Các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ giúp phát triển, năng động
Table of Contents
Trẻ tự kỷ thường có cách thức giao tiếp và tương tác xã hội khác biệt. Vì thế, việc tìm kiếm những hoạt động phù hợp giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và sớm hòa nhập với cuộc sống luôn được các phụ huynh, chuyên gia ưu tiên hàng đầu. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý cho bạn các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ phổ biến và mang lại hiệu quả cải thiện dấu hiệu bệnh cao.
1. Tại sao nên áp dụng trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ
Trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ là các hoạt động mà trẻ tự kỷ tham gia cùng người khác mục đích để phát triển kỹ năng xã hội, cải thiện ngôn ngữ và nhận thức. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối trẻ với cộng đồng, sớm hòa nhập như trẻ bình thường.
Theo Thạc sĩ Tâm lý học Trần Văn Công, việc trẻ tự kỷ bị hạn chế tương tác sẽ gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hơn nữa, đây còn là trở ngại trong quá trình can thiệp ở trẻ tự kỷ. Vì thế, phụ huynh nên cho trẻ làm quen và tiếp xúc sớm với các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ.
Những lợi ích trò chơi tương tác mang lại cho trẻ tự kỷ phải kể đến như:
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp, nâng cao khả năng nghe, nói và hiểu ngôn ngữ cơ thể.
- Giúp trẻ tăng thêm cơ hội khám phá những điều thú vị trong cuộc sống và tăng khả năng quan sát vấn đề.
- Hỗ trợ cải thiện về thể chất, kích thích hoạt động cơ thể và hạn chế tối đa các hành vi lặp đi lặp lại.
- Kích thích độ nhạy bén của các giác quan, khắc phục tình trạng rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ.
- Cải thiện về mặt cảm xúc cho trẻ tự kỷ, nhờ đó bộc lộ suy nghĩ, mong muốn một cách rõ ràng hơn.
- Các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ giúp nâng cao khả năng tự chủ cho trẻ.
Trò chơi tương tác kết nối trẻ tự kỷ với cộng đồng, sớm hòa nhập như trẻ bình thường
2. Các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ ba mẹ nên áp dụng
Việc lựa chọn trò chơi tương tác phù hợp cho trẻ tự kỷ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ cải thiện hành vi, nhận thức của trẻ. Dưới đây là 4 gợi ý về các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ phụ huynh có thể cân nhắc áp dụng:
2.1 Trò chơi đóng vai
Trò chơi đóng vai là hoạt động bổ ích cho trẻ tự kỷ. Thông qua các nhân vật đóng vai, trẻ tự kỷ sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tăng trí tưởng tượng, giảm căng thẳng và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.
Một số trò chơi đóng vai phù hợp với trẻ tự kỷ gồm:
- Trò chơi gia đình:Đóng vai bố mẹ, con cái, ông bà. Phụ huynh hãy tạo ra các tình huống hàng ngày như ăn cơm, đi ngủ, đi học. Đồng thời, thực hành các cuộc hội thoại đơn giản để tăng tương tác cho trẻ.
- Trò chơi nghề nghiệp:Đóng vai bác sĩ, cô giáo, đầu bếp, nhân viên bán hàng,... bằng việc sử dụng đồ chơi và vật dụng để mô phỏng công việc. Cùng với đó là kết hợp tập luyện các kỹ năng giao tiếp trong từng nghề nghiệp.
- Trò chơi siêu anh hùng:Đây là một trò chơi thu hút và tạo sự hứng thú đối với trẻ tự kỷ. Bố mẹ, các bé sẽ hóa thân thành nhân vật siêu anh hùng với những siêu năng lực khác nhau và giải cứu, chiến đấu chống lại cái ác.
Trò chơi đóng vai tăng tương tác cho trẻ tự kỷ
2.2 Trò chơi xây dựng
Trò chơi xây dựng là một trong các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ giúp hỗ trợ phát triển các kỹ năng vô cùng lý tưởng. Các trò chơi này không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động mà còn kích thích tư duy, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Một số trò chơi xây dựng phù hợp cho trẻ tự kỷ như:
- Xây nhà bằng các khối:Lựa chọn các khối gỗ đơn giản, dễ cầm nắm và đa dạng về hình dáng. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho trẻ chơi lego nhiều bộ phận nhỏ, ghép thành các mô hình phức tạp hơn.
- Xây tháp:Bố mẹ nên cho trẻ chơi với các tháp đơn giản, sau đó tăng dần độ khó.
