phone

Phân loại các dạng tự kỷ ở trẻ em - Tìm hiểu ngay!

Phân loại các dạng tự kỷ ở trẻ em - Tìm hiểu ngay!

Tác giả:

Theo thông tin từ tổ chức Y tế Thế giới WHO, cứ khoảng 100 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Tại Việt Nam, vấn đề quan tâm đến sức khỏe tinh thần chưa được phổ biến rộng rãi nên chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng người ta nhận thấy tỷ lệ trẻ có biểu hiện tự kỷ đến khám tại các cơ sở y tế nhi khoa và chuyên khoa tâm thần ngày càng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng cao nhận thức và cải thiện phương pháp chẩn đoán đã dẫn đến sự gia tăng số ca được phát hiện. Hiểu biết về phân loại các dạng tự kỷ ở trẻ em không chỉ giúp cha mẹ và người chăm sóc có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng này mà còn là nền tảng quan trọng để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

 

Nội dung bài viết:


>> Xem chi tiết: Tổng quan về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam

1. Phân loại các dạng tự kỷ ở trẻ em

Mỗi trẻ tự kỷ có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt, do đó việc nắm vững các loại tự kỷ ở trẻ sẽ giúp các gia đình và chuyên gia y tế xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả, giúp trẻ phát triển tốt hơn trong môi trường sống và học tập. Các dạng tự kỷ ở trẻ em bao gồm:

Bảng tổng hợp các dạng tự kỷ ở trẻ em

Bảng tổng hợp các dạng tự kỷ ở trẻ em

1.1. Rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ là dạng phổ biến và nặng nhất của rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Trẻ em mắc rối loạn này thường gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi lặp đi lặp lại. Những dấu hiệu của rối loạn tự kỷ thường xuất hiện rõ rệt trước khi trẻ lên 3 tuổi. Nguyên nhân phần lớn là do thoái hóa hoặc suy giảm khả năng ngôn ngữ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và cả giao tiếp xã hội. Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn này thường bất thường về hành vi, cảm giác và gặp khó khăn trong học tập, sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, chứng rối loạn tự kỷ (ASD) cũng có nhiều tên khác như chứng tự kỷ cổ điển, tự kỷ dạng thấp hay tự kỷ từ bé.

Rối loạn tự kỷ dẫn đến hành vi tự cô lập, không tiếp xúc xã hội

Rối loạn tự kỷ dẫn đến hành vi tự cô lập, không tiếp xúc xã hội

1.2. Rối loạn Asperger

Hội chứng Asperger là thuật ngữ được sử dụng trước năm 2013, nhưng hiện nay đã được  chuyển thành phân loại rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cấp độ I bởi DSM-5 “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần”, Phiên bản thứ năm. Trẻ em với hội chứng Asperger thường có trí thông minh bình thường hoặc cao hơn mức trung bình, nhưng lại gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội và phát triển kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Họ cũng thường có những sở thích hẹp hòi và ám ảnh về một số chủ đề nhất định.

Những người trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn có thể giao tiếp với người khác và học tập tốt ở trường, nhưng họ gặp khó khăn trong việc kết nối xã hội với người khác. Họ không chậm nói nhưng lại không thích giao tiếp, thường chỉ thích tập trung vào điều mình quan tâm, yêu thích những thứ bất thường. Biểu cảm gương mặt của trẻ khi ấy cũng ít hơn bình thường, vận động chậm chạp, vụng về, khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc có thể dẫn đến các cơn bộc phát bằng lời nói hoặc hành vi, hành động tự gây thương tích hoặc cơn giận dữ.

1.3. Rối loạn Rett

Rối loạn Rett là một trong các dạng tự kỷ hiếm gặp, thường ảnh hưởng đến các bé gái. Hội chứng này gây ra sự suy giảm nghiêm trọng về khả năng giao tiếp, kỹ năng vận động và thường đi kèm với các vấn đề sức khỏe khác như co giật, chậm phát triển. Triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 6-18 tháng tuổi khi trẻ bắt đầu mất dần các kỹ năng mà trước đó đã đạt được. 

Trẻ bị rối loạn chức năng cơ thể, khó thở, trí não phát triển không bình thường, nghiêm trọng hơn ở những đứa trẻ là rối loạn Rett gây liệt, chúng phải sử dụng xe lăn suốt đời. Hội chứng Rett do đột biến ở gen MECP2 trên nhiễm sắc thể X và thường không được di truyền từ cha mẹ. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn cho hội chứng Rett, nhưng các biện pháp can thiệp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Hầu hết trẻ em mắc rối loạn Rett đều mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ

Hầu hết trẻ em mắc rối loạn Rett đều mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ

1.4. Rối loạn Heller (Rối loạn thoái hóa)

Rối loạn Heller hay còn gọi là Rối loạn thoái hóa tuổi thơ (Childhood Disintegrative Disorder - CDD), là một dạng rối loạn phát triển nghiêm trọng và hiếm gặp thuộc phổ tự kỷ. Trẻ mắc rối loạn này phát triển bình thường trong 2-4 năm đầu đời nhưng sau đó mất dần các kỹ năng xã hội, giao tiếp và kỹ năng vận động mà chúng đã đạt được trước đó. 

Trong thời gian đầu đời, trẻ có thể phát triển các kỹ năng cũng như tương tác xã hội một cách bình thường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có yếu tố di truyền hoặc các bất thường trong não bộ liên quan đến sự suy thoái này. Mặc dù rối loạn Heller thuộc phổ tự kỷ, nhưng quá trình thoái hóa của nó rất nghiêm trọng và khác biệt so với các rối loạn tự kỷ điển hình.

1.5. Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS)

Rối loạn phát triển bao quát là một dạng nhẹ hơn của tự kỷ điển hình, với những triệu chứng không hoàn toàn rõ ràng nhưng vẫn đủ để ảnh hưởng đến khả năng xã hội và giao tiếp. Trẻ mắc PDD-NOS có thể gặp khó khăn trong một số khía cạnh, nhưng không nhất thiết gặp phải tất cả các triệu chứng của tự kỷ điển hình. 

Trẻ mắc PDD-NOS thường gặp khó khăn trong việc tương tác với người khác, chẳng hạn như khó hiểu các tín hiệu xã hội hoặc tạo lập mối quan hệ với bạn bè. Đặc biệt chúng có độ nhạy cảm bất thường với vị giác, thị giác, thính giác, khứu giác và/hoặc xúc giác. Sự phát triển không đồng đều ở trẻ mắc PDD-NOS bởi chúng có thể phát triển kỹ năng khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như kỹ năng vận động tốt nhưng kỹ năng giao tiếp xã hội yếu kém. 

Rối loạn PDD-NOS cũng là một dạng tự kỷ nhưng ở mức độ nhẹ hơn

Rối loạn PDD-NOS cũng là một dạng tự kỷ nhưng ở mức độ nhẹ hơn

1.6. Rối loạn phân ly tuổi thiếu niên

Trẻ mắc phải rối loạn phân ly tuổi thiếu niên thường phát triển bình thường ở tuổi lên hai. Nhưng sau đó trẻ lại mất đi các kỹ năng đã được học sau giai đoạn này và dạng tự kỷ này có thể diễn ra từ từ trong vòng vài tháng. Dấu hiệu của bệnh thay đổi rõ rệt qua hành vi như trẻ dễ tức giận, kích động, sau đó là mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. 

Thiếu niên mắc bệnh này có thể trải qua cảm giác tách rời khỏi bản thân hoặc môi trường xung quanh, dẫn đến cảm giác không thực tế hoặc như sống trong một giấc mơ. Theo nghiên cứu các sự kiện gây chấn thương như lạm dụng cơ thể, bạo lực gia đình hoặc mất mát lớn có thể là nguyên nhân khởi phát rối loạn này. Một nguyên nhân khác của rối loạn này do yếu tố di truyền và cấu trúc thần kinh cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của rối loạn phân ly.

1.7. Hội chứng Kanner

Hội chứng Kanner thường xuất hiện sớm trong đời, với các dấu hiệu có thể được nhận thấy trước khi trẻ lên 3 tuổi. Trẻ em mắc hội chứng Kanner sẽ tỏ ra thông minh, chú ý và lanh lợi, với những đặc điểm cơ bản của chứng rối loạn như không kiểm soát được lời nói, có trình độ ghi nhớ thuộc lòng cao hơn bình thường, không có khả năng gắn bó về mặt tình cảm với con người,...

Trẻ mắc hội chứng Kanner thường gặp vấn đề trong việc phát triển ngôn ngữ. Một số trẻ có thể không nói hoặc chỉ sử dụng ngôn ngữ rất hạn chế. Bên cạnh đó, trẻ có thể thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại như vẫy tay, quay vòng hoặc xếp đồ vật theo cách nhất định. Những hành vi này thường được thực hiện để tự an ủi hoặc trong các tình huống căng thẳng.

Một trong những dấu hiệu của Hội chứng Kanner là hành động lặp đi lặp lại

Một trong những dấu hiệu của Hội chứng Kanner là hành động lặp đi lặp lại

2. Có những phương pháp điều trị nào cho chứng tự kỷ?

Hiện tại, không có cách chữa khỏi hoàn toàn cho chứng tự kỷ, nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, xã hội và hành vi của trẻ. Các phương pháp này thường tập trung vào việc tăng cường khả năng tự lập và chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Liệu pháp hành vi và giao tiếp: Phương pháp này là một trong những phương pháp điều trị phổ biến và được nghiên cứu rộng rãi nhất cho trẻ tự kỷ. Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) giúp cải thiện các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và học tập thông qua việc sử dụng các nguyên tắc học tập kết hợp củng cố hành vi tích cực. ABA thường được thực hiện bởi các nhà trị liệu có chuyên môn cao và có thể được áp dụng ở trường học, ở nhà hoặc trong các trung tâm trị liệu.
  • Liệu pháp giáo dục: Trẻ tự kỷ có thể cần các chương trình giáo dục đặc biệt với các kế hoạch cá nhân hóa, tập trung vào nhu cầu học tập của từng trẻ. Sự can thiệp sớm nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản ngay từ những năm đầu đời, làm tăng cơ hội thành công trong tương lai.
  • Liệu pháp gia đình: Sự đồng hành và quan tâm của gia đình không chỉ giúp trẻ mà còn giúp cả gia đình điều chỉnh, hiểu và phát triển các kỹ năng quản lý cuộc sống cùng với tình trạng tự kỷ. Bằng cách tạo ra một môi trường hỗ trợ tích cực và nâng cao khả năng đối phó của các thành viên trong gia đình, liệu pháp này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ một cách hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng liên quan đến tự kỷ như lo âu, trầm cảm, tăng động hoặc các hành vi hung hăng. Tuy nhiên, thuốc không điều trị trực tiếp tự kỷ mà chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng phụ.
  • Liệu pháp tế bào gốc tủy xương: Với những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, Nhật Bản đã đưa ra một phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn cho bệnh tự kỷ, đó là điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương. Phương pháp này sử dụng chính tế bào gốc của người bệnh, được lấy từ tủy xương và truyền trở lại cơ thể qua đường tĩnh mạch. Các tế bào gốc này có khả năng tự phục hồi và tái tạo các mô bị tổn thương, từ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh tự kỷ.

Đặc biệt, liệu pháp tế bào gốc trung mô được đánh giá cao nhờ quy trình thực hiện đơn giản, không gây đau đớn và có thể hoàn thành trong một ngày mà không cần phải nhập viện, mang đến sự tiện lợi cho người bệnh.

Sự đồng hành bên cạnh của cha mẹ là liệu pháp tâm lý tốt nhất cho con trẻ

Sự đồng hành bên cạnh của cha mẹ là liệu pháp tâm lý tốt nhất cho con trẻ

Bài viết trên, Miraicare cung cấp những kiến thức cơ bản về phân loại các dạng tự kỷ ở trẻ em, đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh tự kỷ. Cha mẹ, người chăm sóc xung quanh trẻ nên theo dõi sự phát triển của con và đánh giá xem trẻ có đạt được các mốc phát triển thông thường về chơi đùa, học tập, nói, hành động và vận động hay không để kết hợp cùng bác sĩ tâm thần trong quá trình hồi phục chức năng cho con trẻ nếu trẻ gặp vấn đề.