Gợi ý bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ cải thiện tình trạng
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Với người bệnh tự kỷ, việc tham gia vào các hoạt động thể thao không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp và giúp giảm căng thẳng. Những bài tập thể thao phù hợp có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp họ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, cùng Mirai Care tìm hiểu một số bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ để có sự lựa chọn phù hợp tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh.
Nội dung bài viết:
1. Vai trò của vận động đối với người bệnh tự kỷ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở trẻ tự kỷ việc tập thể dục có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao chức năng cũng như chất lượng cuộc sống. Một đánh giá vào năm 2010 đã thực hiện 18 nghiên cứu về các biện pháp can thiệp hoạt động thể chất ở người lớn và trẻ em mắc ASD, kết quả phát hiện ra rằng người bệnh tự kỷ có sự cải thiện thể lực và giảm các hành vi rập khuôn, hung hăng đáng kể.
Một nghiên cứu khác vào năm 2018 cho thấy so với nhóm đối chứng không tham gia tập thể dục, trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) tham gia chương trình can thiệp thể dục kéo dài 48 tuần đã đạt được lợi ích về sức khỏe chuyển hóa (như mức cholesterol) và giảm bớt các triệu chứng liên quan đến tự kỷ. Phụ huynh đã cho những đánh giá về sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con cái họ. Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng kết quả này ủng hộ việc áp dụng các biện pháp can thiệp bằng thể dục và hoạt động thể chất cho trẻ mắc ASD.
Rèn luyện thể dục thể thao giúp trẻ tự kỷ tự tin hơn
Có nhiều phương pháp để hỗ trợ điều tự kỷ, trong đó tham gia các môn thể thao mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Thể thao không chỉ giúp cải thiện khả năng phối hợp vận động mà còn hỗ trợ người bệnh thực hiện những động tác linh hoạt, tăng cường sự hoạt động của cơ và khớp. Đối với họ, các hoạt động thể chất góp phần nâng cao khả năng tập trung, giảm căng thẳng và lo âu, đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Không những vậy, tham gia thể thao còn giúp họ phát triển sự tự tin, hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn, học được các kỹ năng mới và trở nên tự lập hơn trong cuộc sống.
>> Ba mẹ ơi LƯU NGAY: Hiệu quả điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc Nhật Bản
2. Lợi ích của việc tập thể dục đối với trẻ tự kỷ
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho trẻ tự kỷ, không chỉ về mặt thể chất mà còn hỗ trợ cải thiện các khía cạnh tâm lý và xã hội:
Cải thiện | Hiệu quả cụ thể |
Cải thiện kỹ năng vận động | Tập thể dục giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng kiểm soát cơ thể, tăng cường sự phối hợp tay chân và cải thiện thăng bằng, giúp trẻ vận động linh hoạt hơn. |
Giảm căng thẳng và lo âu | Hoạt động thể chất giúp giải phóng năng lượng, giảm căng thẳng và lo âu. Điều này hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và bình tĩnh hơn. |
Tăng cường sự tập trung | Nhiều bài tập thể dục đòi hỏi sự tập trung cao, giúp trẻ rèn luyện khả năng chú ý và kiên nhẫn. Điều này có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện sự tập trung trong học tập và các hoạt động hàng ngày. |
Cải thiện kỹ năng xã hội | Tham gia các hoạt động thể dục theo nhóm như bơi lội, võ thuật, hoặc các môn thể thao đồng đội, giúp trẻ học cách tương tác với người khác, từ đó phát triển kỹ năng xã hội và tăng cường khả năng hòa nhập. |
Phát triển kỹ năng | Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ học cách kiểm soát cơ thể và cảm xúc, từ đó giảm các hành vi tăng động hoặc những hành vi khó kiểm soát khác. |
Nâng cao sức khỏe | Tập thể dục giúp cải thiện hệ tim mạch, hệ hô hấp và cơ bắp, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. |
Tăng cường sự tự tin | Khi trẻ hoàn thành các bài tập hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất mới, trẻ có thể cảm thấy tự hào về bản thân, từ đó tăng cường lòng tự tin cho trẻ. |
Phát triển kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong hành trình chữa bệnh của trẻ
3. Một số bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ
Sau những công trình nghiên cứu về trẻ tự kỷ, các nhà khoa học nhận ra việc hoạt động thể chất kéo dài hơn 20 phút có thể giúp giảm thiểu các hành vi lặp đi lặp lại, tăng động quá mức và sự hung hăng. Việc tập thể dục không chỉ giúp trẻ tự kỷ dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh mà còn hỗ trợ quá trình giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
>>> Gợi ý các bài tập giao tiếp bằng mắt cho trẻ tự kỷ
Các bài tập toàn thân là tốt nhất cho trẻ tự kỷ để tăng khả năng phối hợp, sức mạnh, sức bền và nhận thức về cơ thể. Dưới đây là một số bài tập thể dục cho người bệnh tự kỷ:
3.1. Đi bộ
Bài tập đi bộ là một hoạt động đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ. Bắt đầu bằng việc đi bộ trong thời gian ngắn như quanh công viên hoặc trong khu phố. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và không bị quá tải với môi trường xung quanh.
