phone

[Giải đáp] Bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?

[Giải đáp] Bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Tự kỷ đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Việc hiểu rõ về căn bệnh này và những phương pháp điều trị hiện nay là vô cùng quan trọng. Vậy, bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không? Có những những phương pháp điều trị nào an toàn, hiệu quả cao? Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên và đưa ra minh chứng những trường hợp đã điều trị thành công. Cùng tham khảo nhé!

 

Nội dung bài viết:


1. Bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?

Bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không? Thực tế, khó có thể trả lời chính xác câu hỏi này bởi tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như biện pháp điều trị mà kết quả thu về sẽ khác nhau. Các chuyên gia cho rằng nếu can thiệp trước 2 tuổi thì trẻ tự kỷ có thể tự học giao tiếp, kỹ năng xã hội và các hành vi quan trọng. Đây cũng là thời điểm chẩn đoán rõ nhất và dễ thực hiện biện pháp can thiệp nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bị tự kỷ chữa được hay không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các rối loạn, thời điểm phát hiện, phương pháp can thiệp và sự hợp tác của gia đình. Mục tiêu khi điều trị chứng tự kỷ là giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ để tối đa hóa khả năng hoạt động của trẻ, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

>> BẤT NGỜ: Hiện trạng bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam biến động quá nhanh

Bệnh tự kỷ chữa được hay không tùy vào nhiều yếu tố

Bệnh tự kỷ chữa được hay không tùy vào nhiều yếu tố

2. Các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ 

Như đã nêu trên, không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp điều trị hợp lý thì tình trạng bệnh có thể cải thiện đáng kể. Dưới đây, Mirai Care sẽ chia sẻ cho bạn một vài biện pháp can thiệp phổ biến nhất hiện nay: 

2.1 Điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương

Liệu pháp tế bào gốc máu trung mô tủy xương là phương pháp lấy tế bào gốc tủy xương và tế bào gốc tạo máu từ chính tủy xương của bệnh nhân rồi tiêm tĩnh mạch trở lại cơ thể bệnh nhân, giúp tái tạo và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, điều chỉnh hệ miễn dịch và cải thiện chức năng não đặc biệt mang lại kỳ vọng cao trong điều trị bệnh tự kỷ.

Theo thống kê của viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo.Tỷ lệ bệnh nhân thành công sau điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc đạt con số trên 90%.

>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Chi phí điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương

Ưu điểm: 

Cải thiện triệu chứng của bệnh tự kỷ như: 

  • Khả năng tập trung được cải thiện và duy trì lâu hơn.
  • Có thể giao tiếp bằng mắt và tương tác với trẻ em khác.
  • Có thể ứng xử phù hợp ở nhà và nơi công cộng.
  • Giảm nỗi sợ hãi quá mức với tiếng ồn lớn, người lạ và màu sắc sáng (cải thiện từng bước)
  • Cải thiện rối loạn giấc ngủ
  • Có thể giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Trở nên năng động hơn

Nhược điểm: 

  • Chi phí điều trị khá cao. 
  • Phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam

Hiệu quả điều trị của liệu pháp tế bào gốc tủy xương với bệnh tự kỷ

Hiệu quả điều trị của liệu pháp tế bào gốc tủy xương với bệnh tự kỷ

2.2 Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc điều trị bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không? Theo Tây y, tự kỷ không phải là bệnh nên đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được công nhận về khả năng đặc trị bệnh. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị các triệu chứng đi kèm như thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ,..... 

Ưu điểm 

  • Có thể giảm các hành vi gây rối, cải thiện khả năng tập trung, giúp trẻ ngủ ngon hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình.
  • Thuốc kết hợp với các liệu pháp hành vi, trị liệu ngôn ngữ có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

Nhược điểm

  • Mỗi loại thuốc đều có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tăng cân, giảm ham muốn tình dục,... 
  • Thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng, không thể chữa khỏi bệnh tự kỷ.
  • Việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ để điều chỉnh liều lượng và phát hiện sớm các tác dụng phụ.
  • Không phải ai cũng đáp ứng tốt với thuốc.

2.3 Vật lý trị liệu

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trị rối loạn phổ tự kỷ có hết không? Đây là băn khoăn của rất đa số người thân của người bệnh khi tìm kiếm biện pháp chữa trị phù hợp. Trong thực tế, các cơ quan vận động của người tự kỷ vẫn có khả năng hoạt động ổn định.

Thế nhưng, do tính chất của hội chứng rối loạn phát triển nên khó kiểm soát và điều khiển hành vi của bản thân. Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp can thiệp phổ biến và hiệu quả cho trẻ tự kỷ, giúp cải thiện các kỹ năng vận động, phối hợp và cảm giác.

Ưu điểm

  • Giúp  tăng cường cơ bắp, phối hợp các nhóm cơ, cải thiện thăng bằng, đi lại, cầm nắm và các hoạt động hàng ngày khác.
  • Giảm bớt hành vi lặp đi lặp lại, tăng cường sự tập trung và cải thiện kỹ năng giao tiếp. 
  • Hỗ trợ loại bỏ tốt các hành vi bất lợi và thay bằng các hành vi tích cực hơn. 

