Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Ghép Tế Bào Gốc
Tác giả: Lường Nguyên Bình , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS NANA KOBAYASHI Chủ Tịch & Giám Đốc công Ty Cổ Phần Y Tế HELENE
Dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn điều trị bệnh. Vậy dinh dưỡng cho người bệnh ghép tế bào gốc cần lưu ý những gì, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé
1. Dinh dưỡng cho người bệnh giai đoạn trước khi ghép tế bào gốc
Trước khi ghép tế bào gốc, người bệnh cần một cơ thể khỏe mạnh để duy trì trạng thái tốt nhất trong quá trình điều trị. Chính vì thế, dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là những dưỡng cần nên hoặc không nên cung cấp cho cơ thể.
Dinh dưỡng tế bào gốc cho người bệnh giai đoạn trước khi ghép
Dinh dưỡng tế bào gốc cho người bệnh giai đoạn trước khi ghép cần lưu ý một số điều sau:
- Tăng cường bổ sung Protein: Hàm lượng Protein cần được bổ sung trong giai đoạn này là khoảng 1,2 – 1,5g/kg cân nặng/ngày (Ví dụ, một người nặng 50 kg thi nên cung cấp 60-75g Protein mỗi ngày. Trong đó, cần bổ sung nhiều Protein từ động vật như thịt, cá, hải sản,...
- Tăng cường bổ sung Glucid để ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể thì còn glucid tích tụ trong gan làm sản sinh nhiều glycogen và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị như hóa trị, xạ trị, kháng sinh…..
- Tăng cường bổ sung Lipid: Trong đó, nên sử dụng 15 – 20% chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu,…
- Hạn chế sử dụng quá nhiều muối và các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, cà phê,....
2. Dinh dưỡng cho người bệnh trong giai đoạn ghép
Giai đoạn ghép tế bào gốc là lúc cơ thể đang tiếp nhận những thay đổi lớn, chính vì thế tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có thể có những biến đổi khác thường, nên cần lưu ý chế độ ăn uống và dinh dưỡng trong giai đoạn này như sau:
- Nên ăn uống theo sự chỉ định của bác sĩ trong từng ngày điều trị
- Tăng cường bổ sung Protein giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo mô
- Ăn uống đủ bữa và đủ dinh dưỡng cần thiết để duy trì cân nặng và trạng thái tốt nhất của cơ thể.
- Hạn chế dùng muối trong chế độ ăn uống để làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và hỗ trợ chức năng thận
3. Dinh dưỡng cho người bệnh giai đoạn sau khi ghép
3.1 Những thực phẩm bệnh nhân sau ghép tế bào gốc nên tránh
Thực phẩm có thể cung cấp dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng có thể sản sinh ra các chất có hại, làm tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Chính vì thế, sau khi ghép tế bào gốc, bạn nên tránh ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm không an toàn: Tránh ăn các thực phẩm có thể gây nhiễm khuẩn như thực phẩm để lâu ngày, đồ ăn nhanh,....
- Thực phẩm chứa nhiều muối bởi hàm lượng muối cao có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và làm tăng huyết áp.
- Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, nhiều đường vì có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Thực phẩm có chứa các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...
3.2 Chế độ dinh dưỡng cho người sau khi ghép tế bào gốc
Chế độ dinh dưỡng cho người sau khi ghép tế bào gốc
Sau khi ghép tế bào gốc, người bệnh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng với một số điều sau:
- Ăn tăng dần từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều tùy theo tình trạng sức khỏe và quá trình phục hồi của bệnh nhân
- Ăn đầy đủ các nhóm chất đặc biệt là protein, Vitamin, khoáng chất,..
- Uống nhiều nước hàng ngày để giữ cho cơ thể luôn cân bằng và tốt cho thận.
- Tuân theo quy định và chế độ ăn uống của bác sĩ
Tổng kết
Dinh dưỡng tế bào gốc trong quá trình điều trị là một điều vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân có đầy đủ sức khỏe và trạng thái cơ thể tốt nhất để điều trị và phục hồi bệnh. Đừng quên tiếp tục theo dõi Mirai Care để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!
Bài viết phổ biến khác