phone

Tư vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ: Hiểu và đồng hành

Tư vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ: Hiểu và đồng hành

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Tư vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ giúp cha mẹ có định hướng rõ ràng, trang bị kiến thức cần thiết và tự tin đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành là một trong những triết lý kinh doanh mà Mirai Care luôn hướng tới.

1. Những thách thức của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ

Nuôi dạy trẻ tự kỷ là một hành trình đầy thử thách, đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn, thấu hiểu và vững kiến thức. Dưới đây là những khó khăn phổ biến mà nhiều phụ huynh phải đối mặt.

1.1 Sốc khi đối mặt với chẩn đoán con mắc “tự kỷ” 

Nhận được chẩn đoán con mắc tự kỷ, nhiều cha mẹ cảm thấy như cả thế giới sụp đổ.Chị Lê Thị Dung (Q.3, TP.HCM) từng nghĩ con chỉ chậm nói, nhưng khi bé 2 tuổi mà vẫn không cất lời, thường xuyên quậy phá. Chị lo lắng đưa con đi khám và nhận được chẩn đoán tự kỷ mức độ nhẹ. Không chấp nhận sự thật, chị đi khám nhiều nơi. Nhưng khi mọi kết quả đều giống nhau, chị mới dần chấp nhận và bắt đầu hành trình giúp con phát triển.

Tâm lý sốc là điều khó tránh khỏi khi cha mẹ phải đối mặt với một thực tế không mong muốn. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu của hành trình. Sau cơn bão cảm xúc, điều quan trọng nhất là tìm ra hướng đi phù hợp để giúp con phát triển.

Cha mẹ sốc khi đối mặt với chẩn đoán con mắc “tự kỷ”

Cha mẹ sốc khi đối mặt với chẩn đoán con mắc “tự kỷ” 

1.2 Buồn bã hoặc trầm cảm

Sau cú sốc khi biết con mắc tự kỷ, nhiều phụ huynh rơi vào trạng thái buồn bã, mất phương hướng. Chị Đặng Thị Mai (29 tuổi, Hà Nội) từng trải qua quãng thời gian đầy áp lực khi con trai được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Chị buộc phải nghỉ việc để chăm con, kinh tế gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng căng thẳng. Căng thẳng kéo dài khiến chị mất ngủ, thường xuyên cáu gắt, thậm chí có lúc không kiềm chế được mà đánh con, rồi lại ôm con khóc nức nở vì hối hận.

Nếu những cảm xúc tiêu cực kéo dài, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Phụ huynh cần được hỗ trợ tâm lý kịp thời để vững vàng đồng hành cùng con.

1.3 Tức giận

Sự tức giận là một phản ứng phổ biến ở cha mẹ khi biết con mắc hội chứng tự kỷ. Nhiều phụ huynh cảm thấy day dứt, tự trách mình hoặc đổ lỗi cho bác sĩ, thậm chí cả con. Đây là tâm lý dễ hiểu khi đối diện với một thực tế khó chấp nhận. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, cảm xúc này có thể trở thành rào cản, khiến cha mẹ chậm trễ trong việc hỗ trợ con và ảnh hưởng đến hành trình đồng hành.

Do đó, tư vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ là điều cần thiết, giúp phụ huynh hiểu rõ cảm xúc của mình, điều chỉnh tâm lý và tìm ra phương pháp phù hợp để hỗ trợ con phát triển hiệu quả.

Phụ huynh cảm thấy tức giận, đổ lỗi cho nhau khi biết con mắc tự kỷ

Phụ huynh cảm thấy tức giận, đổ lỗi cho nhau khi biết con mắc tự kỷ

1.4 Không dám chấp nhận sự thật

Sự phủ nhận này thường xuất phát từ tâm lý sợ hãi và hy vọng con chỉ đang phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Nhiều phụ huynh đưa con đi khám ở nhiều nơi với mong muốn nhận được một kết luận khác, hoặc trì hoãn can thiệp vì tin rằng con sẽ tự cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, can thiệp sớm là yếu tố quan trọng giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp, nhận thức và hòa nhập tốt hơn. Vì vậy, thay vì né tránh, cha mẹ cần chủ động tìm hiểu, chấp nhận thực tế và đồng hành cùng con một cách sớm nhất có thể.

1.5 Chấp nhận, yêu thương và đối đầu thử thách cùng con

Sau những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ dần học cách chấp nhận và yêu thương con vô điều kiện. Họ hiểu rằng tự kỷ không phải là dấu chấm hết, mà là một hành trình đặc biệt đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực và tình yêu thương để giúp con phát triển theo cách riêng.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh từng rơi vào khủng hoảng khi con được chẩn đoán mắc tự kỷ. Nhưng thay vì chìm trong nỗi tuyệt vọng, chị dần chấp nhận thực tế, giữ vững niềm tin và kiên trì đồng hành, giúp con từng bước vượt qua khó khăn và trưởng thành.

