Điều trị bệnh bạch cầu bằng tế bào gốc: Tiềm năng ứng dụng
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene
Bệnh bạch cầu được xem là nhóm bệnh máu ác tính với mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy điều trị bệnh bạch cầu bằng tế bào gốc được xem là giải pháp tiên tiến hiện nay, có thể mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu chi tiết hơn về liệu pháp.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh bạch cầu
1.1. Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu hay còn có tên gọi khác là bệnh ung thư máu. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này xuất phát từ sự sản sinh các tế bào bạch cầu bất thường trong tủy xương. Vì có nhiều loại khác nhau nên bạn sẽ thấy bệnh bạch cầu có khi phổ biến ở bệnh nhân nhỏ tuổi, có khi lại xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi.
1.2. Triệu chứng bệnh bạch cầu
Khi bị bệnh bạch cầu, người bệnh thường có những triệu chứng đặc trưng như:
- Xuất hiện đốm đỏ trên da và phát triển nhanh
- Đau các khớp, xương
- Thường xuyên sốt, đau đầu
- Sưng hạch bạch huyết và chảy máu cam
- Mệt mỏi, khó thở
- Vết thương và vết loét khó lành
1.3. Các loại bệnh bạch cầu
Người trưởng thành thường mắc 4 loại bệnh bạch cầu chính:
- Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào Lympho Acute lymphocytic leukemia (ALL)
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào Lympho Chronic lymphocytic leukemia (CLL)
- Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương Acute myeloid leukemia (AML)
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào tủy xương Chronic myeloid leukemia (CML)
2. Điều trị bệnh bạch cầu bằng tế bào gốc
Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh bạch cầu đang là phương pháp được các chuyên gia trên thế giới lựa chọn nhằm giúp người bệnh có cơ hội phục hồi sức khoẻ, chữa lành tổn thương và tái hòa nhập cộng đồng.
Khi người bệnh có chỉ định ghép tế bào gốc, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh, tiềm năng từ người nhà người bệnh để lựa chọn nguồn thu nhận tế bào gốc phù hợp. Cụ thể, người bệnh có thể được ghép tế bào gốc lấy từ máu ngoại vi, máu cuống rốn hoặc tuỷ xương.
Tương ứng với các nguồn lấy tế bào gốc khác nhau thì việc chọn lọc người hiến tế bào gốc cũng có nhiều điểm khác biệt. Hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung có 3 kiểu ghép tế bào gốc: Ghép tế bào gốc đồng loại từ máu cuống rốn, ghép tế bào gốc đồng loại nửa hoà hợp về HLA, ghép tế bào gốc đồng loại từ người cho hoàn toàn hoà hợp về HLA.
Đối với ghép tế bào gốc đồng loại từ người cho hoàn toàn hòa hợp về HLA, chúng ta thường kiểm tra mức độ tương thích từ anh chị em ruột trong gia đình. Khi đó, nguồn thu nhận tế bào gốc có thể từ máu ngoại vi hoặc tủy xương. Trường hợp ghép tế bào gốc đồng loại nửa hòa hợp, người hiến tế bào gốc có thể là người thân cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống. Nguồn tế bào gốc thu thập lúc ấy thường cũng từ máu ngoại vi hoặc tủy xương.
Đối với ghép tế bào gốc đồng loại từ máu cuống rốn, người bệnh cần lựa chọn đơn vị máu cuống rốn hòa hợp về HLA từ ngân hàng máu cuống rốn. Vì vậy, nếu gia đình nào trước đó đã lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn thì sẽ có khả năng chọn được đơn vị máu cuống rốn cao hơn khi tìm kiếm ngoài cộng đồng.
3. Nguồn tế bào gốc được sử dụng điều trị bệnh bạch cầu
3.1. Tế bào gốc từ tủy xương
Tế bào gốc thường được thu nhận ở 2 vị trí là gai chậu hoặc xương ức nếu người hiến không nằm úp hay nằm sấp được. Để bắt đầu quy trình thu nhận, người hiến tế bào gốc phải được gây mê toàn thân. Sau khi tiến hành hút dịch tuỷ xương của người hiến, bác sĩ sẽ cho vào hộp vô trùng chứa sẵn lượng thuốc chống đông thích hợp. Dung dịch này sau đó tiếp tục được lọc qua phin vô trùng để loại bỏ các mảnh xương nhỏ, mỡ, tế bào vỡ.
Vậy cần bao nhiêu lượng dịch tuỷ mới có thể tách chiết ra tế bào gốc? Điều này tuỳ thuộc vào cân nặng của người bệnh và mức an toàn của người hiến. Sau khi trải qua quá trình xử lý, dịch tuỷ được truyền cho người bệnh trong vòng 24 giờ tính từ lúc thu hoạch để đảm bảo chất lượng.
3.2. Tế bào gốc từ máu ngoại vi
Sau khi tìm được người hiến phù hợp, thủ thuật huy động tế bào gốc từ máu ngoại vi bằng thuốc kích thích sinh bạch cầu sẽ được thực hiện. Người hiến vì thế sẽ được kiểm tra số lượng bạch cầu mỗi ngày cũng như đếm số lượng tế bào gốc bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Đến khi số lượng tế bào gốc đạt yêu cầu, người hiến tiếp tục chuyển sang giai đoạn gạn tách tế bào gốc ở máu ngoại vi từ 2 - 3 lần đến khi số lượng tế bào đáp ứng đủ cho cuộc ghép.
