phone

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ? Bạn có nằm trong số này?

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ? Bạn có nằm trong số này?

Tác giả:

Theo thống kê của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ đột quỵ cao. Cứ mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người đột quỵ, tuy nhiên chỉ có 20% trong số đó đến bệnh viện kịp thời. Vì vậy hiện nay có rất nhiều trường hợp vì đột quỵ mà mất khả năng lao động, tạo nên gánh nặng cả kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ và có liệu pháp nào để phòng tránh hay không, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu ở bài viết sau.

Nội dung bài viết


1. Nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ?

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới và nó không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Hiện nay đột quỵ đang ngày càng trẻ hoá và cướp đi sự sống của bao nhiêu bạn trẻ. Đột quỵ xảy ra đột ngột và không lường trước được. Chính vì thế các chuyên gia đang dần tìm hiểu kĩ hơn về những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, từ đó gợi ý những giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Việc xác định nhóm nguy cơ cao đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ đột quỵ trong cộng đồng.

Tắc nghẽn mạch máu não là nguyên nhân chính của đột quỵ

Tắc nghẽn mạch máu não là nguyên nhân chính của đột quỵ

1.1. Người mắc bệnh cao huyết áp

Hội Tim Mạch Việt Nam thống kê rằng, cứ 4 người lớn thì có 1 người có nguy cơ tăng huyết áp, độ tuổi càng cao thì nguy cơ bệnh càng lớn. Người tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao bởi áp lực máu tác động lên thành mạch tăng, gây ra tổn thương cho thành mạch máu. Khi các mạch máu bị tổn thương, chúng trở nên dày, cứng hơn sẽ làm giảm lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các cục máu đông khi hình thành có thể ngăn chặn dòng máu đến các cơ quan, nhất là não, dẫn đến đột quỵ thiếu máu não. Ngoài ra, cơn tăng huyết áp cao cũng có thể gây vỡ mạch máu trong não, dẫn đến đột quỵ xuất huyết. Chính vì thế, kiểm soát huyết áp là yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ đột quỵ.

1.2. Người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch

Như chúng ta đã biết đột quỵ là sự tắc nghẽn lưu thông máu lên não, dẫn đến hình thành cục máu đông làm cho lực tác động lên thành mạch lớn, từ đó mà vỡ mạch. Ở những bệnh nhân có bệnh nền là bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh rung nhĩ,... thì càng có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Bởi lẽ hệ tim mạch khi bệnh sẽ suy giảm chức năng, tăng khả năng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Ngoài ra, các vấn đề về tim mạch cũng có thể làm hỏng và suy yếu các mạch máu, tăng nguy cơ chảy máu não, gây đột quỵ xuất huyết não nghiêm trọng. Do đó, tầm soát bệnh tim mạch sớm là yếu tố hàng đầu trong việc phòng ngừa đột quỵ.

Mắc bệnh tim mạch tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Mắc bệnh tim mạch tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ

1.3. Người bị bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là kẻ giết người thầm lặng bởi sự tiến triển âm thầm gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Khi lượng đường trong máu thường xuyên tăng cao gây ra sự xơ vữa động mạch. Một quá trình tích tụ lâu dài sẽ tạo nên các mảng bám trong mạch máu, làm hẹp và xơ cứng động mạch. Điều này sẽ làm giảm sự lưu thông máu đến các cơ quan, đồng thời tăng khả năng hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, đường là một chất gây lão hoá nhanh, suy giảm sự miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi cũng như tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, dần dần sẽ gây nên tình trạng xuất huyết. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người lớn sau 35 tuổi cần đi kiểm tra glucose huyết đói 6 tháng một lần để phát hiện sớm tiền đái tháo đường để có giải pháp điều chỉnh thích hợp. Không những thế, chúng ta cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp cùng tập thể dục điều độ để sở hữu cho mình một cơ thể khoẻ mạnh, phòng ngừa đột quỵ.

1.4. Người mắc bệnh mỡ máu cao

Bệnh máu nhiễm mỡ hay rối loạn lipid máu không còn là căn bệnh xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là một trong các bệnh rối loạn chuyển hoá bởi cơ thể không thể cân bằng khi nạp quá nhiều chất béo xấu. Ở những người mắc bệnh mỡ máu cao thường có thể trạng thừa cân hay béo phì, có lối sống không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc lá,... Do đó cơ thể tích tụ độc tố và mạch máu xơ vữa không thể chuyển hoá được lượng chất béo. Khi mỡ máu tích tụ lâu sẽ tạo ra các mảng xơ vữa, thành mạch cứng và hẹp sẽ tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe từ sớm bằng thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ.

Xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn lưu thông máu 

Xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn lưu thông máu 

1.5. Người uống nhiều bia rượu

Uống rượu bia nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Song song đó, rượu bia cũng có thể gây rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ, làm tăng khả năng hình thành cục máu đông trong tim. Khi cơ thể thường xuyên dung nạp rượu, dần dần thành mạch suy yếu và mất khả năng lưu thông máu tốt. Cần sử dụng rượu một cách hợp lý để hạn chế tác động xấu đến hệ tim mạch và hệ gan mật, đồng thời sẽ giúp giảm khả năng đột quỵ.

