Bỏ túi các bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ đơn giản, hiệu quả nhất
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn áp dụng cho con của mình. Các bài test này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của rối loạn. Từ đó, bố mẹ và chuyên gia có thể thực hiện phác đồ điều trị phù hợp, giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý cho bạn 4 bài test tăng động giảm chú ý chuẩn xác nhất cho trẻ ngay trong bài viết này.
1. Tăng động giảm chú ý (ADHD) ảnh hưởng thế nào đến trẻ?
Trước khi chia sẻ cho bạn các bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ, Mirai Care sẽ chỉ ra một vài ảnh hưởng của vấn đề này đối với trẻ. Hiểu đơn giản, tăng động giảm chú ý (ADHD) là một loại rối loạn thần kinh thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ.
Một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý:
- Thiếu tập trung: Trẻ khó tập trung vào một việc nào đó, dễ bị phân tâm rồi quay sang làm việc khác hoặc hay quên.
- Hiếu động quá mức: Trẻ không thể ngồi yên quá lâu, luôn muốn chạy nhảy, leo trèo.
- Hành vi bốc đồng: Trẻ nói chuyện không suy nghĩ, khó chờ đợi, cắt ngang lời người khác.
Điều này vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa giảm sút năng lực học tập cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Dưới đây là bảng phân tích chi tiết nhữngảnh hưởng của ADHDđối với trẻ nhỏ, bạn có thể tham khảo:
ADHD ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đời sống của trẻ
Thực hiện bài test tăng động giảm chú ý là một trong các bước cần thực hiện trong quy trình can thiệp trẻ tự kỷ, giúp xác định chính xác các khó khăn mà trẻ đang gặp phải, từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp và hiệu quả.
2. Các bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ chuẩn xác nhất
Làm thế nào để bố mẹ sớm phát hiện con bị tăng động giảm chú ý chuẩn xác nhất? Dưới đây là top 4 bài test ADHD cho trẻ em phổ biến và có tính chính xác cao, phụ huynh có thể tham khảo và cân nhắc thực hiện.
2.1 Bài test 1: Kiểm tra về các biểu hiện giảm chú ý ở trẻ
Bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ đầu tiên Mirai Care muốn giới thiệu cho bạn chính là kiểm tra các biểu hiện. Mục tiêu của bài test này là đánh giá khả năng tập trung, nhận biết sớm các biểu hiện của giảm chú ý ở trẻ và cung cấp thông tin ban đầu để tham khảo ý kiến chuyên gia.
Bài test thường được thực hiện thông qua các câu hỏi và tiêu chí:
- Trẻ có thường xuyên ngọ nguậy chân tay hay không thể ngồi yên một chỗ không?
- Trẻ có chạy nhảy, leo trèo mà không ý thức sự nguy hiểm của các hành động này không?
- Trẻ dễ bị xao nhãng và mất tập trung bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả âm thanh và tiếng động nhỏ không?
- Trẻ không tập trung và khó hiểu những gì người lớn truyền đạt, dễ bỏ qua các thông tin quan trọng.
- Khả năng tự quản lý, lập kế hoạch và sắp xếp công việc của trẻ có kém hay không.
- Trẻ có dễ bị quên hay thường xuyên làm mất đồ dùng cá nhân như dụng cụ học tập, đồ chơi,... không?
- Kiểm tra trí nhớ của trẻ xem có dễ quên các hoạt động thường ngày hay không, kể cả những việc quen thuộc như vệ sinh cá nhân,....
Kiểm tra về các biểu hiện giảm chú ý ở trẻ
2.2 Bài test 2: Đánh giá về các biểu hiện bốc đồng, tăng động của trẻ
Bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ tiếp theo là đánh giá về các biểu hiện bốc đồng, tăng động của trẻ đang ở mức độ nào. Bản chất bài kiểm tra này chính là giúp giải đáp các câu hỏi sau:
- Trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi phải ngồi yên một vị trí và xuất hiện hành động cựa quậy tay chân, muốn di chuyển nếu phải ngồi lâu không?
- Trẻ hoạt động và di chuyển liên tục không ngừng nghỉ hay nói những vấn đề không hợp hoàn cảnh không?
- Trẻ có biểu hiện nói quá nhiều, nói chen ngang lời người khác hay không?
- Khi chờ đợi quá lâu, trẻ mất kiên nhẫn, cáu gắt và có hành động quá khích không?
- Trẻ khó hay dễ hòa nhập và duy trì các hoạt động, trò chơi cần sự tập trung?
Đánh giá về các biểu hiện bốc đồng, tăng động của trẻ
2.3 Bài test 3: Đánh giá hành vi chống đối của trẻ
Đánh giá hành vi chống đối là một trong những bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ khá phổ biến. Bài test này nhằm nhận biết các dấu hiệu ADHD ở trẻ liên quan đến hành vi, sự phản kháng.
Cụ thể, bài kiểm tra này giúp phụ huynh sớm phát hiện một trong các biểu hiện ADHD của trẻ dưới đây:
- Khó kiểm soát hành vi, cảm xúc, dễ cáu gắt, tức giận khi không vừa ý.
- Thường xuyên chống đối, cãi lớn tiếng với người lớn.
- Phản kháng, không tuân thủ và làm trái yêu cầu của người khác.
- Nhạy cảm, dễ tự ái khi cảm thấy có sự thiên vị.
- Luôn đổ lỗi và quy trách nhiệm cho người khác ngay cả lúc bản thân mắc sai lầm.
- Cọc cằn, thù hằn, giận lâu và có hành vi trả thù.
Đánh giá hành vi chống đối của trẻ
2.4 Bài test 4: Đánh giá về hành vi cư xử của trẻ
Cuối cùng là bài test đánh giá về hành vi cư xử của trẻ. Mục tiêu của bài test này là đánh giá về khả năng giao tiếp, sự tự lập hay hành vi xã hội của trẻ. Trường hợp kết quả bài test cho thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây thì bố mẹ nên cần chú ý:
- Trẻ là người khởi xướng các mâu thuẫn, cuộc cãi vã hoặc đánh nhau với bạn bè.
- Trẻ có xu hướng bạo lực, bắt nạt, đe dọa người khác.
- Tần suất trốn học, chống đối quy định trường học tăng cao.
- Liên tục nói dối, che lấp lỗi lầm của bản thân nhằm chối trách nhiệm và tránh phiền phức.
- Chủ động làm hỏng, phá hủy tài sản của người khác.
- Không chỉ bạo lực với người, trẻ còn có xu hướng hành hung động vật.
- Đã từng sử dụng vũ khí sắc nhọn làm tổn thương người khác.
- Từng có hành vi trộm cắp vặt, trộm cắp có chủ đích.
Đánh giá về hành vi cư xử của trẻ
3. Thang điểm đánh giá mức độ tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ
Để đưa ra câu trả lời và đánh giá cho những tiêu chí trong các bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ, phụ huynh cần dựa trên thang điểm đánh giá mức độ tăng động giảm chú ý. Sau đó, phụ huynh bắt đầu tổng điểm và đối chiếu với bảng điểm chuẩn để đưa ra nhận định cuối cùng.
Với mỗi câu trả lời “Có” sẽ tính 1 điểm và “Không” tính 0 điểm. Cụ thể:
- Bài test 1 và 2 dưới 5 điểm chứng tỏ trẻ bình thường.
- Điểm bài test 1 từ 6 đến 9 và bài test 2 dưới 5 điểm thì trẻ có nguy cơ bị tăng động giảm chú ý dạng hiếu động.
- Điểm bài test 1 dưới 5 và bài test 2 từ 6 đến 9 điểm thì trẻ có xu hướng bị tăng động giảm chú ý dạng thiếu tập trung.
- Cả 2 bài test 1 và 2 đều từ 6 đến 9 điểm chứng tỏ trẻ có biểu hiện bị tăng động giảm chú ý dạng tổng hợp.
