phone

Cách phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ

Cách phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ

Tác giả:

Chậm nói ở trẻ là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bởi không phải mọi trường hợp nào cũng giống nhau. Có hai dạng chậm nói chính dễ nhầm lẫn là chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ. Vậy trẻ chậm nói có phải là tự kỷ không? Làm cách nào để phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ? đâu là sự khác biệt giữa hai tình trạng này? Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp bạn đưa ra những thông tin hữu ích giải đáp các thắc mắc trên. 

1. Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ không?

Nhiều người không biết cách phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ đã cho rằng chậm nói chính là tự kỷ. Thực tế, chậm nói là một biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng trẻ chậm nói chưa chắc đã bị tự kỷ. 

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 1/4 trẻ bị chậm nói nhưng vẫn nhiều trẻ phát triển bình thường và đạt được các mốc phát triển như những bé khác khi lên 2 tuổi. Những trường hợp này, nguyên nhân gây ra chậm nói có thể do trẻ gặp các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng, thậm chí là thính giác. 

Một vài biểu hiện ở trẻ chậm nói giống với tự kỷ gồm đáp ứng chậm nhu cầu của người lớn, khả năng giao tiếp hạn chế,... Tuy nhiên, trẻ vẫn vận động bình thường và giao tiếp tốt với người thân bằng giao cảm, ánh mắt. 

Như vậy, chậm nói có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói là bị tự kỷ. Nếu trẻ vừa chậm nói vừa có các dấu hiệu dưới đây thì nguy cơ cao bị bệnh tự kỷ: 

  • Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.
  • Được 12 tháng tuổi vẫn chưa có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp phù hợp. 
  • Khi 16 tháng tuổi không nói được từ đơn. 
  • Đến 24 tháng tuổi nói không sõi hoặc chưa nói câu 2 từ. 

Để nhận biết chính xác trẻ chậm nói có phải tự kỷ không, phụ huynh nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín chuyên điều trị trẻ tự kỷ khi phát hiện dấu hiệu bất thường. 

Trẻ chậm nói chưa chắc đã mắc bệnh tự kỷ 

Trẻ chậm nói chưa chắc đã mắc bệnh tự kỷ 

2. Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ

Để phát hiện và can thiệp kịp thời cho trẻ chậm nói, bố mẹ cần biết cách phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Tham khảo ngay bảng tổng hợp dưới đây để có thể phân biệt được trẻ tự kỷ không nói được (chậm nói tự kỷ) và chậm nói đơn thuần:   

Đặc điểm

Chậm nói đơn thuần

Chậm nói tự kỷ

Khả năng giao tiếp

- Chủ yếu chậm nói nhưng vẫn có nhu cầu giao tiếp. 

- Sử dụng các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để diễn đạt. 

- Khó khăn trong việc giao tiếp, ít khi chủ động bắt chuyện, thậm chí, không phản ứng với lời gọi tên.

-  Giảm tương tác xã hội như né tránh ánh mắt của bố mẹ, mắt liếc ngang liếc dọc. 

- Thích sử dụng cử chỉ hơn lời nói để giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi. 

Hiểu lời nói

- Hiểu được lời nói của người khác, có thể thực hiện các yêu cầu đơn giản.

- Nghe hiểu lời bố mẹ, cười với phụ huynh khi nghe thấy chuyện vui, chuyện làm bản thân thích thú. 

- Gặp khó khăn trong việc nghe hiểu những câu phức tạp, câu mệnh lệnh và câu hỏi. 

- Chỉ cười khi bị nhột hoặc cười to không đúng hoàn cảnh. 

Khả năng tập trung

- Có thể tập trung vào một hoạt động trong thời gian ngắn.

- Có khả năng lắng nghe, nhìn chăm chú và làm theo lời bố mẹ nói. 

- Khó tập trung, dễ bị phân tán bởi những tác động bên ngoài. 

- Có nghe nhưng không thể chăm chú, ghi nhớ và làm theo lời bố mẹ. 

Hành vi

- Trẻ thường có những hành vi tương tác xã hội bình thường và thói quen không có gì bất thường. 

- Thích chơi với bạn bè cùng trang lứa. 

- Trẻ vẫn bắt chước hành động của người khác và hứng thú với mọi thứ xung quanh. 

- Mắt liếc ngang liếc dọc và thiếu linh hoạt. 

- Thường có các hành động lặp đi lặp lại, thích chơi một mình và không thích thay đổi thói quen. 

