Vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ khác biệt như nào? Dấu hiệu nhận biết
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Nội dung bài viết:
Vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷlà chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng y khoa và các bậc phụ huynh có con nhỏ. Ở người tự kỷ, sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có thể góp phần làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng thần kinh và hành vi đặc trưng. Vậy trẻ tự kỷ có hệ vi khuẩn đường ruột khác biệt như thế nào? Đâu là dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ bị thiếu hệ vi sinh? CùngMirai Caretìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu hệ vi sinh đường ruột là gì?
Để hiểu rõ vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ khác biệt ra sao, trước hết cần nhìn nhận vai trò của hệ vi sinh đường ruột trong cơ thể người nói chung. Đây là một hệ sinh thái phức tạp, đa dạng và đóng vai trò nền tảng trong cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
1.1. Vi khuẩn đường ruột không phải là “kẻ thù”
Trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột già, tồn tại hàng ngàn tỷ vi khuẩn, được gọi chung là hệ vi sinh vật đường ruột. Những vi khuẩn này gồm cả lợi khuẩn, hại khuẩn và nhóm trung tính. Mặc dù nghe đến “vi khuẩn” thường khiến chúng ta lo lắng nhưng phần lớn lại là “người bạn tốt” của cơ thể.
Các lợi khuẩn giúp phân giải thức ăn, hỗ trợ hấp thu dưỡng chất, tổng hợp vitamin nhóm B và K. Đây đều là các dưỡng chất đặc biệt quan trọng với trẻ đang phát triển. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò như một lá chắn tự nhiên, giúp chống lại vi khuẩn gây hại và tăng cường khả năng miễn dịch.
1.2. Vai trò không thể thay thế của vi khuẩn đường ruột
Không chỉ giới hạn trong chức năng tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột còn đóng vai trò như một trung tâm điều phối phức tạp liên kết với hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Một trong những cơ chế quan trọng nhất là trục “ruột - não”, con đường truyền tín hiệu hai chiều giữa ruột và não thông qua dây thần kinh phế vị, hệ nội tiết và các phân tử miễn dịch.
Thông qua trục này, những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng đến não bộ, từ hoạt động nhận thức đến cảm xúc. Ở trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, khi xảy ra tình trạng viêm ruột hoặc mất cân bằng vi khuẩn, tín hiệu truyền đến não có thể bị sai lệch, gây ra nhiều biểu hiện bất thường trong hành vi, cảm xúc, và khả năng tương tác xã hội.
Chính vì vậy, ngày càng có nhiều nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt của vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ. Sự khác biệt này là một yếu tố tiềm năng để chẩn đoán sớm, can thiệp sớm hoặc hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Nhắc đến “vi khuẩn” khiến chúng ta lo lắng nhưng phần lớn lại là “người bạn tốt” của cơ thể
2. Trẻ tự kỷ có hệ vi khuẩn đường ruột khác biệt như thế nào?
Vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ có sự khác biệt rõ rệt so với trẻ phát triển bình thường. Sự mất cân bằng này không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn tác động đến hành vi, cảm xúc và chức năng thần kinh của trẻ. Cụ thể, trẻ tự kỷ thường có số lượng lợi khuẩn thấp hơn, đặc biệt là hai nhóm quan trọng:
- Bifidobacteria giúp duy trì môi trường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
- Lactobacillus tham gia sản xuất enzyme tiêu hóa và tăng cường hàng rào bảo vệ miễn dịch.
Trong khi đó, lại có sự gia tăng của hại khuẩn, nổi bật là:
- Clostridium sinh ra các độc tố có thể gây viêm niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến trục ruột - não.
- Desulfovibrio liên quan đến sự phát triển của phản ứng viêm và các triệu chứng thần kinh ở trẻ tự kỷ.
Không chỉ vậy, hệ vi khuẩn đường ruột còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp điều hòa tâm trạng, giấc ngủ và khả năng kiểm soát cảm xúc. Khi hệ vi sinh bị rối loạn, lượng serotonin sản sinh tại ruột giảm, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý, hành vi. Điển hình như:
- Dễ cáu gắt, phản ứng thái quá.
- Rối loạn giấc ngủ, khó vào giấc hoặc ngủ không sâu.
- Tăng hành vi lặp lại, giảm khả năng tập trung và tương tác xã hội.
Do đó, ngày càng có nhiều chuyên gia đề xuất việc theo dõi và can thiệp sớm thông qua điều chỉnh vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ. Đây coi như một hướng tiếp cận toàn diện trong quá trình phục hồi chức năng cho trẻ.
Trẻ tự kỷ thường có số lượng lợi khuẩn thấp hơn trẻ bình thường
3. Vì sao hiểu rõ hệ vi sinh đường ruột lại quan trọng trong điều trị tự kỷ?
Trong hành trình hỗ trợ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, các phương pháp can thiệp hành vi, ngôn ngữ và giáo dục đặc biệt thường được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trẻ dù được can thiệp tích cực nhưng tiến triển vẫn chậm, thậm chí có dấu hiệu “giậm chân tại chỗ”. Một trong những nguyên nhân sâu xa ít được chú ý đến là sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ, ảnh hưởng trực tiếp đến cả thể chất, cảm xúc và chức năng thần kinh của trẻ.
Thực tế, hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột, không chỉ là nơi hấp thụ dinh dưỡng mà còn là trung tâm giao tiếp với não bộ. Khi ruột bị viêm hoặc hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, thông tin truyền đi sẽ bị sai lệch, dẫn đến nhiều biểu hiện rối loạn cảm xúc, hành vi và nhận thức. Nếu chỉ tập trung vào can thiệp hành vi mà bỏ qua tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc mất cân bằng hệ vi sinh thì việc điều trị trở nên rời rạc và thiếu hiệu quả. Trẻ có thể tiếp thu kém, phản ứng chậm, dễ mệt mỏi, hoặc thậm chí chống đối lại trị liệu.
Một trong những hậu quả đáng lo ngại của tình trạng rối loạn hệ vi sinh là hiện tượng rò rỉ ruột (leaky gut). Khi niêm mạc ruột bị viêm kéo dài, các khe hở giữa các tế bào thành ruột trở nên giãn rộng dẫn đến:
- Các phân tử thức ăn chưa tiêu hóa hết, vi khuẩn có hại và độc tố dễ dàng lọt qua thành ruột.
- Các chất này xâm nhập vào máu, tạo gánh nặng cho gan, hệ miễn dịch và đặc biệt là não bộ.
- Khi vượt qua hàng rào máu - não, chúng gây ra phản ứng viêm tại hệ thần kinh trung ương, từ đó làm gia tăng các triệu chứng như cáu gắt, mất kiểm soát cảm xúc, lo âu, rối loạn ngủ, hành vi kích thích,.....
Hệ sinh vật đường ruột không chỉ chịu ảnh hưởng bởi não mà còn gửi tín hiệu ngược lại lên não nhờ các chất dẫn truyền thần kinh, phân tử miễn dịch và hormone. Hơn nữa, vi khuẩn đường ruột còn tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp những chất sau:
- Serotonin (hơn 90% sản sinh tại ruột) giúp điều hòa tâm trạng, giấc ngủ và khả năng kiểm soát hành vi.
- GABA và các chất trung gian thần kinh khác giúp trẻ bình tĩnh, giảm lo âu, dễ tập trung
Khi hệ vi khuẩn bị rối loạn, khả năng sản xuất những chất này suy giảm, khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái bất ổn về tâm lý và cảm xúc. Từ đó, làm suy giảm hiệu quả của tất cả các liệu pháp can thiệp khác.
Việc hiểu rõ về hệ vi sinh đường ruột của trẻ tự kỷ vô cùng quan trọng và cần thiết
4. Dấu hiệu trẻ tự kỷ có thể bị mất cân bằng hệ vi sinh
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Khi hệ vi khuẩn có lợi suy giảm, trong khi vi khuẩn có hại gia tăng, không chỉ chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng mà còn gây ra những thay đổi rõ rệt về hành vi, cảm xúc và khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ. Đây cũng là một trong những lý do khiến vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ ngày càng được nghiên cứu như một yếu tố cốt lõi trong phác đồ điều trị toàn diện.
Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ tự kỷ có thể đang gặp vấn đề với hệ vi sinh đường ruột bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài:Trẻ thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân có thể sống, vón cục hoặc lỏng, diễn ra trong nhiều tuần mà không rõ nguyên nhân.