Nhược điểm

  • Thời gian điều trị dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn. 
  • Chi phí khá cao, chưa kể đến thiết bị hỗ trợ nếu cần. 
  • Hiệu quả tùy thuộc vào từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. 

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp can thiệp phổ biến đối với người tự kỷ

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp can thiệp phổ biến đối với người tự kỷ

2.4 Hoạt động trị liệu

Bệnh tự kỷ có chữa khỏi không? Người bị tự kỷ có thể nhận được nhiều lợi ích từ các hoạt động trị liệu. Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng các hoạt động có mục tiêu để giúp cải thiện các kỹ năng xã hội, giao tiếp, cảm giác và vận động. Các hoạt động trị liệu phổ biến gồm trị liệu cảm giác, vận động, hành vi ứng dụng và trị liệu chơi. 

Ưu điểm

  • Củng cố hành vi tích cực, giảm các hành động tiêu cực giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng tập trung. 
  • Nâng cao khả năng giao tiếp, duy trì mối quan hệ với người khác, hiểu và đáp ứng các tín hiệu xã hội. 
  • Giúp người tự kỷ nhận biết và quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, từ đó giảm thiểu các hành vi tiêu cực.
  • Trang bị các kỹ năng để đối mặt và giải quyết các tình huống khó khăn trong cuộc sống.
  • Kết nối các gia đình có con bị bệnh, tạo thành cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh tự kỷ cho con. 

Nhược điểm

  • Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ, sự hợp tác của gia đình và bản thân trẻ.
  • Ở nhiều khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn, việc tìm kiếm các trung tâm trị liệu chất lượng cao còn hạn chế.
  • Tốn chi phí, đặc biệt đối với các gia đình ở xa trung tâm trị liệu. 

2.5 Trị liệu phân tâm

Chơi và nói chuyện là 2 hoạt động chủ yếu của phương pháp trị liệu phân tâm. Mục đích giúp người tự kỷ giải tỏa căng thẳng dồn nén và hệ thống lại cấu trúc nhân cách. Đây là hình thức trị liệu dựa trên phương pháp phân tâm của S.Freud

Ưu điểm

  • Người bị tự kỷ dần hiểu hơn về bản thân, chấp nhận những điều đang xảy ra để tìm cách thoát khỏi. 
  • Thông qua trị liệu phân tâm, các thành viên trong gia đình cởi mở, gần gũi và hiểu nhau hơn. 
  • Người bệnh chủ động, cởi mở hơn.

Nhược điểm

  • Tốn nhiều thời gian. 
  • Không cải thiện được nhiều kỹ năng cũng như không ngăn được hành vi tiêu cực. 
  • Kết quả trị liệu khó tiên lượng trong một vài tình huống.  

Chơi cùng trẻ tự kỷ là hoạt động chủ yếu của phương pháp trị liệu phân tâm

Chơi cùng trẻ tự kỷ là hoạt động chủ yếu của phương pháp trị liệu phân tâm

2.6 Chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ

Đây là biện pháp can thiệp khá phổ biến ở người tự kỷ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trị liệu ngôn ngữ và chỉnh âm thường được áp dụng cho từng trẻ. Mục tiêu và biện pháp đều được dựa trên khả năng ngôn ngữ của người bệnh. 

Ưu điểm 

  • Không mất quá nhiều thời gian và nhân lực. 
  • Không cần soạn chương trình nhiều mà chỉ cần dựa vào biểu hiện của trẻ tự kỷ. 
  • Thời gian đầu dễ tương tác. 

Nhược điểm 

  • Không dứt được cơn nóng giận. 
  • Người bệnh thụ động trong trị liệu, 
  • Không thiết lập hành vi tích cực, không ngăn hành vi tiêu cực. 
  • Chứng tăng động, mất tập trung không cải thiện.

2.7 Phương pháp luyện tập tại nhà

Nếu không áp dụng những biện pháp trị liệu trên liệu trẻ tự kỷ nhẹ có chữa khỏi không? Với trường hợp bị nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp luyện tập tại nhà để hỗ trợ trẻ. Các biện pháp phổ biến mang lại hiệu quả cao gồm giao tiếp bằng mắt, cùng nhau chơi, dạy trẻ tự lập, rèn luyện tập trung, cải thiện kỹ năng xã hội cơ bản như chào hỏi, tạm biệt,.... 

Ưu điểm

  • Tạo bước đệm tốt hình thành lối sống tự lập, có khả năng phục vụ chính bản thân. 
  • Xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với người thân, tạo điều kiện cho trẻ phụ giúp các công việc đơn giản. 
  • Việc luyện tập thường xuyên và liên tục tại nhà giúp trẻ củng cố kiến thức và kỹ năng một cách hiệu quả.

Nhược điểm

  • Môi trường hạn chế gây khó khăn trong việc hòa nhập và thiếu thiết bị hỗ trợ khi cần. 
  • Khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả vì không có sự giám sát của chuyên gia. 
  • Dễ gây mâu thuẫn trong cách áp dụng phương pháp luyện tập giữa các thành viên trong gia đình. 