- Trẻ có thể lặp lại nhiều lần một lời nói vô nghĩa mà vô tình nghe được ở đâu đó. 

- Có xu hướng nhìn lâu vào đồ vật có động tác đơn giản, ví dụ như cánh quạt đang quay. 

Phản ứng với môi trường

- Phản ứng phù hợp với các tình huống xã hội.

- Trẻ có thể cảm thấy bị buồn khi bị bỏ rơi một mình.

- Khi giận dữ hay không hài lòng về ai/ điều gì, trẻ có thể bứt tóc, la hét, đập đầu vào tường, đập tay xuống sàn, khóc mất kiểm soát,.... 

Nguyên nhân

- Môi trường sống, thói quen sinh hoạt và cách giáo dục không lành mạnh. 

- Có thể do trẻ từng trải qua biến cố hoặc bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng. 

- Khiếm khuyết về lưỡi, miệng, hàm, môi,... cũng ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ. 

- Nguyên nhân trẻ tự kỷ chậm nói là do rối loạn phổ tự kỷ, một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp.

- Nhiều nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân có thể do gen di truyền, các yếu tố chu sinh hoặc tác động của môi trường độc hại. 

Điều trị

- Kích thích ngôn ngữ, tạo không gian thoải mái, khuyến khích trẻ giao tiếp hàng ngày. 

- Tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội tương tác với người thân, bạn bè. 

- Hướng dẫn trẻ phát âm đúng âm tiết, ngữ điệu. 

- Thăm khám, điều trị và can thiệp sớm để điều trị hành vi nhận thức và ngôn ngữ. 

- Giúp trẻ kiểm soát cảm giác và phản xạ khi bị tác động từ môi trường bên ngoài.

- Sử dụng vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp và cải thiện kỹ năng vận động. 

 

Trẻ bị chậm nói tự kỷ thường thích chơi với đồ vật hơn bạn bè

Trẻ bị chậm nói tự kỷ thường thích chơi với đồ vật hơn bạn bè

3. Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng chậm nói ở trẻ tự kỷ?

Sau khi phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, phụ huynh cần nắm được cách chẩn đoán tình trạng chậm nói ở trẻ tự kỷ. Khi nghi ngờ bé có dấu hiệu của chậm nói tự kỷ, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ sớm. Các chuyên gia, bác sĩ sẽ thực hiện sàng lọc phát triển để đánh giá sự phát triển của bé.

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy trẻ bị chậm nói tự kỷ thì bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm thêm. Các xét nghiệm gồm xét nghiệm thính giác, xét nghiệm di truyền và xét nghiệm tâm lý thần kinh. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ loại trừ các tình trạng khác và xác nhận chẩn đoán chậm nói tự kỷ hay chậm nói đơn thuần. 

Bên cạnh đó, các nhà trị liệu ngôn ngữ cũng có thể giúp đánh giá và chẩn đoán chậm nói. Họ thực hiện đánh giá ngôn ngữ, lời nói để đánh giá các kỹ năng của con bạn. Điều này bao gồm các bài kiểm tra về ngôn ngữ tiếp thu và biểu đạt của trẻ cũng như khả năng hiểu và sử dụng cử chỉ của trẻ. 

Lưu ý, không phải tất cả trẻ chậm nói đều được chẩn đoán mắc ASD. Hơn nữa, chẩn đoán đúng rất quan trọng, giúp phụ huynh tìm ra phương pháp điều trị chậm nói tự kỷ và hỗ trợ phù hợp cho chứng ASD.

Con có dấu hiệu chậm nói tự kỷ bố mẹ nên đưa đến gặp bác sĩ 

Con có dấu hiệu chậm nói tự kỷ bố mẹ nên đưa đến gặp bác sĩ 

4. Cải thiện về phát âm, phát ngôn (nói) trên 80% bằng liệu pháp tế bào gốc

Tại viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, đã có bài chia sẻ của một phụ huynh có con điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc thành công. Cụ thể:

Hiệu quả của điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc

Hiệu quả của điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc 

Tình trạng bệnh ban đầu: Bé trai 3 tuổi 8 tháng được chuẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Thời điểm thực hiện điều trị là 3 tuổi 05 tháng

Các triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Không nói chuyện được
  • Quan sát kém
  • Quá nhạy cảm với kích thích giác quan
  • Không đi bộ được
  • Không tự đánh răng được 

Tiếp nhận điều trị: Điều trị bằng phương pháp tiêm tế bào gốc tủy xương

Hiệu quả sau điều trị: 

  • Bé có thể đi lại khoảng 40-50 phút nếu được cầm tay.
  • Trước đây bé thường ngồi một mình ở góc phòng, hiện tại bé đã bắt đầu chơi với bạn bè cùng lớp
  • Bé đã có thể phát âm những từ đơn giản như "Ba",...
  • Bé đã biết đói bụng và có thể mỉm cười, chơi cả ngày.
  • Trước đây bé khó được tiếp nhận do tình trạng tăng động, hiện tại bé đã được đồng ý tiếp nhận đi học tại trường.

