Đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp thúc đẩy ngôn ngữ, tư duy hiệu quả
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Đồ chơi cho trẻ chậm nói được thiết kế đẹp mắt nhằm khơi gợi sự hứng thú, thúc đẩy khả năng ngôn ngữ. Điều này góp phần gia tăng khả năng tương tác với xã hội, cải thiện kỹ năng giao tiếp. Nếu các bậc cha mẹ muốn tìm hiểu những món đồ chơi trên có thể tham khảo bài viết dưới đây của Mirai Care.
>> Bố mẹ ơi, tìm hiểu ngay:
Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ - Thuận lợi, khó khăn
1. Tầm quan trọng của đồ chơi cho trẻ chậm nói
Theo chia sẻ của các chuyên gia, chậm nói là tình trạng trẻ phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bé cùng độ tuổi. Theo thống kê cho thấy, cứ 5 trẻ sẽ có 1 trẻ tập nói hoặc sử dụng ngôn ngữ chậm hơn so với độ tuổi.
Biện pháp kết hợp học và chơi giúp gia tăng sự hứng thú, thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ 0 - 3 tuổi hiệu quả nhất. Vì thế, việc sử dụng đồ chơi cho trẻ chậm nói đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp. Những món đồ chơi này mang đến nhiều công dụng hữu ích:
- Đồ chơi đóng vai trò như công cụ hỗ trợ giao tiếp:Khi nhận được những món đồ chơi yêu thích, trẻ thường có tâm lý phấn khích, sẵn sàng thể hiện niềm vui của bản thân bằng ngôn ngữ. Điều này góp phần thúc đẩy ngôn ngữ, cải thiện khả năng giao tiếp, bày tỏ cảm xúc với người đối diện
- Kích thích các giác quan, khám phá thêm nhiều điều thú vị:Những loại đồ chơi hỗ trợ trẻ chậm nói thường được thiết kế đa dạng, phong phú. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn hỗ trợ kích thích các giác quan, giúp bé khám phá thêm nhiều điều thú vị.
- Tạo cơ hội tương tác:Được sử dụng những món đồ chơi yêu thích sẽ giúp gia tăng sự hứng thú ở trẻ. Từ đó, bé sẽ dễ dàng thể hiện tình cảm, cảm xúc với người đối diện. Đây được xem là cầu nối giữa bé và người đối diện.
Món đồ chơi yêu thích giúp gia tăng tính tương tác xã hội của trẻ
2. Tiêu chí chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói
Để thúc đẩy khả năng giao tiếp của bé, các bậc cha mẹ cần biết cách lựa chọn đồ chơi thông minh. Ngoài sở thích của trẻ, phụ huynh cũng nên lựa chọn đồ chơi hỗ trợ trẻ chậm nói theo những tiêu chí cơ bản:
- Đồ chơi có tính tương tác cao:Những món đồ chơi có thể di chuyển, phát ra âm thanh hoặc có nhiều bộ phận lắp ráp giúp kích thích trí não của bé cách hiệu quả.
- Đồ chơi đơn giản, dễ hiểu:Những trẻ trong độ tuổi 0 - 3 thường chưa phát triển nhiều về tư duy. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lựa chọn những món đồ có cách chơi dễ dàng, đơn giản. Những món đồ chơi tương xứng với khả năng nhận biết sẽ giúp bé dễ dàng tương tác, kích thích sự hứng thú.
- Đồ chơi có âm thanh, hình ảnh sinh động:Theo thống kê, trong giai đoạn 0 - 3 tuổi, não bộ của trẻ phát triển một cách nhanh chóng, sự nhận thức về thế giới xung quanh tác động trực tiếp lên chỉ số IQ của bé. Vì thế, việc lựa chọn những món đồ chơi có hình ảnh, âm thanh sinh động giúp đáp ứng tính tò mò, thúc đẩy thế giới quan của bé cách hiệu quả.
- Đồ chơi có tính giáo dục:Đồ chơi cho trẻ chậm nói có tính giáo dục sẽ giúp bé rèn luyện được sự lễ phép, kỹ năng ứng xử. Tuy nhiên, sẽ có nhiều trẻ bài xích với những món đồ chơi này, nên cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng khi cho bé sử dụng.
