phone

Tế Bào Gốc Máu Cuống Rốn: Có Nhất Thiết Phải Lưu Trữ

Tế Bào Gốc Máu Cuống Rốn: Có Nhất Thiết Phải Lưu Trữ

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Hiện nay, rất nhiều ý kiến cho rằng lưu trữ tế bào gốc cuống rốn chính là hình thức bảo hiểm sinh học cho bé. Vậy. tế bào gốc cuống rốn là gì, có nhất thiết phải lưu trữ hay không, hãy cùng Miraicare tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé!

Nội dung bài viết


1. Máu cuống rốn là gì?

Máu cuống rốn hay còn được gọi là máu dây rốn là phần máu nằm trong nhau thai và dây rốn của đứa trẻ mới được sinh ra. Khi còn nằm trong bụng mẹ, máu cuống rốn chảy tuần hoàn trong thai nhi để cung cấp dưỡng chất cho bào thai phát triển. Chính vì thế, máu cuống rốn không những chứa rất nhiều bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương như máu bình thường mà còn chứa một nguồn tế bào gốc tạo máu dồi dào.

Máu cuống rốn chứa tế bào gốc phổ biến khác với tế bào gốc của tủy xương và máu ngoại vi của người trưởng thành. Tế bào gốc máu dây rốn đã được chứng minh là có tính đa năng vì nó có thể biệt hóa thành tế bào thần kinh và gan.tế bào.

tế bào gốc máu cuống rốn

Máu cuống rốn là gì?

Những phát hiện này được tìm thấy vào những năm 1980 đã mở ra một bước ngoặc lớn trong nền y học hiện đại khiến máu cuống rốn trở thành một nguồn lưu trữ tế bào gốc giúp điều trị một số chứng bệnh của trẻ sau này.

>>> Có thể bạn quan tâm tế bào gốc là gì

2. Những loại tế bào nào được tìm thấy trong máu cuống rốn?

tế bào gốc cuống rốn

Những loại tế bào nào được tìm thấy trong máu cuống rốn?

Trong máu cuống rốn có chứa các loại tế bào máu bình thường cùng với một lượng lớn tế bào gốc khác như: tế bào gốc phôi, tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô và các loại tế bào gốc đa năng khác.

  •  Tế bào máu: hồng cầu (chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và cung cấp dưỡng chất cho các tế bào trong cơ thể), bạch cầu (giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác). tiểu cầu (có vai trò trong quá trình đông máu)
  • Tế bào gốc phôi: là những tế bào đa năng được thu thập từ phôi thai thuộc giai đoạn sớm cho đến giai đoạn phôi nang (từ 5-7 ngày sau thụ tinh) 
  • Tế bào trung mô: được tìm thấy nhiều nhất ở tủy xương sở hữu các đặc tính sinh học đặc biệt như: khả năng tự biến đổi, tăng sinh và biệt hoá thành một số tế bào khác 
  • Tế bào gốc đa năng: là một loại tế bào gốc có khả năng phát triển thành hầu hết các loại tế bào trong cơ thể.

3. Các ứng dụng hiện tại của máu cuống rốn

Một trong những đặc tính quan trọng của tế bào gốc cuống rốn là rất ít khi mang bệnh truyền nhiễm và nguy cơ bị đào thải chỉ bằng 1/2 so với tế bào gốc trưởng thành. Không những thế, lượng tế bào gốc từ cuống rốn nhiều hơn gấp 10 lần so với tế bào gốc có thể thu thập được từ tủy xương và quy trình thu thập tế bào cuống rốn cũng đơn giản hơn rất nhiều.

các ứng dụng của tế bào gốc cuống rốn

Các ứng dụng hiện tại của máu cuống rốn

Hiện nay, tế bào gốc cuống rốn có nhiều ứng dụng như:

  • Giúp điều trị hơn 80 bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư máu, bệnh bạch cầu, u lympho, bệnh tiểu đường, suy thận, các bệnh rối loạn di truyền,.,...
  • Ngoài ra, tế bào gốc từ cuống rốn có khả năng biệt hóa thành những tế bào của các mô, cơ quan khác như: tế bào gan, thận, phổi, não, tế bào da và tế bào tuyến tụy,... 

4. Máu cuống rốn được thu thập khi nào?

Để đảm bảo tế bào gốc máu cuống rốn được thu thập là tốt nhất thì thời điểm thu thập máu cuống rốn thường là giai đoạn sau khi em bé chào đời. Trong một số tình huống đặc biệt khiến các bác sĩ không thể lấy được ở giai đoạn này thì cũng có thể thu thập máu cuống rốn sau khi sổ rau. Lúc này, bánh rau và dây rốn sẽ được xử lý ở khu vực riêng để lấy lượng máu còn sót lại trong các mạch máu. 

thu thập tế bào gốc cuống rốn

Máu cuống rốn được thu thập khi nào?
Tuy nhiên, máu cuống rốn được thu thập sau khi sổ rau thì số lượng và thể tích tế bào máu thường thấp hơn so với thu thập trước sổ rau. Vì thế, đa số các trường hợp nên thu thập vào giai đoạn sau khi sinh là tốt nhất.

5. Có cần thiết phải lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn không

Như cũng đã nói ở trên, tế bào gốc cuống máu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển của bé, giúp điều trị một số chứng bệnh nan y nguy hiểm. Đặc biệt, tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn chỉ thực hiện được duy nhất một lần trong đời, nếu bỏ qua cơ hội này bé sẽ mất đi một lượng tế bào gốc quý giá. Chính vì thế, lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn còn được gọi là một hình thức bảo hiểm sinh học cho bé!

lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Có cần thiết phải lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn không

Tuy nhiên, Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cũng đã đưa ra các khuyến nghị về việc lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn cho trẻ sơ sinh rằng: Rất khó xảy ra tình huống một đứa trẻ mắc đúng căn bệnh để đáp ứng được điều trị bằng phương pháp tế bào gốc. Đồng thời, máu cuống rốn được thu thập từ trẻ sơ sinh cũng không thể sử dụng để điều trị bệnh di truyền hoặc các căn bệnh ác tính. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ một đứa trẻ có thể sử dụng máu cuống rốn của chính mình trong suốt cuộc đời là từ 1/400 – 1/200.000. 

Bên cạnh đó, hiện nay cùng với sự phát triển của liệu pháp tế bào gốc, người bệnh có thể lấy và nuôi cấy tế bào gốc trưởng thành từ cơ thế chính mình để phục vụ vào công tác điều trị bệnh. Vì thế để tiết kiệm chi phí, người bệnh không nhất thiết phải lưu trữ tế bào gốc cuống rốn.

Tổng kết

Tế bào gốc cuống rốn là một nguồn lưu trữ tế bào gốc đặc biệt, giúp điều trị một số căn bệnh nan y nguy hiểm cho bé sau này. Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn cho bé nhé! Nếu bạn đang có nhu cầy trẻ hóa và điều trị bệnh bằng tế bào gốc, hãy liên hệ Mirai Care nhé - Chúng tôi tự tin là đơn vị tư vấn liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp miễn dịch uy tín hàng đầu Việt Nam