Còn bài test 3 và 4 giúp phụ huynh đánh giá rõ hơn về các rối loạn chống đối cùng hành vi cư xử của trẻ. Nếu bài test 3 từ 4 đến 8 điểm thì trẻ đang có biểu hiện của tăng động giảm chú ý kèm chống đối. Nếu bài test 4 ở mức 3 đến 17 điểm thì trẻ bị ADHD kèm rối loạn hành vi cư xử.
Tuy nhiên, kết quả bài test chỉ mang tính hỗ trợ và không thể thay thế cho chẩn đoán của các chuyên gia. Vậy nên, khi nghi ngờ, phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra và chẩn đoán tại các cơ sở uy tín để nhận hỗ trợ chi tiết.
Thang điểm đánh giá mức độ ADHD ở trẻ nhỏ
4. Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện con có nguy cơ mắc chứng ADHD?
Sau khi thực hiện bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ và nhận thấy con có nguy cơ mắc bệnh, phụ huynh không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và đưa con đến cơ sở chuyên khoa thăm khám.
Với mỗi mức độ của trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ can thiệp phù hợp nhất. Ngoài ra, khi chăm sóc con đang hoặc có nguy cơ mắc ADHD, phụ huynh cần chú ý những điều sau:
- Hỗ trợ và hướng dẫn trẻ lập kế hoạch thực hiện các công việc cần làm trong ngày.
- Tuyệt đối không sử dụng bạo lực hoặc quát mắng, trách phát trẻ với tần suất dày.
- Chú trọng, quan tâm đến cảm xúc con và luôn chia sẻ, lắng nghe suy nghĩ cũng như mong muốn của trẻ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường thực phẩm giàu vitamin, protein, omega 3,... vào thực đơn hàng ngày cho bé.
Ngoài ra, phụ huynh cần kết hợp áp dụng phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ. Một trong số đó phải kể đến liệu pháp tế bào gốc. Tính đến hiện tại, hiệu quả cải thiện khi chữa ADHD bằng tế bào gốc lên đến hơn 95%, thậm chí có trẻ là cải thiện hoàn toàn. Ở nước ngoài cũng có báo cáo kết quả nghiên cứu về những cải thiện triệu chứng trong điều trị tự kỷ và rối loạn phát triển bằng liệu pháp tế bào gốc.
Mirai Care tự hào là một cầu nối đáng tin cậy cùng phụ huynh giúp trẻ tăng động giảm chú ý có một cuộc sống hòa nhập với xã hội. Mirai Care hợp tác độc quyền với Viện Nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) với mục tiêu là cùng hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hiện nay TSRI là đơn vị duy nhất tại Nhật Bản điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương. Giám đốc của Viện nghiên cứu là bác sĩ Takahiro Honda đã thực hiện khoảng 300 ca điều trị bằng tế bào gốc mỗi năm, với tổng số ca điều trị hơn 500 ca.
CEO Nguyễn Việt Tiến - Tổng Giám đốc của Mirai Care chia sẻ: Phương châm hoạt động của Mirai Care là giúp bệnh nhân Việt Nam có thể tiếp cận và sử dụng những dịch vụ y tế hàng đầu Nhật Bản với chi phí hợp lý nhất. Mirai Care tự hào khi phần nào đó đã đem đến những giá trị kiến thức về sức khỏe hữu ích cho cộng đồng và đặc biệt là cho trẻ em Việt Nam.
Mirai Care là cầu nối giúp trẻ ADHD tiến tới một cuộc sống hòa nhập
Trên đây là tổng hợp 4 bài test tăng động giảm chú ý ở trẻ chuẩn xác nhất, phụ huynh có thể tham khảo để áp dụng kiểm tra cho bé. Ngoài ra, Mirai Care còn chia sẻ cho bạn thang điểm đánh giá mức độ bị ADHD dựa trên các bài kiểm tra. Tuy nhiên, kết quả của bài test chỉ mang tính chất tham khảo. Để có chẩn đoán chính xác, cần kết hợp với các đánh giá lâm sàng khác và ý kiến của chuyên gia.
Bài viết phổ biến khác