phone

Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả:

Parkinson là một trong những bệnh lý về thần kinh não bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Vậy parkinson là bệnh gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Mirai Care để tìm lời giải đáp chi tiết cho những câu hỏi này nhé!

Nội dung bài viết


1. Parkinson là gì?

Parkinson là một bệnh lý thần kinh hay còn được biết đến là một loại rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng thoái hóa tế bào trong não và thiếu hụt dopamine. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng vận động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ của người bệnh. Bệnh parkinson nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể làm mất đi một số chức năng vật lý bình thường.

Bệnh parkinson là gì

Parkinson là một loại rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương

2. Triệu chứng Parkinson

Làm thế nào để biết một người đang bị Parkinson? Để sớm phát hiện, thăm khám và lên phác đồ điều trị parkinson kịp thời, bạn có thể dựa vào một vài triệu chứng phổ biến sau: 

  • Tay, chân, môi, lưỡi,... run không ngừng nghỉ, mức độ tăng dần khi tập trung quá mức hoặc xúc động. 
  • Tốc độ vận động giảm sút, khoảng cách bước chân ngắn dần, dáng đi bất thường và thao tác trở nên kém linh hoạt. 
  • Cơ và xương dần co cứng, chuyển động khó khăn, vùng vai, lưng hoặc cổ cũng xuất hiện tình trạng tê cứng. 
  • Giọng nói có thể thay đổi, có cảm giác ức chế khi chớp mắt hoặc nháy mắt, gương mặt dần mất đi vẻ tự nhiên. 
  • Cơ thể có xu hướng gấp về phía trước, khó giữ thăng bằng và dễ bị ngã nếu bị tác động từ phía sau. 
  • Có đến 1/3 người bị Parkinson bị sa sút trí tuệ, khả năng ngôn ngữ và nhận thức về không gian, thời gian bị suy giảm. 
  • Rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ và ngủ nhiều vào ban ngày, đêm khó ngủ hoặc khó vào giấc. 
  • Một vài dấu hiệu khác như đau vai, táo bón, phân biệt mùi kém, tính cách bất thường, cơ thể mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục,....

dấu hiệu bệnh parkinson

Tay, chân, môi, lưỡi run không ngừng nghỉ cảnh báo có thể bị parkinson

3. Nguyên nhân bệnh Parkinson

Hiện nay, các chuyên gia và nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh parkinson. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng, hàm lượng dopamine trong cơ thể người bị parkinson bị giảm đáng kể. Được biết, dopamine tập trung nhiều ở vùng hạch đáy của não, là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh trong não và đóng vai trò quan trong việc phối hợp các động tác của cơ thể mỗi người. 
Vì vậy, khi các tế bào não bị thoái hóa hoặc không sản sinh dopamine dẫn đến vận động khó khăn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh parkinson. Bên cạnh đó, parkinson còn có thể do một vài yếu tố khác gây ra như: 

  • Tuổi tác: Càng nhiều tuổi, hàm lượng dopamine càng giảm tăng nguy cơ mắc parkinson. 
  • Môi trường: Theo các chuyên gia, người thường xuyên tiếp xúc gần với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu nguy cơ bị parkinson cao hơn người bình thường. 
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị parkinson thì khả năng mắc bệnh parkinson cao hơn. 
  • Chấn thương sọ não: Tỷ lệ người có tiền sử chấn thương sọ não cao bị parkinson cao hơn người bình thường.

4. Các giai đoạn của bệnh Parkinson

Theo thang điểm đánh giá về hội chứng parkinson của Hoehn và Yahr, bệnh parkinson được chia thành 5 giai đoạn chính, bao gồm: 

Giai đoạn 1: Triệu chứng bệnh xuất hiện ở một bên cơ thể

Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh parkinson chưa rõ rệt. Đa số người bệnh chỉ cảm nhận được cơn tê và run nhẹ nửa người, thỉnh thoảng xuất hiện thêm co cứng cơ. Thời điểm này, bệnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nên mọi người không biết mình đang bị bệnh hoặc nghi ngờ nhưng chủ quan, không đi thăm khám. 

giai đoạn của bệnh parkinson

Giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh parkinson chưa rõ rệt

Giai đoạn 2: Triệu chứng bệnh có ở toàn thân kèm phản xạ tư thế 

Giai đoạn này, người bệnh cảm nhận các dấu hiệu bị parkinson rõ rệt hơn ở toàn thân. Cơ dần co cứng khiến cử động khó khăn, dáng đi thay đổi, tay, chân và các cơ quan khác trên cơ thể run lắc nhiều hơn. 
Gương mặt người bệnh ở giai đoạn 2 ít biểu cảm và không thể hiện cảm xúc do căng cứng cơ. Từ giai đoạn 1 tiến triển lên giai đoạn 2 kéo dài khoảng vài tháng đến vài năm tùy từng người bệnh. 