Trong quá trình đi bộ, cha mẹ có thể kết hợp với các hoạt động như đếm số bước, quan sát cây cối, động vật hoặc nhận biết màu sắc của các vật thể. Điều này không chỉ giúp trẻ vận động mà còn kích thích phát triển kỹ năng nhận thức.
3.2. Đập bóng
Đập bóng giúp cải thiện khả năng phối hợp giữa tay và mắt, tăng cường sự linh hoạt và khéo léo của trẻ. Trẻ cần phải tập trung để theo dõi bóng và điều chỉnh lực tay để đập bóng đúng cách. Phụ huynh có thể đứng cách trẻ một khoảng cách ngắn, giơ bóng lên và nhẹ nhàng thả hoặc ném bóng về phía trẻ. Đồng thời khuyến khích trẻ nhìn vào quả bóng khi bạn ném và cố gắng tập trung vào quả bóng khi đập. Khi trẻ đã quen với trò chơi, bạn có thể đứng xa hơn, ném bóng với lực mạnh hơn để trẻ nâng cao thể lực.
Bài tập đập bóng giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung
3.3. Bật nhảy
Cho trẻ bắt đầu bằng việc nhảy tại chỗ. Bạn có thể đếm từng lần nhảy để giúp trẻ hiểu số lượng và tạo hứng thú. Sau đó hướng dẫn trẻ tập với tư thế ngồi xổm, đầu gối cong, bàn chân đặt trên sàn và tay ôm trước ngực. Tiếp theo nhanh chóng bật dậy từ tư thế ngồi xổm, đồng thời chân và tay mở rộng tạo hình chữ X. Tiếp đất, trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lại khoảng 20 lần. Bài tập này giúp trẻ cải thiện sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp và khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể. Song song đó có thể giúp trẻ tự kỷ xả bớt năng lượng dư thừa và giảm cảm giác lo âu hoặc căng thẳng.
3.4. Bơi lội
Quá trình bơi lội dưới nước giúp tăng cường khả năng vận động, cải thiện sự phối hợp giữa các cơ bắp và khả năng cân bằng cơ thể. Ngoài ra, bơi lội cũng hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội khi tham gia cùng các bạn bè hoặc nhóm nhỏ, khuyến khích người bệnh tự kỷ học cách tương tác và xây dựng mối quan hệ.
Khuyến khích trẻ tự kỷ bơi lội để tăng sự linh hoạt toàn thân
3.5. Bowling
Bowling đòi hỏi sự phối hợp giữa tay và mắt, giúp người chơi cải thiện kỹ năng vận động thô, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ bắp và khả năng thăng bằng. Hơn nữa, bowling còn khuyến khích trẻ tương tác xã hội, đặc biệt khi chơi cùng gia đình hoặc bạn bè, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp, tăng sự tự tin.