Đồ chơi có tính giáo dục giúp bé phát triển tư duy
Có thể bạn chưa biết:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.
Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu phương phápcấy tế bào gốc chữa bệnh tự kỷnhé!
3. Các loại đồ chơi phù hợp cho trẻ chậm nói
Đồ chơi cho trẻ chậm nói vô cùng đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Dưới đây là những loại đồ chơi hỗ trợ bé phát triển khả năng giao tiếp hiệu quả:
3.1 Đồ chơi mô phỏng (đóng vai nhân vật)
Đa phần, trẻ chậm nói vẫn có sự tò mò, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh khó có thể cho bé quan sát trực tiếp, tường tận thế giới xung quanh. Vì thế, nhiều nhà sản xuất đồ chơi cho ra mắt những bộ trò chơi mô phỏng thu nhỏ nhằm giúp bé dễ dàng khám phá thế giới xung quanh cách dễ dàng.
Cha mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi mô phỏng rõ sự vật, thế giới xung quanh như: Bộ đồ chơi nấu ăn, đồ chơi khắc họa các con vật, các loại xe,... Khi chơi cùng trẻ, các bậc phụ huynh nên giới thiệu cặn kẽ tên gọi từng món đồ chơi và yêu cầu bé lặp theo.
Nếu trẻ gọi đúng tên đồ vật, cha mẹ nên có lời khen ngợi hoặc phần thưởng. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận biết những đồ vật, sự vật xung quanh, thúc đẩy tư duy và vốn từ hiệu quả.
Đồ chơi mô phỏng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho trẻ
3.2 Đồ chơi xếp hình
Khi nhắc đến đồ chơi cho trẻ chậm nói thì không thể thiếu đồ chơi xếp hình. Những khối gỗ hoặc hình vẽ được tách riêng, trẻ sẽ tự vận dụng sự liên kết để ghép chúng lại với nhau. Món đồ chơi này có khả năng kích thích tư duy, cải thiện khả năng logic của bé.
Bên cạnh đó, nhữngbộ trò chơi xếp hình Community Helper Blockscòn được ứng dụng vào thực tế. Thay vì lắp ghép các bức tranh, khối gỗ, trò chơi này trẻ sẽ được thử nghiệm lắp ráp nhiều mô hình bao gồm ô tô, xe tải, con người. Điều này giúp trẻ dễ dàng khám phá thế giới xung quanh qua mô hình lắp ráp.
3.3 Đồ chơi âm nhạc
Theo một nghiên cứu được đăng tải tại website PubMed Central (PMC) cho thấyâm nhạc tác động trực tiếp đến quá trình phát triển lời nói. Nghiên cứu thí điểm quan sát này được tiến hành tại Khoa Trị liệu âm nhạc tại Bệnh viện cộng đồng Herdecke từ năm 2006 đến năm 2008, có sự tham gia của 18 trẻ từ 3,5 - 6 tuổi gặp các vấn đề phát triển lời nói.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm trẻ em thường được tiếp xúc với âm nhạc có sự phát triển tích cực về ngữ âm, khả năng hiểu lời nói, tương tác với người đối diện. Vì thế, đồ chơi liên quan đến âm nhạc là một trong những món đồ chơi cho trẻ chậm nói được nhiều phụ huynh lựa chọn, bao gồm: Chiếc hộp âm nhạc, xương rồng nhảy múa theo nhạc, trò chơi tương tác với âm nhạc,...
Đồ chơi liên quan đến âm nhạc giúp kích thích tư duy
3.4 Sách, truyện tranh
Robert Coles- một bác sĩ tâm lý trẻ em, giáo sư đại học Harvard từng nói: “Đọc sách thiếu nhi cho trẻ là một công cụ quan trọng đối với trẻ chậm nói. Việc đọc thuộc lòng nhiều lần giúp bé hiểu được ý nghĩa của nhiều từ, cách phát âm đúng của từng từ ngữ.”.
Bên cạnh đó, thông qua sách, truyện tranh, trẻ chậm nói còn học được thêm nhiều điều mới về thế giới xung quanh. Việc đọc sách mỗi ngày cho bé giúp con rèn luyện được thói quen tốt. Điều này giúp gia tăng vốn từ của trẻ, cải thiện khả năng tương tác xã hội, thúc đẩy ngôn ngữ hiệu quả.
