Giải đáp: Bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Người bệnh tiểu đường cần rất chú trọng về chế độ dinh dưỡng và lượng đường nạp vào cơ thể. Chính vì thế, dù rất thích nhưng nhiều người cũng thắc mắc bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không? Để tìm kiếm câu trả lời, hãy cùng Miraicare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết:
1. Bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Nước dừa là thức uống giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích để giải nhiệt và bổ sung khoáng chất. Thế nhưng, nước dừa cũng khá ngọt và thanh mát, vậy bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không? Câu trả lời chính là “Có” nhé, lý do là bởi:
Người bị bệnh tiểu đường "CÓ" uống được nước dừa
- Nước dừa có chỉ số đường huyết khá thấp, an toàn và phù hợp với người bị tiểu đường.
- Ước tính trong 100ml nước dừa nguyên chất chỉ chứa 3 đến 4g đường bột, 0,5 đến 1g protein và dưới 0,5g chất béo
- Hàm lượng Vitamin C, Kali, Magie, Mangan, L - arginine giúp cải thiện độ nhạy của tế bào với Insulin, từ đó kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả
Theo USDA, một cốc nước dừa cung cấp 46 calo, gần 2 gam protein, 2 gam chất xơ và 6 gam đường . Chất xơ trong nước dừa làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến rất tốt cho sức khỏe người bệnh, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thần kinh, thận. Hàm lượng dưỡng chất trong nước dừa cũng có khả năng giảm cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt, từ đó bảo vệ thành mạch, cải thiện sức khỏe tổng thể.
2. Hướng dẫn uống nước dừa đúng cách với bệnh nhân bị tiểu đường
2.1 Nên uống nước dừa tươi
Nước dừa tươi là nước dừa nguyên chất, được lấy từ quả dừa sau khi hái xuống. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại nước dừa đóng chai, đóng lon đã được pha chế và thêm một số thành phần khác. Điều này sẽ làm mất đi một số dinh dưỡng có lợi, đồng thời thêm đường tinh luyện có hại cho người bị tiểu đường. Do đó, bạn nên uống dừa nguyên chất, không pha thêm đường hay bất kỳ gia vị nào khác.
Bệnh tiểu đường nên uống nước dừa tươi
2.2 Không nên uống quá nhiều
Dù là người bị bệnh tiểu đường hay người có sức khỏe tốt thì cũng không nên uống quá nhiều nước dừa trong một ngày. Lý do là bởi hàm lượng kali cao trong nước dừa có thể khiến hoạt động của tim bị rối loạn. Đồng thời, dù có hàm lượng đường ít nhưng nếu uống quá nhiều thì vẫn có thể khiến đường huyết tăng cao và khó kiểm soát.
2.3 Người tiểu đường có ăn được cùi dừa không
Ngoài việc thắc mắc bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không thì nhiều người vẫn muốn biết người tiểu đường có ăn được cùi dừa không. Câu trả lời là không nên ăn nhé.
Trong cùi dừa, đặc biệt là cùi dừa non có chứa nhiều chất béo bão hòa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó người bình thường không nên ăn quá nhiều và người bị tiểu đường càng không nên ăn.
Bệnh tiểu đường không nên ăn cùi dừa
2.4 Trường hợp bệnh nhân tiểu đường được chỉ định không uống nước dừa
Theo nghiên cứu chung đối với bệnh nhân bị tiểu đường và tác động của nước dừa đối với người bệnh thì người bị tiểu đường có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân được chỉ định không nên uống nước dừa như:
- Bệnh nhân tiểu đường có biến chứng tim mạch, huyết áp cao.
- Bệnh nhân tiểu đường có chức năng thận suy giảm.
- Bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng một số loại thuốc có thể tương tác với các thành phần trong nước dừa.
Ngoài ra, cách tốt nhất là bạn nên làm các xét nghiệm và nhờ tư vấn của bác sĩ trong các tình trạng bệnh cụ thể để có câu trả lời phù hợp nhất với sức khỏe của mình nhé.
3. Một số câu hỏi thường gặp: bệnh tiểu đường uống nước dừa được không
3.1 Tiểu đường thai kỳ có uống nước dừa được không
Một trường hợp đặc biệt của bệnh tiểu đường đó là tiểu đường thai kỳ. Vậy, người bệnh tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?
Theo nghiên cứu, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể uống nước dừa để giải khát và bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều, không nên uống liên tục trong nhiều ngày và nên uống vào bước phụ. Đặc biệt không nên uống vào buổi tối và lúc cơ thể mệt mỏi vì nước dừa có tính hàn có thể khiến mẹ bầu dễ bị lạnh, bị ốm.
3.2 Bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước dừa mỗi ngày
Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa mỗi ngày, tương đương 250ml nước dừa. Ngoài ra, nên chia nhỏ mỗi lần và không nên uống quá nhiều trong một lúc. Đặc biệt, không nên uống nước dừa sau 7h tối vì có thể gây khó tiêu.
Bạn có thể lựa chọn uống nước dừa vào lúc đói để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa mỗi ngày
4.3 Bệnh tiểu đường có ăn nước cốt dừa được không
Ngoài tìm kiếm bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không thì nhiều người cũng thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn nước cốt dừa được không. Câu trả lời là có nhé.
Nước cốt dừa có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kali, đạm, magie,... nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều nước cốt dừa và nên chọn sản phẩm uy tín, an toàn.
Bài viết trên đây của Miraicare chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Hiện tại, Miraicare đang cung cấp dịch vụ điều trị bệnh tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc. Liệu pháp tế bào gốc hoạt động bằng cách cấy ghép tế bào gốc khỏe mạnh vào cơ thể bệnh nhân, nhằm tái tạo và phục hồi chức năng của các tế bào bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Liên hệ Hotline: 18008144 để được tư vấn trực tiếp!
Bài viết phổ biến khác