- Xây cầu:Đây là trò chơi xây dựng được rất nhiều trẻ tự kỷ yêu thích. Thông qua các khối hình, bé sẽ tự hình tạo thành cầu nối giữa hai điểm.
- Xây thành phố:Tự mình xây dựng một thành phố theo sở thích là ước mơ của nhiều trẻ nhỏ. Các bé sẽ ghép các hình khối nhỏ tạo thành một thành phố thu nhỏ với đầy đủ tiện nghi.
- Xây dựng bằng đất nặn:Giúp trẻ phát triển khả năng tạo hình và cảm nhận về chất liệu. Không những thế, sử dụng đất nặn còn giúp trẻ tăng độ linh hoạt của tay.
- Xây dựng bằng các vật liệu tự nhiên:Sử dụng các vật liệu như cành cây, lá, sỏi,... để tạo ra các công trình độc đáo.
Lưu ý, bố mẹ nên chọn đồ chơi tương ứng với độ tuổi, khả năng của trẻ và ưu tiên các loại làm bằng chất liệu an toàn, ít góc cạnh. Ngoài ra, bố mẹ hãy dành thời gian chơi cùng trẻ để hướng dẫn, tạo không khí vui vẻ và kích thích độ hứng thú.
Trò chơi xây dựng giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, tư duy
2.3 Trò chơi theo nhóm
Nằm trong danh sách các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ nhất định không thể bỏ qua trò chơi theo nhóm. Đây là công cụ lý tưởng giúp trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng xã hội, tương tác và giao tiếp. Đặc biệt, những trò chơi này năng cao khả năng chia sẻ, hợp tác, lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.
Một số trò chơi theo nhóm cho trẻ tự kỷ có thể kể đến:
- Trò chơi đuổi bắt:Nâng cao khả năng vận động, làm việc nhóm và phản xạ linh hoạt.
- Trò chơi vượt chướng ngại vật:Tăng cường sự tự tin cũng như kỹ năng giải quyết các vấn đề.
- Trò chơi sáng tạo:Bao gồm vẽ tranh tập thể, làm thủ công,... giúp kích thích khả năng sáng tạo cho trẻ.
- Trò chơi bàn cờ:Cờ caro, cờ vua,... giúp rèn luyện tư duy logic và nâng cao kỹ năng lập kế hoạch cho trẻ.
- Trò chơi thẻ bài:Thông qua trò chơi này, trẻ tự kỷ sẽ biết cách tuân thủ luật chơi và tự tin tương tác với người khác.
Tổ chức trò chơi theo nhóm cho trẻ tự kỷ
2.4 Trò chơi ngoài trời
Một trong các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ giúp nâng cao kỹ năng xã hội và vận động linh hoạt chính là trò chơi ngoài trời. Chẳng hạn như:
- Trò chơi vận động kết hợp
Bóng rổ, bóng đá, kéo co, cưỡi ngựa gỗ, nhảy lò cò,.... Những trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp các bộ phận của cơ thể, rèn luyện sự khéo léo và tăng cường khả năng tập trung. Đồng thời, nhờ các trò chơi kết hợp vận động, cơ bắp chân của trẻ khỏe khoắn, rắn chắc hơn và cải thiện sự cân bằng.
- Trò chơi trốn tìm
Đây là sự lựa chọn tuyệt vời khi tìm kiếm các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ. Trốn tìm giúp các bé phát triển ngôn ngữ, vận động và tương tác với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, trò chơi này sẽ giúp các bé nhạy bén hơn trong việc tìm chỗ trốn và phát hiện người đi trốn.
- Trò chơi vượt chướng ngại vật
Thông qua trò chơi này, trẻ tự kỷ có cơ hội hoạt động thể chất tốt nhất, tăng khả năng tập trung và tạo cảm giác thích thú cho trẻ. Trước khi bắt đầu, phụ huynh cần hướng dẫn bé cách tường tận cách chơi và sắp xếp đồ vật theo vị trí nhất định.
Trốn tìm giúp các bé phát triển ngôn ngữ, vận động
3. Cách lựa chọn và tổ chức trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ
Tùy từng trẻ mà phụ huynh cân nhắc lựa chọn và tổ chức các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ phù hợp. Mục đích đảm bảo tương ứng với mức độ phát triển cũng như sở thích và hiệu quả cải thiện cao. Dưới đây là gợi ý 5 cách lựa chọn và tổ chức trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ.