- Phân có mùi bất thường:Mùi phân chua, nặng hoặc thối khác thường là dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn có hại hoặc thức ăn không được tiêu hóa đúng cách.
- Hơi thở có mùi, ăn uống kén chọn:Hơi thở có thể có mùi lạ dù vệ sinh răng miệng tốt. Trẻ cũng hay từ chối thực phẩm, chỉ ăn giới hạn vài món, đặc biệt là tránh rau củ, thịt cá hoặc các món lạ.
- Biểu hiện cảm xúc bất ổn:Trẻ thường hay cáu gắt, dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc, đặc biệt vào buổi chiều hoặc sau bữa ăn.
- Rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung:Trẻ ngủ không sâu, dễ giật mình, hay thức giấc giữa đêm hoặc dậy sớm bất thường. Ban ngày, trẻ có thể giảm tập trung, dễ bị kích thích bởi tiếng động hoặc thay đổi môi trường.
Lưu ý, trường hợp trẻ có từ 2- 3 dấu hiệu kể trên, phụ huynh nên cân nhắc đưa trẻ đi đánh giá chuyên sâu hệ tiêu hóa và vi sinh vật đường ruột. Việc phát hiện sớm sự mất cân bằng hệ vi sinh sẽ giúp xây dựng được phác đồ can thiệp phù hợp, hỗ trợ trẻ cải thiện từ gốc.
Trẻ tự kỷ mất cân bằng hệ vi sinh ngủ không sâu, hay thức giấc giữa đêm
5. Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh cho trẻ tự kỷ?
Khi đã hiểu rằng vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và khả năng tiếp nhận trị liệu của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể đóng vai trò chủ động trong việc hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột phát triển lành mạnh. Vậy, cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh khi con bị tự kỷ?
5.1 Bổ sung thực phẩm giàu prebiotics và probiotics
Prebiotics là chất xơ hòa tan, đóng vai trò nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Việc tăng cường thực phẩm chứa prebiotics giúp tạo môi trường thuận lợi để hệ vi sinh phát triển cân bằng. Một số thực phẩm giàu prebiotics nên có trong thực đơn hằng ngày của trẻ gồm:
- Chuối chín
- Yến mạch
- Hành tây, tỏi
- Các loại rau củ nấu chín kỹ như cà rốt, bí đỏ, khoai lang
Bên cạnh đó, probiotics là các chủng vi khuẩn có lợi có thể được bổ sung từ thực phẩm hoặc dạng men vi sinh. Chúng giúp cải thiện hệ miễn dịch, tiêu hóa tốt hơn và điều hòa trục ruột - não. Các nguồn probiotics tự nhiên an toàn cho trẻ bao gồm:
- Sữa chua không đường
- Dưa cải và kim chi lên men tự nhiên
- Các sản phẩm men vi sinh được bác sĩ hoặc chuyên gia chỉ định phù hợp
Việc phối hợp prebiotics và probiotics giúp phục hồi hệ vi sinh của trẻ tự kỷ. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện những rối loạn thường gặp ở trẻ có mất cân bằng vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ bao gồm các vấn đề tiêu hóa, hành vi, giấc ngủ,.....
5.2 Hạn chế thực phẩm có hại cho vi khuẩn tốt
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ vi sinh vẫn còn tồn tại những loại gây hại cho vi khuẩn tốt và phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh. Chính vì thế, cha mẹ cần hạn chế tối đa:
- Đường tinh luyện, có nhiều trong bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt công nghiệp.
- Thực phẩm siêu chế biến và nhiều phụ gia như mì gói, xúc xích, snack đóng gói.
- Các chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp
Ngoài ra, cách ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hãy khuyến khích trẻ:
- Ăn chậm, nhai kỹ để hỗ trợ enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Giảm căng thẳng trong bữa ăn, tạo không khí nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Tránh ép ăn hoặc dùng thức ăn như phần thưởng hay hình phạt.
Khi được nuôi dưỡng đúng cách, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Điều này góp phần giúp trẻ ổn định cảm xúc, cải thiện khả năng tiếp nhận trị liệu hành vi và phát triển ngôn ngữ.