Giai đoạn 3: Chức năng vận động giảm, khó giữ thăng bằng

Người bị parkinson giai đoạn 3 bắt đầu gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, người bệnh khó giữ thăng bằng, dễ bị ngã khi đang làm việc hoặc sinh hoạt hàng ngày kèm theo đó là tần suất run lắc nhiều hơn. Nếu phát hiện kịp thời thì các triệu chứng của giai đoạn này vẫn có thể cải thiện đáng kể.

Giai đoạn 4: Vận động kém, di chuyển khó 

Bước vào giai đoạn 4, chức năng vận động của người bị parkinson suy giảm trầm trọng do cơ căng cứng. Đa số mọi hoạt động vô cùng chậm chạp, người bệnh chỉ đứng và di chuyển được trong thời gian ngắn, cần người thân chăm sóc, hỗ trợ. 

bệnh parkinson và cách điều trị

Giai đoạn 4 của bệnh parkinson, người bệnh cần người thân hỗ trợ

Giai đoạn 5: Không thể tự đi lại

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, người bị parkinson sẽ run tay chân nhiều, cơ bắp căng cứng và không thể tự đi lại. Đa số người ở giai đoạn 5 đều nằm liệt giường hoặc ngồi xe lăn và phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Đồng thời, các loại thuốc điều trị cũng không còn tác dụng. 

5. Các loại bệnh Parkinson

Tính đến hiện tại, bệnh parkinson được chia thành 2 nhóm chính là nguyên phát (vô căn) và thứ phát. Cụ thể: 

5.1 Nguyên phát

Có tới 80% người mắc bệnh parkinson thuộc nhóm nguyên phát, tức không rõ nguyên nhân. Các dấu hiệu của nhóm này gồm người cứng đờ, tay chân run lẩy bẩy, cử động và di chuyển chậm chạp,.... 

5.2 Thứ phát

Nhóm bệnh parkinson thứ phát tiếp tục được chia thành 2 nhóm nhỏ gồm: 

  • Bệnh parkinson xơ cứng động mạch: Theo Hội thần kinh học Việt Nam, bệnh parkinson xơ cứng động mạch hay bệnh parkinson mạch máu thường có các triệu chứng liên quan đến tâm lý, trí nhớ, giấc ngủ,.... Các bệnh nhân trong nhóm này bị hạn chế cung cấp máu não, thậm chí có nguy cơ bị đột quỵ nhẹ. 
  • Bệnh parkinson do thuốc: Một số loại thuốc như thuốc bổ não, thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc chẹn calci,... được cho là các tác nhân dẫn đến bệnh parkinson. Đa số trường hợp bị parkinson do thuốc sẽ kết thúc trong vài ngày hoặc vài tuần, lâu hơn có thể vài tháng sau khi kết thúc dùng thuốc.

các loại bệnh parkinson

Bệnh parkinson được chia thành 2 nhóm chính 

6. Đối tượng nào nguy cơ bị bệnh Parkinson?

Bất kỳ ai, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh parkinson. Tuy nhiên theo thống kê và nghiên cứu của các chuyên gia, phần lớn người bệnh đều trên 60 tuổi. 

Theo đó, tỷ lệ người dưới 50 tuổi mắc parkinson là 1/10, nghĩa là cứ 10 người bệnh mới có 1 người dưới 50 tuổi. Bên cạnh đó, số người bệnh parkinson là nam giới cũng cao hơn nữ giới.

7. Biến chứng của bệnh Parkinson

Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì parkinson sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Trí tuệ giảm sút, lú lẫn, kém minh mẫn, thậm chí không nhớ cả người thân và các sự viễn đã - đang xảy ra. 
  • Mất kiểm soát di chuyển, khả năng té ngã cao dẫn đến gãy xương, chấn thương sọ não, đứt dây chằng,.... 
  • Sút cân, suy kiệt sức lực, viêm phổi, khó thở. 
  • Đường tiểu bị nhiễm trùng gây ra nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mạn tính, nguy hiểm hơn có thể nhiễm trùng huyết gây tử vong.

bệnh parkinson và phương pháp điều trịKhông phát hiện sớm, điều trị kịp thời, parkinson sẽ trở nên nghiêm trọng hơn

8. Phương pháp điều trị bệnh Parkinson

Mặc dù parkinson không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, có thể khiến người bệnh bị tàn phế nếu tiến triển nặng. Vì thế, người bệnh cần phát hiện và điều sớm để tránh biến chứng ngoài ý muốn. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng để ngăn bệnh phát triển: 

8.1 Sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson

Nếu nghi ngờ bản thân bị parkinson thì bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và sử dụng một vài loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như: 

  • Thuốc thay thế dopamine: Madopar, Sinemer, Syndopam.... Trong quá trình dùng những loại thuốc này, bạn không nên kết hợp cùng vitamin B6.
  • Thuốc ức chế dị hóa dopamin: Các thuốc thuộc nhóm này thường rất ít và khó mua ở Việt Nam. 
  • Thuốc đồng vận dopamine: Nhóm thuốc này giúp kích thích trực tiếp đến các thụ thể dopamin như sifrol, trivastal, bromocriptine,.... 
  • Thuốc kháng tiết cholin: Bao gồm Trihex, Artan. 