Khối tế bào gốc cuối cùng sẽ được bảo quản bằng 2 phương pháp:
- Bảo quản ở nhiệt độ 2°C - 8°C trong thời gian 72 giờ
- Bảo quản ở điều kiện -196°C trong thời gian dài
3.3. Tế bào gốc cuống rốn
Tế bào gốc máu cuống rốn được ghép cho người không cùng huyết thống, thành viên trong gia đình và đặc biệt là trẻ em. Sau khi trẻ tách khỏi dây rốn, tế bào gốc máu cuống rốn lập tức được thu hoạch ngay, kế dến xử lý và bảo quản trong điều kiện môi trường âm sâu.
4. Quy trình ghép tế bào gốc điều trị bệnh bạch cầu
Trước tiên, người bệnh cần được đưa vào buồng bệnh cách ly đảm bảo vô khuẩn và có áp lực dương. Tiếp đến, người bệnh sẽ trải qua quá trình tiêu diệt tế bào ung thư và ức chế hệ miễn dịch để đề phòng hiện tượng thải ghép. Ở bước này, tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh, kinh nghiệm của bác sĩ và điều kiện thuốc tại bệnh viện mà phác đồ sẽ được áp dụng khác nhau.
Kết thúc giai đoạn này, tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường truyền tĩnh mạch. Trong quá trình truyền, người bệnh luôn được bác sĩ túc trực theo dõi chặt chẽ để đảm bảo dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Sau khi được truyền tế bào gốc, người bệnh sẽ phải trải qua giai đoạn suy tủy. Vì vậy trong giai đoạn này, họ cần được chăm sóc và theo dõi nghiêm ngặt để dự phòng biến chứng, đồng thời bù các chế phẩm máu kịp thời. Thời gian kéo dài của giai đoạn này tùy thuộc vào người bệnh và nguồn tế bào gốc. Do đó không có một con số cụ thể về tốc độ phục hồi.
5. Nguy cơ biến chứng khi ghép tế bào gốc điều trị bạch cầu
Trong quá trình truyền tế bào gốc, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng:
- Biến chứng chảy máu: Thường gặp khi người bệnh truyền tế bào gốc từ tủy xương được bảo quản bằng chất chống đông heparin.
- Sốt ở mức độ nhẹ, không kèm theo rét run, tụt huyết áp
- Quá tải dịch do độc chất bảo quản tế bào gốc (DMSO)
- Loạn nhịp tim như rung nhĩ, nhịp tim chậm, có biểu hiện tụt/ tăng huyết áp và suy thận
- Sau quá trình ghép tế bào gốc, người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng phụ kèm theo:
Hội chứng mọc mảnh ghép thường xuất hiện từ ngày thứ 10 - 14 sau ghép với những biểu hiện như sốt, nổi ban đỏ ở da và tổn thương phổi.
Nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch suy yếu, không có khả năng chống lại các vi khuẩn cơ hội trong chính cơ thể và từ bên ngoài xâm nhập vào.
Bệnh ghép chống chủ gây ra các tổn thương trên da, gan hay đường tiêu hóa.
Biến chứng thải ghép và tái phát bệnh.
6. Mirai Care - Địa chỉ kết nối trị liệu tế bào gốc Nhật Bản uy tín
Liệu pháp tế bào gốc ứng dụng điều trị bệnh nói chung và điều trị bệnh bạch cầu nói riêng vẫn còn là phương pháp xa lạ với đa số người Việt. Vì vậy khi người bệnh biết đến, quan tâm và mong muốn được thực hiện thì trở ngại lớn nhất với họ chính là đơn vị y tế uy tín với quy trình chuẩn y khoa được cấp phép.
Nắm bắt được nhu cầu này, Mirai Care đã phát triển chương trình liên kết điều trị với các cơ sở y tế uy tín tại Nhật Bản - Đất nước được mệnh danh là “cái nôi của tế bào gốc”. Khi đến với Mirai Care, khách hàng được tiếp nhận thông tin bởi đội ngũ chuyên viên tận tâm, các tư vấn sức khỏe sau đó đều được giải đáp bởi đội ngũ bác sĩ Nhật Bản giàu kinh nghiệm. Từ phác đồ điều trị lý tưởng được bác sĩ tư vấn, nếu khách hàng đồng ý thực hiện sẽ tiếp tục được Mirai Care hướng dẫn thủ tục sang Nhật Bản thực hiện. Với quy trình toàn diện này, chúng tôi mong rằng có thể giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, tiện lợi nhất từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành.
Điều trị bệnh bạch cầu bằng tế bào gốc đã mở ra hi vọng mới cho người bệnh trong việc giảm đau, tăng cường sức khỏe và kéo dài thời gian sống chất lượng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần chọn được đơn vị y tế uy tín với khả năng điều trị bằng tế bào gốc đạt chuẩn. Như vậy, tính an toàn, chất lượng, hiệu quả mới được đảm bảo xuyên suốt quá trình thực hiện.
Bài viết phổ biến khác