Thực phẩm siêu chế biến và nhiều phụ gia có hại đối với vi khuẩn tốt
6. Mirai Care – Đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình phục hồi toàn diện cho trẻ tự kỷ
Không có hai đứa trẻ tự kỷ nào giống nhau cũng không có một lộ trình can thiệp cố định cho tất cả. Mỗi trẻ tự kỷ là một thế giới riêng biệt, cần sự quan sát, lắng nghe và điều chỉnh liên tục. Với tâm thế đó, Mirai Care ra đời không chỉ như một trung tâm kết nối trị liệu đơn thuần mà là người bạn đồng hành vững chắc trên hành trình đầy thử thách nhưng chứa đầy hy vọng của các gia đình có con mắc rối loạn phổ tự kỷ.
Điểm nổi bật của Mirai Care chính là cách tiếp cận đa chiều và cá nhân hóa, kết hợp giữa khoa học hiện đại và sự thấu cảm sâu sắc. Mirai Care tự hào là đơn vị tư vấn độc quyền liệu pháp tế bào gốc Tokyo, Nhật Bản tại Việt Nam. Đây là một trong những hướng điều trị tiên tiến trên thế giới hiện nay. Không những thế, sợi dây kết nối này còn là bước ngoặt với nhiều gia đình, giúp các triệu chứng tự kỷ của con tưởng chừng "không thể thay đổi" bắt đầu chuyển biến tích cực theo thời gian.
Mirai Care có kinh nghiệm sâu rộng trong việc phát hiện sớm, tư vấn định hướng phù hợp, và xây dựng lộ trình phục hồi toàn diện cho từng trẻ. Từ cải thiện hành vi, tăng khả năng giao tiếp đến nâng cao khả năng tương tác xã hội và giảm các hành vi rối loạn. Mọi kế hoạch điều trị đều được thiết kế dựa trên đặc điểm cá nhân của từng trẻ. Theo thống kê, với hơn 500 trường hợp trẻ tự kỷ từ 18 tháng- 6 tháng tuổi đã được hỗ trợ cải thiện thành công triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ.
Một trong những lĩnh vực được Mirai Care quan tâm đặc biệt là mối liên hệ giữa hành vi, cảm xúc và hệ tiêu hóa. Đơn vị hiểu rằng một đứa trẻ ăn không ngon, tiêu hóa kém, đau bụng âm ỉ sẽ rất khó chịu, không thể học, chơi hay giao tiếp tự nhiên. Vì thế, khi thực hiện liệu pháp tế bào gốc kết hợp can thiệp dinh dưỡng, Mirai Care nhận thấy rõ sự thay đổi ở nhiều trẻ:
- Giảm nhạy cảm cảm giác trong ăn uống:Trẻ không còn sợ mùi thức ăn, không còn phản ứng tiêu cực khi tay chạm vào món ăn như trước.
- Từ bỏ hành vi ăn uống lặp lại cố định:Trẻ bắt đầu chấp nhận nhiều món mới hơn, không còn chỉ ăn duy nhất một loại thực phẩm trong thời gian dài.
- Hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn:Giảm táo bón, giảm trào ngược, bụng êm hơn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu tốt hơn.
Những thay đổi này không chỉ khiến cha mẹ “dễ thở” hơn trong từng bữa ăn, mà còn tạo ra nền tảng quan trọng giúp nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ. Và chính từ đây, các kỹ năng quan trọng khác như ổn định cảm xúc, tăng khả năng chú ý, khả năng phản hồi trong giao tiếp cũng bắt đầu tiến triển theo hướng tích cực.
Mirai Care tự hào là đơn vị tư vấn độc quyền liệu pháp tế bào gốc Tokyo, Nhật Bản tại Việt Nam
Tóm lại, hiểu được sự khác biệt của vi khuẩn đường ruột ở trẻ tự kỷ vô cùng quan trọng. Nó vừa giúp giải mã nguyên nhân đằng sau các rối loạn hành vi, cảm xúc, giấc ngủ của trẻ vừa mở ra hướng tiếp cận mới trong chăm sóc và hỗ trợ phục hồi. Những dấu hiệu như ăn uống kén chọn, rối loạn tiêu hóa, dễ cáu gắt, ngủ không sâu giấc,... có thể biểu hiện cho thấy hệ vi sinh đường ruột của trẻ đang mất cân bằng .Nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình can thiệp chuyên sâu và toàn diện từ hệ tiêu hóa đến hành vi của trẻ tự kỷ thì Mirai Care sẵn sàng đồng hành cùng gia đình bạn.
Bài viết phổ biến khác