>>> Có thể bạn quan tâm: bệnh parkinson có chữa khỏi được không

Lưu ý, khi mới sử dụng các loại thuốc này, người bệnh nên dùng liều thấp rồi dần tăng liều lượng. Trường hợp muốn đổi thuốc khác, người bệnh nên từ từ thay đổi, tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ như khô miệng, tim đập nhanh, đau bụng, buồn nôn,... thậm chí lú lẫn, ảo giác. 

điều trị bệnh parkinsonNgười bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị parkinson

8.2 Điều trị phẫu thuật

Với những trường hợp không đáp ứng khi dùng thuốc, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Theo đó, các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên chọn một trong các cách sau: 

  • Phẫu thuật định vị 
  • Ghép mô thần kinh 
  • Kích thích điện vùng thể vận - liềm đen.
  • Phục hồi chức năng

Một vài biện pháp phục hồi chức năng người bệnh có thể áp dụng có thể kể đến như: 

  • Vật lý điều trị giúp giảm rối loạn thăng bằng và tăng khả năng vận động. 
  • Áp dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện rối loạn về nuốt và nói. 
  • Thực hiện các bài tập luyện giúp cải thiện khả năng vận động như yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền,....

8.3 Điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc

Bên cạnh các phương pháp trên, một vài đơn vị đã ứng dụng tế bào gốc vào điều trị parkinson. Quy trình điều trị bao gồm các bước cơ bản sau: 

  • Bước 1: Thu thập tế bào gốc từ mỡ hoặc máu của người bệnh. 
  • Bước 2: Nuôi cấy tế bào gốc trong phòng thí nghiệm thông qua môi trường nuôi cấy đặc biệt và yếu tố tăng trưởng. 
  • Bước 3: Sau khi tế bào gốc được kiểm chứng hiệu quả và tính an toàn, chúng sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh để bắt đầu điều trị. 
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn. 

Mặc dù phương pháp điều trị này là một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực y học nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Nếu bạn đang tìm hiểu và tìm kiếm đơn vị hỗ trợ điều trị parkinson bằng tế bào gốc thì liên hệ với Mirai Care để được hỗ trợ nhé! Mirai Care sẽ kết nối người bệnh với khách hàng sang Nhật Bản khám và chữa bệnh parkinson bằng liệu pháp tế bào gốc với chi phí hợp lý, tỷ lệ thành công cao.

9. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Parkinson

Không chỉ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, người mắc parkinson cần kết hợp với lối sống lành mạnh, bổ sung thực phẩm cần thiết để kiểm soát triệu chứng và cải thiện bệnh nhanh chóng. Vậy người bệnh Parkinson nên ăn gì và không nên ăn gì?
Các nhóm thực phẩm tốt cho người bị parkinson và giữ vai trò phòng bệnh bao gồm: 

  • Hoa quả: Người bệnh parkinson nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như quýt, táo, lê, ổi, đu đủ, cam, bơ, đào,.... 
  • Thực phẩm giàu chất oxy hóa: Theo các nhà nghiên cứu, chất oxy hóa có khả năng giúp ổn định nồng độ dopamine nên người bị parkinson nên bổ sung nhóm thực phẩm này như các loại rau củ, các loại hạt, các loại đậu, đậu nành, trái cây,.... 
  • Thực phẩm giàu dopamine: Nồng độ dopamine giảm khiến tế bào não kém phát triển sẽ gây ra bệnh parkinson. Vì thế, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm cung cấp dopamine trong não như các loại đậu, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt hướng dương,.... 
  • Thực phẩm omega-3: Omega 3 có tác dụng chống viêm, tốt cho người bị parkinson. Những thực phẩm chứa nhiều omega 3 gồm cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó,.... Tần suất bổ sung hợp lý khoảng 2 lần/tuần. 
  • Người bị parkinson không nên nạp quá nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, sữa,... và giảm lượng đường trong các bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế sử dụng chất kích thích, caffeine tránh tụt huyết áp, tác động xấu đến sức khỏe.

Tìm hiểu về bệnh parkinsonNgười mắc parkinson nên sống lành mạnh, bổ sung thực phẩm cần thiết

10. Những cách phòng ngừa bệnh Parkinson

Hiện nay, chưa có phương pháp phòng bệnh parkinson bởi chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát bất thường thần kinh có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc parkinson. Một vài biện pháp bạn có thể cân nhắc áp dụng như: 

  • Bổ sung thực phẩm giàu flavonoid, hạn chế tối đa các chất kích thích, cồn. 
  • Tắm nắng thường xuyên để bổ sung hàm lượng vitamin D cho cơ thể. 
  • Uống trà xanh để ngăn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh. 
  • Thường xuyên tập thể dụng, vận động để các bộ phận linh hoạt và nhanh nhạy hơn. 
  • Hạn chế tiết xúc với môi trường độc hại, nồng mùi hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.... 

Có thể thấy, bệnh parkinson không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể tự nhận biết bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đừng quên thường xuyên truy cập Mirai Care để đón đọc tin tức hữu ích về sức khỏe nhé!