3.6. Cưỡi ngựa
Khi cưỡi ngựa, trẻ phải duy trì thăng bằng và phối hợp các bộ phận cơ thể, giúp tăng cường sự kiểm soát vận động và phát triển hệ cơ. Sự chuyển động nhẹ nhàng của ngựa kích thích cảm giác và giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh cảm giác thăng bằng. Trước khi cưỡi, trẻ nên có cơ hội làm quen với ngựa bằng cách vuốt ve, cho ngựa ăn hoặc xem người khác cưỡi ngựa. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và giảm sợ hãi. Trong quá trình cưỡi ngựa, trẻ có thể thực hiện các bài tập như vươn tay, nắm dây cương hoặc thực hiện các động tác khác để tăng cường sự phối hợp và khả năng vận động.
3.7. Đạp xe
Đạp xe ngoài trời, nhất là trong môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ thư giãn, giảm lo lắng và căng thẳng. Hoạt động liên tục và nhịp nhàng của việc đạp xe có thể tạo ra cảm giác bình yên, giúp trẻ kiểm soát hành vi và cảm xúc tốt hơn. Bắt đầu từ những bài tập cơ bản, như giúp trẻ làm quen với việc ngồi trên xe, giữ thăng bằng và đạp chậm. Tăng dần độ khó khi trẻ đã tự tin hơn, đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái và không bị ép buộc.
3.8. Võ thuật
Tập võ thuật giúp trẻ tự kỷ tự tin và mạnh mẽ hơn
Các nghiên cứu cho thấy các phương pháp can thiệp dựa trên võ thuật có thể mang lại tác động tích cực đối với triệu chứng và khả năng chức năng của trẻ em, thanh thiếu niên mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Cụ thể, võ thuật giúp cải thiện kỹ năng tương tác xã hội, giao tiếp, khả năng tự điều chỉnh, trí nhớ, kiểm soát tư thế và chức năng nhận thức của trẻ. Các môn võ như Taekwondo, Karate có thể là lựa chọn tốt cho trẻ tự kỷ vì chúng kết hợp giữa kỹ thuật tự vệ và rèn luyện thể chất. Quan trọng là chọn một môn võ có môi trường thân thiện, an toàn để trẻ dễ dàng thích nghi.
4. Những lưu ý khi áp dụng bài tập thể thao cho người tự kỷ
Nghiên cứu cho thấy nhiều người tự kỷ gặp khó khăn trong việc phối hợp vận động và thăng bằng, khiến một số môn thể thao trở thành trở ngại cho họ. Dù vậy, họ không nên tránh xa các hoạt động thể chất mà cần chọn môn phù hợp với khả năng và sở thích. Các môn đồng đội như bóng đá, bóng rổ thường đòi hỏi phối hợp cao và diễn ra trong môi trường ồn ào, ánh sáng mạnh, điều này có thể gây khó chịu cho người tự kỷ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều câu lạc bộ thể thao dành riêng cho người tự kỷ, tạo cơ hội để khuyến khích họ tham gia. Cần động viên để người bệnh tự kỷ vượt qua mặc cảm bản thân, sự tự ti, ngại giao tiếp xã hội để hòa nhập cộng đồng hơn.
Khi lựa chọn bài tập thể dục cho người bệnh tự kỷ, cần chú trọng đến một số yếu tố quan trọng. Cá nhân hóa là yếu tố cần thiết, nghĩa là bài tập cần phù hợp với sở thích và khả năng riêng của từng trẻ. Đồng thời, nên bắt đầu từ những bài tập đơn giản và sau đó tăng dần độ khó, giúp trẻ làm quen và không bị quá tải. An toàn cũng là ưu tiên hàng đầu, đảm bảo môi trường luyện tập không có nguy cơ gây hại. Để thu hút sự hứng thú, bài tập nên mang tính thú vị và tạo không khí vui vẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi tham gia. Cuối cùng, cần kiên trì luyện tập thường xuyên để đạt được hiệu quả lâu dài và tốt nhất cho trẻ.
Quan sát và lựa chọn bài tập phù hợp với từng đối tượng bệnh
Việc lựa chọn bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc và tăng cường khả năng tập trung. Một môi trường tập luyện thoải mái sẽ giúp người bệnh dễ dàng hòa nhập, tự tin hơn trong cuộc sống. Miraicare tin rằng, nếu bạn kiên nhẫn và đồng hành cùng người bệnh tự kỷ trong hành trình rèn luyện thể thao, để họ có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần
Bài viết phổ biến khác