1.6. Người hút thuốc lá

Thuốc lá có tác động tiêu cực đến hệ tim mạch qua nhiều cơ chế khác nhau, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tim mạch. Nicotine trong thuốc lá làm co mạch máu, khiến huyết áp tăng lên. Điều này tạo thêm áp lực lên tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Việc tim phải đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của cơ thể có thể gây ra căng thẳng cho tim. Khi ấy, thành mạch co quá mức gây vỡ mạch máu dẫn đến cơn đột quỵ. 

Thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch

Thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch

Không những thế, các hóa chất trong khói thuốc lá như carbon monoxide còn làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu và tăng độ nhớt của máu. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, có thể gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Những tác động xấu này của thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy tim mà còn làm trầm trọng thêm các tình trạng tim mạch hiện có. Vì vậy, giảm và ngừng hút thuốc lá là một bước quan trọng để bảo vệ và cải thiện sức khỏe tim mạch.

1.7. Người có tiền căn gia đình mắc đột quỵ

Đối tượng có tiền căn gia đình mắc đột quỵ thì khả năng mắc phải cũng khá cao. Tuy nhiên chưa có chứng minh khoa học nào đảm bảo cho điều này. Phần lớn di truyền trong gia đình chủ yếu do bệnh lý tim mạch, do đó người mắc bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Chính vì thế mọi người cần khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh tim mạch để bảo vệ sức khỏe bản thân.

1.8. Người thường xuyên căng thẳng stress

Stress kéo dài có thể gây viêm mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, quá trình mà các mảng bám tích tụ trong động mạch. Các mảng bám này có thể làm hẹp và cứng động mạch, cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ đột quỵ. Khi căng thẳng, nhịp tim tăng lên, gây thêm áp lực lên tim và mạch máu. Điều này có thể làm tổn thương mạch máu và dẫn đến đột quỵ. Do đó chúng ta cần có chế độ sinh hoạt thư giãn đầu óc để sức khỏe tinh thần được ổn định, không gây ra căng thẳng cho cơ thể.

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi sẽ tác động đến hệ thần kinh

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi sẽ tác động đến hệ thần kinh

1.9. Người đã từng bị đột quỵ

Sau khi trải qua đột quỵ, mạch máu trong não có thể đã bị tổn thương hoặc yếu đi. Điều này làm tăng khả năng tái phát đột quỵ do các mạch máu dễ bị tổn thương hoặc tắc nghẽn lại. Việc không tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị, chẳng hạn như không dùng thuốc theo chỉ định, không kiểm soát huyết áp hoặc không duy trì lối sống lành mạnh, có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Ở những đối tượng này việc theo dõi các yếu tố nguy cơ, duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ các chỉ định y tế là rất quan trọng đối với những người đã từng bị đột quỵ để giảm nguy cơ tái phát.

2. Phòng chống nguy cơ đột quỵ bằng liệu pháp tế bào gốc

Có rất nhiều đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ, chính vì thế biện pháp phòng chống vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nghiên cứu y học hiện nay. Đây được xem là mục tiêu quan trọng của y tế công cộng, nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và cải thiện chất lượng sống của cộng đồng. Đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ não, là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và vĩnh viễn đối với sức khỏe và chức năng sống của cá nhân. Hiện nay, với công nghệ y học hiện đại, phòng chống đột quỵ bằng liệu pháp tế bào gốc ra đời như một giải pháp hữu hiệu bởi phương pháp điều trị không xâm lấn. 

>> Xem thêm: Hiệu quả của tế bào gốc điều trị đột quỵ

Công nghệ tế bào gốc mở ra một bước ngoặt mới trong việc phục hồi chức năng 

Công nghệ tế bào gốc mở ra một bước ngoặt mới trong việc phục hồi chức năng 

Trong điều trị đột quỵ, tế bào gốc có thể được sử dụng để thay thế các tế bào não bị hủy hoại do thiếu máu hoặc xuất huyết não, giúp khôi phục chức năng não và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tế bào gốc được tiêm vào các vị trí cần thiết để tăng cường khả năng chống viêm và miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Khi phát hiện đột quỵ, bệnh nhân đưa đến trung tâm tế bào gốc kịp thời để nuôi cấy tế bào sau đó truyền vào cơ thể giúp thúc đẩy quá trình phục hồi, giảm viêm và kích thích sự tái sinh của mạch máu. 

Các thử nghiệm ở Trường Đại học Stanford (Mỹ) đã cho thấy sự hiệu quả trong công nghệ tiêm tĩnh mạch tế bào gốc. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện trên nhóm đối tượng đột quỵ ở các lứa tuổi khác nhau trong khoảng thời gian 6 tháng đến 3 năm cơn đột quỵ xảy ra, kết quả cho thấy rằng trong vài tháng, tất cả bệnh nhân đều có khả năng cải thiện chức năng hoạt động. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong nghiên cứu tế bào gốc trên đối tượng đột quỵ. Mặc dù công nghệ này chưa được phổ biến và cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định tính an toàn và hiệu quả, nhưng liệu pháp tế bào gốc hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới trong việc phòng chống và điều trị đột quỵ, mang lại hy vọng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đột quỵ có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm, kịp thời điều chỉnh lối sống, cách sinh hoạt, có lộ trình điều trị phù hợp, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Trên đây là những thông tin về các đối tượng có nguy cao bị đột quỵ mà Mirai Care muốn chia sẻ tới bạn đọc. Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.