Sau những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ dần học cách chấp nhận, yêu thương và đối đầu thử thách cùng con

Sau những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ dần học cách chấp nhận, yêu thương và đối đầu thử thách cùng con

1.6 Trở thành chuyên gia của con

Không ai hiểu con hơn cha mẹ. Khi chấp nhận thực tế, nhiều phụ huynh chủ động tìm hiểu về tự kỷ, tham gia các khóa học, nghiên cứu phương pháp can thiệp phù hợp. Họ không chỉ là người chăm sóc mà còn trở thành “chuyên gia” của con, kiên trì đồng hành để giúp con phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Hành trình trở thành “chuyên gia” của con không hề dễ dàng, nhưng nhiều cha mẹ đã chứng minh rằng sự kiên trì và thấu hiểu có thể tạo ra những thay đổi tích cực.

2. Mirai Care đồng hành cùng gia đình có con mắc chứng tự kỷ

Mirai Care cam kết đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình giúp con phát triển, không chỉ bằng các phương pháp can thiệp hiệu quả mà còn bằng sự thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ liên tục.

2.1 Giúp cha mẹ hiểu được nguyên tắc điều trị

Đầu tiên, cha mẹ cần hiểu rằng việc điều trị cho trẻ tự kỷ cần đảm bảo hai yếu tố quan trọng: can thiệp càng sớm càng tốt và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Can thiệp sớm mang lại lợi ích gì? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc can thiệp sớm (trước 5 tuổi) giúp trẻ cải thiện đáng kể về giao tiếp, hành vi và nhận thức. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ được can thiệp sớm có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt hơn, giảm hành vi tiêu cực và tăng cơ hội hòa nhập xã hội.

Nguyên tắc điều trị trẻ tự kỷ là can thiệp càng sớm càng tốt

Nguyên tắc điều trị trẻ tự kỷ là can thiệp càng sớm càng tốt

Không phải phương pháp nào cũng phù hợp với mọi trẻ. Việc chọn phương pháp can thiệp cần dựa trên mức độ rối loạn, khả năng tiếp thu của trẻ và điều kiện gia đình. Một số phương pháp phổ biến bao gồm:

  • ABA (Phân tích hành vi ứng dụng): Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, kiểm soát hành vi và tương tác xã hội.
  • TEACCH: Xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt phù hợp với trẻ tự kỷ, giúp trẻ phát triển kỹ năng độc lập.
  • Floortime: Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, tăng khả năng tương tác và gắn kết với cha mẹ.
  • Trị liệu ngôn ngữ: Hỗ trợ trẻ phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ.

Dưới đây là hành trình thay đổi của bé T – Từ thờ ơ đến ấm áp

Trước điều trị:

Bé T, 6 tuổi, sống tại Hà Nội, từng là một đứa trẻ thờ ơ với mọi người xung quanh. Bé không có giao tiếp bằng mắt, không thể hiện cảm xúc, cũng không chủ động tương tác với ai. Điều này khiến gia đình vô cùng lo lắng và tuyệt vọng khi không biết làm cách nào để kết nối với con.

Sau điều trị:

Sau một quá trình can thiệp phù hợp và kiên trì, bé T đã có những thay đổi đáng kinh ngạc. Từ một cậu bé khép kín, bé dần trở nên ấm áp, biết thể hiện tình cảm với mẹ, thích chơi với các bạn và hòa đồng hơn. Kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và nhận thức của bé cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Sự thay đổi này không chỉ mang lại niềm vui cho bé mà còn thắp lên hy vọng cho gia đình. Từ cảm giác tuyệt vọng ban đầu, cha mẹ bé T giờ đây đã tràn đầy hạnh phúc khi thấy con mình kết nối với thế giới xung quanh một cách tự nhiên và đầy yêu thương.

2.2 Xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp với trẻ

Mỗi trẻ tự kỷ là một cá thể độc lập với những đặc điểm, khả năng và nhu cầu riêng biệt. Vì vậy, việc xây dựng một kế hoạch can thiệp cá nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong hành trình giúp con phát triển.

Bước 1: Đánh giá toàn diện về trẻ tự kỷ.

  • Xác định mức độ phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng nhận thức và hành vi.
  • Tìm hiểu sở thích, điểm mạnh và những thách thức mà trẻ đang gặp phải.
  • Tham khảo ý kiến từ chuyên gia để có góc nhìn khách quan.

Bước 2: Thiết lập mục tiêu cụ thể, đo lường được.

  • Chia mục tiêu thành các giai đoạn nhỏ, từ cơ bản đến nâng cao.
  • Đặt các mục tiêu thực tế, rõ ràng, phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp.

  • Kết hợp các phương pháp như ABA, TEACCH, Floortime, PECS (hệ thống giao tiếp bằng tranh ảnh), liệu pháp chơi, liệu pháp cảm giác, liệu pháp ngôn ngữ,…
  • Điều chỉnh phương pháp dựa trên phản ứng và tiến độ của trẻ.
  • Kết hợp giữa trị liệu chuyên sâu và luyện tập hàng ngày tại nhà.

Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên

  • Theo dõi sự tiến bộ của trẻ theo từng giai đoạn.
  • Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết để phù hợp với sự phát triển của trẻ.
  • Tạo động lực cho trẻ bằng những lời khen và phần thưởng khi đạt được mục tiêu nhỏ.

Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự phát triển của trẻ

Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự phát triển của trẻ

Tại Mirai Care, cha mẹ không đơn độc trên hành trình này. Chúng tôi luôn ở đây để tư vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ, đồng thời mang đến những giải pháp phù hợp, tạo ra môi trường tốt nhất giúp con phát triển toàn diện.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi