Điều Trị Parkinson Bằng Tế Bào Gốc: Chi Phí, Quy Trình Và Độ Hiệu Quả
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene
Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu đầy triển vọng trong y học tái tạo. Trong quá trình nghiên cứu, những tiến bộ đáng kể đã được chứng nhận, mở ra hy vọng về một phương pháp điều trị mới an toàn và hiệu quả. Hướng tới mục tiêu này, các nhà khoa học kỳ vọng có thể giúp những người đang chịu đựng cơn ác mộng mang tên Parkinson sớm thoát khỏi ám ảnh và cải thiện chất lượng sống tốt hơn.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh Parkinson
1.1. Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson hình thành do rối loạn thoái hoá hệ thần kinh trung ương
Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh hình thành do sự rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương. Tình trạng này làm cho các tế bào trong não bị thoái hóa và thiếu hụt dopamine. Người bệnh Parkinson không có đủ dopamine trong não vì một số tế bào thần kinh tạo ra dopamine đã chết.
1.2. Triệu chứng của bệnh Parkinson
Parkinson có bốn triệu chứng chính:
- Run tay, cánh tay, chân, hàm hoặc đầu
- Cứng cơ, cơ vẫn co lại trong một thời gian dài
- Chuyển động chậm chạp
- Mất thăng bằng, đôi khi dẫn đến té ngã
Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể xuất hiện ở người bệnh bao gồm: Trầm cảm, thay đổi cảm xúc, khó nuốt, nhai và nói, gặp các vấn đề về tiết niệu hoặc táo bón, gặp các vấn đề về da,...
Các triệu chứng của bệnh Parkinson và tốc độ tiến triển có sự khác nhau giữa từng người. Bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình có thể là những người đầu tiên nhận thấy những thay đổi ở người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu. Họ có thể thấy rằng khuôn mặt của người đó thiếu biểu cảm và sinh động, hoặc người đó không di chuyển cánh tay hoặc chân một cách bình thường.
Người bệnh Parkinson thường có biểu hiện rung tay, đi lại kém linh hoạt
Những người mắc bệnh Parkinson thường có dáng đi với xu hướng nghiêng về phía trước, đi những bước nhỏ, nhanh và giảm vung tay. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp khó khăn khi bắt đầu chuyển động hoặc tiếp tục chuyển động.
Nhiều người mắc bệnh Parkinson cho biết trước khi cơ bị cứng và run, họ đã gặp vấn đề về giấc ngủ, táo bón, mất khứu giác và chân không yên. Mặc dù các triệu chứng này cũng có thể xảy ra như một quá trình lão hóa bình thường, nhưng nếu chúng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục.
1.3. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Thông thường, các tế bào thần kinh tạo ra một chất hóa học quan trọng trong não được gọi là dopamin. Khi các tế bào thần kinh chết hoặc suy yếu, chúng sẽ sản xuất ít dopamine hơn, gây ra các vấn đề về vận động liên quan đến bệnh. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao tế bào thần kinh lại chết đi.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh Parkinson cũng bị mất các đầu dây thần kinh sản xuất norepinephrine - Chất truyền tin hóa học chính của hệ thần kinh giao cảm, có vai trò kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể chẳng hạn như nhịp tim và huyết áp. Mất norepinephrine khiến người bệnh Parkinson cảm thấy mệt mỏi, huyết áp không đều, giảm tốc độ tiêu hoá thức ăn và tụt huyết áp đột ngột khi đứng lên hoặc nằm.
Bệnh Parkinson cũng ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hoá thức ăn
Một số trường hợp bệnh Parkinson là do di truyền và một số có thể bắt nguồn từ các biến thể di truyền cụ thể. Mặc dù di truyền được cho là có vai trò không nhỏ trong hình thành bệnh Parkinson nhưng trong hầu hết các trường hợp, căn bệnh này dường như không di truyền trong gia đình. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng bệnh Parkinson là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với chất độc.
2. Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
Trong nhiều năm qua, người ta đã quan tâm đến việc ghép tế bào gốc như một phương pháp tiềm năng giúp phục hồi dopamine ở người bệnh Parkinson. Mục tiêu của liệu pháp tế bào gốc đối với bệnh Parkinson là thay thế các tế bào não bị phá hủy bằng các tế bào gốc khỏe mạnh. Những tế bào gốc này sau đó có thể biến đổi thành tế bào não giúp điều chỉnh mức độ dopamine của người bệnh. Các chuyên gia tin rằng điều này có thể làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh Parkinson.
Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc đang nổi lên như một phương pháp đầy hứa hẹn để phát triển thành một giải pháp điều trị phổ biến có thể được sử dụng rộng rãi cho tất cả bệnh nhân. Mặc dù tiến bộ trong lĩnh vực này còn chậm, nhưng một số thử nghiệm lâm sàng hiện đang được triển khai đã mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh về một tương lai có thể dễ dàng chế ngự được bệnh tật.
>>> Có thể bạn quan tâm phương pháp cấy ghép tế bào gốc chữa bại não
3. Chi phí chữa bệnh Parkinson bằng tế bào gốc
Để có mức chi phí chính xác nhất, bạn cần tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia sức khoẻ
Thông thường, mức chi phí điều trị tế bào gốc phụ thuộc vào số lượng tế bào gốc được truyền vào cơ thể. Chi phí điều trị Parkinson bằng tế bào gốc có sự khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Quốc gia và khu vực: Chi phí có thể khác nhau giữa các quốc gia và khu vực do chính sách y tế, chi phí sản xuất và các yếu tố kinh tế khác.
- Phương pháp điều trị: Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập và sử dụng tế bào gốc trong điều trị Parkinson. Chính các phương pháp này có thể ảnh hưởng đến giá thành của việc điều trị.
- Nhà cung cấp dịch vụ: Giá cả cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ y tế và các chương trình điều trị bằng tế bào gốc mà họ cung cấp.
- Tình trạng bệnh: Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh Parkinson và các yếu tố đi kèm cũng phần nào ảnh hưởng đến chi phí điều trị.
Do đó, nếu bạn quan tâm đến việc chữa bệnh Parkinson bằng tế bào gốc, cách tốt nhất chính là trực tiếp tư vấn với các chuyên gia y tế để có cái nhìn cụ thể hơn về chi phí và tính khả thi của quá trình điều trị này với tình trạng của bạn.
>>> Xem thêm điều trị suy thận bằng tế bào gốc
4. Quy trình điều trị Parkinson bằng tế bào gốc
Tế bào gốc được nuôi cấy trong phòng LAB trước khi đưa trở lại cơ thể người bệnh
Quy trình điều trị Parkinson bằng tế bào gốc gồm những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thu thập tế bào gốc từ các nguồn như mỡ hoặc máu của bệnh nhân
- Bước 2: Tế bào gốc được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm thông qua các yếu tố tăng trưởng và môi trường nuôi cấy đặc biệt.
- Bước 3: Sau khi tế bào gốc đã được kiểm tra và chứng minh tính hiệu quả, an toàn, chúng được đưa vào cơ thể người bệnh để bắt đầu điều trị.
- Bước 4: Người bệnh được bác sĩ điều trị tiếp tục theo dõi tình trạng sức khoẻ và mức độ cải thiện đến khi đạt kết quả như kỳ vọng.
Mặc dù điều trị Parkinson bằng tế bào gốc chưa được áp dụng rộng rãi nhưng đó là một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực y học. Sự tiến bộ trong công nghệ và nghiên cứu đã mở ra cơ hội mới cho nhân loại trong việc ứng phó với căn bệnh này. Bằng sự kiên nhẫn và cam kết của các nhà khoa học, hy vọng sẽ đem đến cho hàng triệu người bị Parkinson một tương lai rạng rỡ hơn, nơi mà tế bào gốc có thể trở thành một chìa khóa quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh khó khăn này.
5. Mirai Care kết nối người bệnh sang Nhật Bản điều trị Parkinson bằng tế bào gốc
Với kinh nghiệm hơn 10 năm kết nối người bệnh sang Nhật Bản khám và chữa bệnh, Mirai Care nhận thấy bệnh nhân Parkinson được điều trị bằng tế bào gốc được xem là có tiến triển tốt. Đây là một lựa chọn điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân được ghi nhận là giảm tình trạng run rẩy, giảm đau mãn tính, cải thiện mức năng lượng và cải thiện chu kỳ giấc ngủ. Đặc biệt mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện tiềm năng của tế bào gốc màng bánh nhau (Amniotic stem cells– ASC) trong việc điều trị hiệu quả các rối loạn thần kinh, trong đó có Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống… Do đó, ngày càng có nhiều gia đình tìm đến liệu pháp tế bào gốc để bảo vệ sức khỏe tương lai cho cả gia đình.
Với bề dày kinh nghiệm của mình, Mirai Care cam kết mang đến cho khách hàng thông tin chính xác, minh bạch về các liệu trình tế bào gốc với chi phí hợp lý, đồng thời được thực hiện bởi các đơn vị y tế hàng đầu Nhật Bản.
—
Tài liệu tham khảo:
https://www.nia.nih.gov/health/parkinsons-disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536728/
Bài viết phổ biến khác