phone

Ung thư phổi có lây không: Tìm hiểu để phòng ngừa

Ung thư phổi có lây không: Tìm hiểu để phòng ngừa

Tác giả:

Ung thư phổi là bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong thuộc top đầu ở nước ta hiện nay. Căn bệnh này thường gặp đối với những người hay hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại. Vậy, khi tiếp xúc với người bệnh ung thư phổi có lây không? Làm cách nào để phòng ngừa căn bệnh này? Trong bài viết này Miral Care sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Ung thư phổi có lây không

Ung thư phổi có lây không: Tìm hiểu để phòng ngừa

Nội dung bài viết


1. Bệnh ung thư phổi có lây không?

Có thể khẳng định rằng ung thư phổi không thể lây lan từ người này sang người khác và ngược lại. Do đó, khi tiếp xúc gần với bệnh nhân như: hôn, dùng chung bữa ăn, quan hệ tình dục, đụng chạm hoặc hít thở cùng một không khí không làm lây nhiễm ung thư. Các tế bào ung thư từ người bệnh không thể tồn tại trong cơ thể của người khỏe mạnh khác do hệ miễn dịch trong cơ thể người khỏe mạnh có khả năng phát hiện và tiêu diệt chúng. 

Ung thư phổi là một căn bệnh xảy ra khi các tế bào trong phổi bị đột biến, không phải do vi rút hay vi khuẩn gây ra. Khi các tế bào này phát triển ngoài sự kiểm soát của cơ thể sẽ hình thành nên khối u. Và khối u này có khả năng di căn từ phổi sang các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, việc người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội không gây nguy cơ lây nhiễm cho người khác thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Theo BS.CKII Ngô Trường Sơn, hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, không chỉ đối với người hút thuốc mà còn người tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Nếu trong gia đình có người mắc ung thư phổi, không có lý do để lo sợ về việc lây nhiễm từ người này sang người khác. Bởi vì bệnh ung thư phổi không phải là nguồn lây nhiễm và không thể truyền bệnh ra môi trường xung quanh.

ung thư phổi có lây không

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi

Mặc dù ung thư phổi không lây nhiễm, tuy nhiên trong một số tình huống sẽ khiến mọi người cảm thấy ung thư đã lây lan từ người này sang người khác. Cụ thể là trong các trường hợp dưới đây:

Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ ung thư

Mặc dù người mắc ung thư không lây nhiễm cho người khác, nhưng một số vi trùng (vi khuẩn, virus và ký sinh trùng) có thể đóng vai trò trong sự phát triển của một số loại ung thư. Chính vì vậy, nhiều người vẫn nhầm tưởng "ung thư lây nhiễm".

>>> Xem thêm phương pháp điều trị miễn dịch ung thư phổi

Ung thư trong gia đình

Một số gia đình có nhiều người mắc ung thư phổi, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thành viên trong gia đình đã lây nhiễm ung thư cho nhau. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Các thành viên trong gia đình có cùng gen di truyền.
  • Các thành viên trong gia đình có chung lối sống không lành mạnh (chẳng hạn như: thói quen ăn uống, sinh hoạt, thường xuyên hút thuốc lá,...).
  • Các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với cùng một tác nhân gây ung thư.

Cụm ung thư

Một số người cho rằng việc xuất hiện "cụm" bệnh nhân ung thư trong một nhóm cho thấy ung thư có thể lây lan. Tuy nhiên, cụm ung thư thường không phản ánh tỷ lệ người nhiễm ung thư trong “cụm” cao hơn so với  ngoài cộng đồng. Trong một số trường hợp, việc có nhiều ca ung thư hơn trong một nhóm có thể do nhiều yếu tố khác nhau như tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư và lối sống không lành mạnh.