3.1 Đánh giá mức độ phát triển của trẻ
Mức độ và biểu hiện của bệnh tự kỷ ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Vì thế, phụ huynh cần quan tâm và chú trọng đến mong muốn, hành động của trẻ để lựa chọn các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ thích hợp.
Ngoài ra, khả năng tương thích với mỗi trò chơi của trẻ tự kỷ cũng khác nhau. Vậy nên, trong giai đoạn đầu, phụ huynh hãy ưu tiên cho trẻ chơi những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và tăng cảm giác hứng thú cho trẻ.
3.2 Tạo môi trường an toàn và thoải mái
Khi trẻ chơi các trò chơi tương tác, phụ huynh nên tạo không gian an toàn và yên tĩnh. Điều này vừa giúp trẻ vui chơi thoải mái vừa thỏa sức sáng tạo mà không lo nguy hiểm. Đặc biệt, nếu chơi cùng bố mẹ, người thân thì trẻ sẽ cảm thấy an tâm và thích thú hơn.
3.3 Hướng dẫn trẻ từng bước
Trước khi bắt đầu các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ, người lớn cần hướng dẫn và giải thích kỹ luật chơi. Bước này giúp trẻ hiểu tường tận hơn về luật chơi và cách chơi để dễ hòa nhập vào trò chơi. Hiểu rõ luật chơi, trẻ sẽ dần bị thu hút và hòa mình vào trò chơi một cách nhịp nhàng.
Người lớn nên tận tình hướng dẫn trẻ chơi trò chơi
3.4 Khuyến khích sự tham gia
Việc bố mẹ khích lệ không chỉ tạo động lực cho trẻ mà còn giúp chúng cảm thấy hứng thú và nỗ lực để hòa đồng hơn mỗi ngày. Vì vậy, mỗi khi chơi các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ, bố mẹ hãy dành lời khen và động viên khi con thực hiện tốt.
3.5 Thay đổi các hoạt động thường xuyên
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng lặp lại các hoạt động quen thuộc. Vì thế, phụ huynh nên bỏ túi nhiều trò chơi tương tác tốt cho trẻ để thay đổi thường xuyên. Việc này không chỉ giảm cảm giác nhàm chán mà còn giúp trẻ khám phá những điều mới và kích thích sự tò mò.
Tuy nhiên, sự thay đổi cần được tiến hành cẩn trọng và phù hợp với từng trẻ, đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái cũng như hứng thú với hoạt động mới.
Tùy từng trẻ mà phụ huynh cân nhắc lựa chọn và tổ chức các trò chơi phù hợp
4. Những lưu ý khi tổ chức trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ
Ngoài lựa chọn và tổ chức các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ phù hợp, phụ huynh cần lưu ý một vài điều quan trọng khác, bao gồm:
- Kiên nhẫn và kiên trì:Tốc độ phát triển và cải thiện của trẻ tự kỷ khác nhau, thậm chí, trẻ khó tính còn phản kháng, không hợp tác. Hơn nữa, nhiều trẻ tự kỷ tự ti và gặp khó khăn khi chơi trò chơi cùng người thân, bạn bè. Vì thế, phụ huynh cần kiên nhẫn, kiên trì và không nản lòng khi trẻ gặp khó khăn.
- Tạo cơ hội thực hành:Học đi đôi với hành nên phụ huynh hãy cho trẻ thực hành các kỹ năng mới học ngay trong cuộc sống. Đến khi trẻ đã thành thạo một trò chơi, hãy tăng dần độ khó để tạo thêm thử thách.
- Hợp tác với các chuyên gia:Phụ huynh nên lắng nghe các chuyên gia, giáo viên có chuyên môn để hiểu rõ hơn về tình trạng, mong muốn và thấu hiểu trẻ tự kỷ. Từ đó, lựa chọn trò chơi tương tác phù hợp nhất cho trẻ.
Bố mẹ cần kiên nhẫn khi cùng con chơi trò chơi tương tác
Có thể thấy, các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ không chỉ đơn giản để giải trí mà còn là phương pháp giáo dục hiệu quả. Trẻ tự kỷ sẽ được cải thiện sự nhạy bén của các giác quan, rèn luyện khả năng tập trung, tăng cường kỹ năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ và xã hội hóa. Hy vọng qua bài viết trên, phụ huynh có thể lựa chọn được trò chơi phù hợp nhất cho con mình, giúp bé sớm tự tin và hòa nhập cuộc sống. Đừng quên thường xuyên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích về trẻ tự kỷ.
Bài viết phổ biến khác