỷ kèm tăng động giảm chú ý phải đối mặt với nhiều thách thức và điều này có tác động to lớn đến cả bản thân trẻ, gia đình cũng như xã hội.

3.1. Ảnh hưởng đến học tập

Trẻ thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào bài giảng hoặc nhiệm vụ học tập. Chúng dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, làm giảm hiệu quả học tập và khó hoàn thành bài tập. Đồng thời trẻ có thể không thể ngồi yên trong suốt thời gian học, dẫn đến sự gián đoạn trong lớp học và ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức.

3.2. Ảnh hưởng đến xã hội

Trẻ tự kỷ thường gặp trở ngại trong việc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình. Việc này có thể khiến trẻ khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì các cuộc trò chuyện với bạn bè. Trẻ có ADHD thường có xu hướng hành động mà không suy nghĩ, điều này khiến trẻ có hành vi không phù hợp trong tình huống xã hội, dẫn đến việc bạn bè cảm thấy không thoải mái hoặc xa lánh.

3.3. Ảnh hưởng đến cảm xúc

Do khó khăn trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ bạn bè, trẻ có thể cảm thấy bị cô lập và không được chấp nhận trong môi trường xã hội. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ tránh xa các hoạt động nhóm và cảm thấy đơn độc. Ngoài ra, trẻ có thể so sánh mình với bạn bè cùng trang lứa và nhận thấy sự khác biệt về khả năng giao tiếp, học tập hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội. Sự thiếu tự tin này có thể gia tăng khi trẻ phải đối mặt với những lời châm chọc hoặc sự kỳ thị từ những người xung quanh.

Sự khác biệt giữa bạn bè đồng trang lứa sẽ khiến trẻ tự cô lập mình

Sự khác biệt giữa bạn bè đồng trang lứa sẽ khiến trẻ tự cô lập mình

4. Phương pháp hỗ trợ chứng tăng động ở trẻ tự kỷ

Hỗ trợ trẻ tự kỷ kèm theo tăng động giảm chú ý đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ hiệu quả:

4.1. Liệu pháp tế bào gốc tủy xương

Liệu pháp tế bào gốc tủy xương là phương pháp sử dụng tế bào gốc tự thân, được lấy từ tủy xương và tiêm vào tĩnh mạch, nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo các cơ quan, mô và thần kinh bị tổn thương. Các tế bào cơ tim, tế bào não và tế bào thần kinh có khả năng tự phục hồi rất kém, do đó, khi bị tổn thương, chúng khó có thể tái tạo một cách tự nhiên. Vì vậy, việc áp dụng liệu pháp tế bào gốc từ tủy xương trong điều trị các bệnh lý thần kinh như tự kỷ và rối loạn phát triển đang ngày càng thu hút sự chú ý trong những năm gần đây.

4.2. Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi giúp trẻ học các kỹ năng xã hội và điều chỉnh hành vi thông qua việc tăng cường những hành vi tích cực và giảm thiểu hành vi không mong muốn.

4.3. Giáo dục đặc biệt

Liệu pháp giáo dục đặc biệt là một phương pháp giáo dục được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu của trẻ em có rối loạn phát triển, chẳng hạn như tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý. Mục tiêu chính của liệu pháp này là giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để hòa nhập và thành công trong môi trường học tập và xã hội.

Hiện nay, nhiều phụ huynh chỉ dừng lại ở việc cho con tham gia các lớp học đặc biệt, mà chưa nhận thức được rằng có những phương pháp hỗ trợ khác có thể mang lại hiệu quả cải thiện vượt trội, ví dụ như liệu pháp tế bào gốc từ tủy xương. Liệu pháp tế bào gốc không chỉ giúp tái tạo các tế bào thần kinh bị tổn thương mà còn thúc đẩy quá trình phát triển nhận thức và cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ. Do đó khi kết hợp với giáo dục đặc biệt, nơi trẻ được đào tạo về các kỹ năng xã hội và học tập, sự phối hợp này có thể tạo ra một môi trường học tập toàn diện hơn, giúp trẻ vượt qua các rào cản và phát triển tốt hơn cả về mặt nhận thức lẫn cảm xúc.

Giáo viên được đào tạo chuyên môn dành cho trẻ tự kỷ

Giáo viên được đào tạo chuyên môn dành cho trẻ tự kỷ

4.4. Thuốc

Thuốc được sử dụng để giúp kiểm soát các triệu chứng như sự hiếu động, thiếu tập trung và hành vi không mong muốn. Mục tiêu của việc sử dụng thuốc là giúp trẻ có thể tham gia vào hoạt động học tập, giao tiếp và tương tác xã hội một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thuốc chỉ có hiệu quả tạm thời, không hoàn toàn chữa khỏi bệnh tự kỷ cho trẻ.

4.5. Vai trò của gia đình

Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ kèm theo tăng động giảm chú ý. Một môi trường sống ổn định, yêu thương và hỗ trợ không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hòa nhập xã hội của trẻ. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội và học tập, tạo ra cơ hội cho trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, tự lập. Đồng thời phụ huynh cũng nên khen ngợi và công nhận những nỗ lực của trẻ, dù là nhỏ nhất.

Trở thành người bạn đồng hành cùng con vượt qua tự kỷ

Trở thành người bạn đồng hành cùng con vượt qua tự kỷ

Bài viết trên, Miraicare đã giúp người đọc tìm hiểu rõ hơn những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động nhằm giúp phụ huynh lựa chọn được phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Trẻ tự kỷ kèm theo tăng động giảm chú ý thường đối diện với nhiều thách thức trong cuộc sống, từ việc học tập đến giao tiếp xã hội và kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ đúng đắn từ gia đình, giáo dục đặc biệt và các phương pháp điều trị hiện đại như liệu pháp tế bào gốc, trẻ hoàn toàn có thể phát triển và hòa nhập một cách tích cực.