Kết quả điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc tủy xương ở mỗi trẻ có thể khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đầu và khả năng đáp ứng của cơ thể. Có thể sẽ có 2 trường hợp:

+ 1 là tình trạng ngôn ngữ cải thiện rõ rệt hơn.

+ 2 là tình trạng tăng động cải thiện rõ rệt hơn. 

Hầu hết sẽ cải thiện chung cả ngôn ngữ lẫn tăng động. Trường hợp cải thiện 1 trong 2 thì có thể tiến hành điều trị lần 2.

5. Các phương pháp cải thiện chậm nói ở trẻ tự kỷ tại nhà

Để cải thiện khả năng giao tiếp cũng như dạy trẻ tự kỷ chậm nói sớm hòa nhập với xã hội, phụ huynh có thể áp dụng một vài phương pháp sau: 

Các phương pháp cải thiện chậm nói cho trẻ tại nhà

Các phương pháp cải thiện chậm nói cho trẻ tại nhà

5.1 Điều trị hành vi nhận thức (ABA - Applied Behavior Analysis)

Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả cao, tập trung vào việc thay đổi hành vi của trẻ thông qua việc tăng cường các hành vi tích cực và giảm thiểu các hành vi tiêu cực. Với trẻ tự kỷ chậm nói, ABA giúp trẻ học cách giao tiếp, tương tác xã hội, và phát triển các kỹ năng sống cần thiết. Các chuyên gia sẽ thiết kế các chương trình can thiệp cá nhân hóa, sử dụng các kỹ thuật như củng cố tích cực, mô hình hóa và hướng dẫn trực tiếp.

5.2 Điều trị ngôn ngữ

Mục tiêu chính của điều trị ngôn ngữ là giúp trẻ phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Các nhà ngôn ngữ trị liệu sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm rèn luyện âm vị, bổ sung vốn từ, phát triển câu và cải thiện kỹ năng giao tiếp. 

Phụ huynh có thể bắt đầu từ việc luyện phát âm đúng cho trẻ và tập xây dựng câu đơn dần dần phát triển thành câu phức tạp. Hãy dùng những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để trẻ bắt chước, tăng nhanh phản xạ ngôn ngữ. 

5.3 Điều trị cảm giác

Nhiều trẻ tự kỷ có những khó khăn trong việc xử lý các cảm giác như âm thanh, ánh sáng và xúc giác. Điều trị cảm giác giúp trẻ học cách điều chỉnh và phản ứng với các kích thích cảm giác một cách phù hợp. Các hoạt động điều trị gồm trị liệu cảm giác và tập cho trẻ làm quen với những trò chơi cảm giác như bọt xà phòng, nước, cát,.... 

5.4 Giúp trẻ tăng tương tác xã hội 

Tạo cơ hội cho trẻ tương tác với các bạn cùng trang lứa và người lớn là rất quan trọng. Các hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ học cách giao tiếp, chia sẻ và hợp tác với người khác. Ngoài ra, phụ huynh có thể đồng hành cùng con tham gia các lớp học giáo dục và khuyến khích con tiến bộ từng ngày. 

Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ làm quen với ngôn ngữ từ cơ bản

Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ làm quen với ngôn ngữ từ cơ bản

Qua những phân tích trên, chắc hẳn bạn đã biết cách phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Có thể thấy, 2 tình trạng này có nhiều đặc điểm riêng biệt, từ nguyên nhân, hành vi, phản ứng với môi trường đến cách điều trị. Cha mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu của con em mình và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có những hướng xử lý phù hợp. Và đừng quên thường xuyên theo dõi Mirai Care để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về tự kỷ ở trẻ nhỏ mỗi ngày nhé!

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://www.betterspeech.com/post/the-difference-between-speech-delay-and-autism
  2. https://hongngochospital.vn/vi/tre-tu-ky-cham-noi#tre-cham-noi-co-phai-la-tu-ky-khong
  3. https://www.betterspeech.com/lp/speech-delay