Sách, truyện tranh giúp gia tăng vốn từ cho trẻ
3.5 Đồ chơi vận động
Khả năng vận động tác động trực tiếp đến tư duy và suy nghĩ của trẻ. Bên cạnh tác dụng cải thiện sức khỏe thể chất, những loại đồ chơi vận động còn góp phần nâng cao tinh thần, thúc đẩy trẻ tương tác xã hội, biểu hiện cảm xúc.
Ngoài ra, đồ chơi vận động còn giúp trẻ 0 - 2 tuổi tập đi hiệu quả, gia tăng sức mạnh cho đôi chân. Các bậc phụ huynh có thể lựa chọn những loại trò chơi vận động như: Các loại xe tập đi, xe chòi chân, xe đạp trẻ em, xe scooter,...
4. Cách chơi với trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất
Bên cạnh việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý cách tương tác với bé. Để thúc đẩy ngôn ngữ, giúp trẻ cải thiện khả năng phát âm, các bậc phụ huynh nên thường xuyên tham gia giải trí cùng bé. Đặc biệt, bạn cũng nên áp dụng những mẹo dưới đây:
- Tạo không gian chơi thoải mái:Trẻ nhỏ thường có xu hướng sợ tiếng ồn, nên bạn cần lựa chọn không gian yên tĩnh để đáp ứng nhu cầu giải trí của bé.
- Tham gia cùng trẻ:Việc đặt các câu hỏi, đưa ra những gợi ý xoay quanh món đồ chơi bé hứng thú được xem là cầu nối giữa con và cha mẹ.Trong suốt quá trình này, các bậc phụ huynh nên phát âm rõ ràng những gợi ý xoay quanh món đồ chơi nhằm giúp con phát triển vốn từ, cải thiện khả năng phát âm.
- Khen ngợi và động viên:Theo Raising Children: “Lời khen có thể giúp con bạn học cách nhận ra thành công của mình, đồng thời cũng có tác dụng tạo động lực cho con sau này.”. Vì thế, khi tham gia chơi cùng trẻ, các bậc cha mẹ nên có những lời khen động viên nhằm cải thiện sự tự tin, gia tăng động lực ở trẻ.
- Kiên trì và nhẫn nại:Phát triển ngôn ngữ là một quá trình đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Ngoài ra, những trẻ chậm nói còn đòi hỏi nhiều thời gian luyện tập hơn những trẻ thông thường. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên kiên trì luyện tập và đồng hành cùng con mỗi ngày.
Cha mẹ nên tham gia các trò chơi cùng con
5. Liệu pháp tế bào gốc cải thiện > 80% về phát âm, phát ngôn (nói)
Với sự phát triển của y học hiện đại, bên cạnh những món đồ chơi cho trẻ chậm nói, cha mẹ cũng có thể áp dụng những liệu pháp điều trị hiện đại khác. Liệu pháp tế bào gốc được xem là phương pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, chậm phát triển,...
Theo thống kê của Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI), có hơn 500 trẻ tự kỷ cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp tương tác xã hội và học tập. Trong đó, có hơn 80% trẻ có sự phát triển tích cực về khả năng phát âm, phát ngôn.
Cũng heo thống kê của viện TSRI, có những trường hợp trẻ chỉ có thể phát âm từ đơn. Nhưng sau một tuần điều trị bằng tế bào gốc, vốn từ của trẻ được cải thiện đáng kể, bé có thể nói nhiều từ đơn hơn. Bên cạnh đó, tần suất phát ngôn, khả năng giao tiếp bằng ánh mắt và tần suất tương tác xã hội cũng được cải thiện đáng kể.
Đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp cải thiện tư duy, thúc đẩy ngôn ngữ hiệu quả. Điều này góp phần gia tăng vốn từ, khả năng phát âm, phát ngôn của bé. Hy vọng qua những thông tin được Mirai Care chia sẻ ở trên, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn đồ chơi phù hợp với trẻ.
Bài viết phổ biến khác