Áp dụng phương pháp tại nhà tạo bước đệm tốt hình thành lối sống tự lập

Áp dụng phương pháp tại nhà tạo bước đệm tốt hình thành lối sống tự lập

3. Các trường hợp điều trị thành công bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc 

Khi cân nhắc liệu pháp tế bào gốc cho chứng tự kỷ , điều cần thiết là phải hiểu được hiệu quả của phương pháp điều trị này. Theo Kansaibou.tokyo, tỷ lệ thành công của liệu pháp tế bào gốc đối với chứng tự kỷ đạt được ở 90% các trường hợp, với tỷ lệ thành công 85% trong việc làm chậm quá trình tiến triển, ngăn chặn và làm bệnh thoái triển. 

Dưới đây là một trường hợp trẻ mắc bệnh tự kỷ điều trị bằng tế bào gốc thành công tại phòng khám Coolaser 

Bệnh nhi nam 5 tuổi, mắc bệnh tự kỷ

Bệnh nhi được chẩn đoán xác định mắc tự kỷ nặng vào năm 3 tuổi. 

Trong buổi tư vấn, trẻ hầu như không có phản ứng. Mặc dù đã tham gia trị liệu giáo dục tại địa phương, nhưng trẻ vẫn gặp rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và thường xuyên bộc phát cơn giận dữ, khiến gia đình rất mệt mỏi.

Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp tế bào gốc, dùng thuốc và liệu pháp oxytocin. Thuốc được sử dụng là Risperidone, một loại thuốc giúp kiểm soát lo âu tâm lý và kích động tinh thần.

Bắt đầu quan sát được hiệu quả sau khoảng 02 tuần điều trị, tần suất xuất hiện cơn nổi giận giảm đáng kể, tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng đã có cải thiện rõ rệt. Sau khoảng 02 tháng, trẻ có thể ngủ mà không cần dùng thuốc. Và, trẻ bắt đầu phát âm được các từ như "Ba" và "Mẹ", sau đó, vốn từ vựng cũng tiếp tục tăng dần.

Trước đây trong thời gian trị liệu giáo dục, trẻ thường xuyên có hành vi đặc trưng là chơi với nước liên tục và ngay cả khi nhắc nhở cũng rất khó để ngừng lại. Tuy nhiên, sau điều trị, trẻ đã có thể ngừng hành vi này khi được yêu cầu và dễ dàng chuyển sang hoạt động khác khi có gợi ý.

Việc giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh đã được cải thiện, điều này được cho là do hiệu quả tác động của hormone oxytocin, giúp tăng cảm giác hạnh phúc và gắn kết xã hội.

Những thay đổi tích cực này cho thấy sự hiệu quả của phương pháp điều trị kết hợp, bao gồm liệu pháp tế bào gốc, sử dụng thuốc Risperidone và liệu pháp oxytocin, trong việc cải thiện triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ và giúp trẻ tương tác xã hội tốt hơn.

Các mục cải thiện:

Các mục cải thiện Hiệu quả cải thiện
Phát âm (Khả năng ngôn ngữ)

Trước điều trị: Mất khả năng phát âm (không có khả năng nói).

Sau điều trị: Có khả năng phát âm 2-3 từ đơn.

Chất lượng giấc ngủ

Trước điều trị: Có hiện tượng thức giấc giữa đêm.

Sau điều trị: Hoàn toàn không thức giấc giữa đêm.

Kỹ năng giao tiếp xã hội

Trước điều trị: Thích chơi một mình, thiếu khả năng hòa nhập nhóm.

Sau điều trị: Có khả năng hòa nhập tốt với nhóm trẻ xung quanh.

Hành vi tập trung quá mức

Trước điều trị: Lặp lại cùng một hoạt động hơn 1 giờ và không tuân theo khi được yêu cầu dừng lại.

Sau điều trị: Có khả năng tuân theo hướng dẫn, khi được chỉ dẫn có thể chuyển sang hoạt động khác.

Quản lý cơn tức giận (hành vi ứng xử)

Trước điều trị: Các cơn tức giận kéo dài hơn 30 phút, tần suất 2 ngày/lần, không thể kiềm chế.

Sau điều trị: Trẻ bình tĩnh hơn, không còn xảy ra cơn tức giận, cáu kỉnh.

Nhiều bệnh nhân tự kỷ đã được chữa khỏi bằng tế bào gốc

Nhiều bệnh nhân tự kỷ đã được chữa khỏi bằng tế bào gốc

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng tự kỷ không phải án tử. Với sự can thiệp sớm, đúng phương pháp và sự hỗ trợ từ cộng đồng, trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ý nghĩa. Hãy theo dõi Mirai Care mỗi ngày để đón đọc thêm nhiều tin tức hữu ích về bệnh tự kỷ hơn nhé!

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://coolaser.clinic/en/stem-cell-treatment/autism-treatment/ 
  2. https://kansaibou.tokyo/%E8%87%AA%E9%96%89%E7%97%87
  3. https://miraicare.vn/ung-dung-dieu-tri-benh-tu-ky