>>> Xem thêm về dấu hiệu ung thư phổi

Mắc ung thư trong quá trình cấy ghép nội tạng

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ung thư có thể xuất hiện ở những người được cấy ghép nội tạng. Điều này có thể do các loại thuốc được sử dụng để giảm nguy cơ thải ghép nội tạng, thay vì ung thư lây lan từ nội tạng được hiến tặng. Những loại thuốc này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và ngăn cơ thể tìm và tiêu diệt các tế bào dẫn đến ung thư.

Mắc ung thư phổi trong quá trình cấy ghép nội tạng

Ung thư phổi không thể lây lan từ người này sang người khác

2. Ung thư phổi có di truyền không?

ung thư phổi có di truyền không

Bệnh ung thư phổi là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác, tuy nhiên nó lại có khả năng di truyền trong gia đình. Theo ước tính, có đến khoảng 5 - 10% trường hợp ung thư phổi là liên quan đến yếu tố di truyền. Đối với những người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với những trường hợp người bình thường khác. 
Theo nghiên cứu những đối tượng sau đây có nhiều khả năng gây nguy cơ ung thư phổi cao do yếu tố di truyền:

  • Nữ giới
  • Người trẻ dưới 50 tuổi
  • Người không bao giờ hút thuốc

Các nhà khoa học đã xác định một số các đột biến gen trong cơ thể gây ra ung thư phổi có thể được di truyền trong gia đình. Mặc dù trong một số thế hệ trước, các tế bào ung thư có thể không phát triển thành bệnh ung thư. Tuy nhiên, ở đời sau, sự xuất hiện của nhiều tác nhân vật lý khác nhau có thể làm cho các tế bào này trở nên nguy hại hơn và góp phần tạo thành nguyên nhân gây ung thư phổi. 

>>> Có thể bạn quan tâm triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

3. Cách phòng ngừa ung thư phổi

Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Bạn không nên hút thuốc hoặc đã hút thuốc thì ngừng ngay việc hút thuốc để giảm nguy cơ bị ung thư phổi, kể cả trong trường hợp bạn đã hút thuốc trong nhiều năm.
  • Tránh hút thuốc thụ động: Nếu bạn đang chung sống hoặc làm việc với một người hút thuốc, bạn nên khuyến khích họ bỏ thuốc lá hoặc yêu cầu họ nên ra bên ngoài khi hút thuốc. Đồng thời, bạn cũng nên tránh những khu vực có người hút thuốc, chẳng hạn như: quán bar, nhà hàng.
  • Bạn nên kiểm tra mức độ radon trong nhà cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. 
  • Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế để không tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại tại nơi làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu một người vừa hút thuốc lại vừa tiếp xúc với các chất gây ung thư tại nơi làm việc thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ rất cao. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bằng việc bổ sung nhiều loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đây chính là những nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Tránh dùng liều lượng lớn vitamin ở dạng viên vì có thể gây hại cho cơ thể. 
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

ung thư phổi có lây không

Không hút thuốc lá để phòng ngừa ung thư phổi

Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư cũng là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa ung thư. Việc làm này giúp bạn kịp thời phát hiện ung thư từ sớm để có cách điều trị phù hợp. Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi thường không có những triệu chứng rõ ràng, do đó, tầm soát ung thư định kỳ là cách hiệu quả nhằm phát hiện bệnh trước khi nó phát triển quá nặng nề.
Nếu phát hiện bệnh sớm, quá trình điều trị ung thư phổi sẽ trở nên dễ dàng hơn và cơ hội sống sót của người bệnh cũng tăng lên đáng kể. Điều này rất quan trọng để giúp người bệnh có cơ hội điều trị kịp thời, hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Miral Care cung cấp để giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ung thư phổi có lây không?”. Qua bài viết này hy vọng bạn có thể tìm được biện pháp phòng ngừa ung thư phổi và có sức khỏe tốt. Nếu có bất cứ thắc mắc xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời. 
Thông tin liên hệ: 

  • Truy cập vào website: https://miraicare.vn
  • Gọi đến hotline:  18008144
  • Đến trực tiếp địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, số 18 đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thủ đô Hà Nội.
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi