phone

Suy gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Koichi Tanaka Tổng giám đốc Viện nghiên cứu sáng chế y học Tanaka

Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng. Thế nhưng, rất nhiều người mắc các bệnh về gan, nhất là suy gan. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố, tổng hợp protein huyết tương, dự trữ máu và dưỡng chất,.... trong cơ thể. Hãy cùng Mirai Care tìm hiểu ngay những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh suy gan để biết cách phòng tránh nhé!

Nội dung bài viết


1. Suy gan là gì?

Suy gan là tình trạng gan bị hủy hoại, biến dạng dẫn đến giảm khả năng thực hiện các chức năng bình thường. Đây chính là giai đoạn cuối của các bệnh về gan khi gan bị tổn thương quá nặng và không thể phục hồi.

suy gan

Bệnh suy gan làm suy giảm chức năng hoạt động của gan

Có 2 loại bệnh suy gan thông thường là suy gan cấp tính và suy gan mãn tính:

  • Suy gan cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột mà không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt, quá trình diễn ra nhanh và suy giảm trong vài tuần.
  • Suy gan mãn tính: Thường là kết quả của các bệnh xơ gan khi các mô khỏe mạnh trở thành mô sẹo. Quá trình diễn ra chậm hơn trong khoảng vài tháng hoặc vài năm. 

2. Nguyên nhân dẫn đến suy gan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy gan, tuy nhiên có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

bệnh suy ganThói quen sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá có thể gây bệnh suy gan

  • Sử dụng nhiều  bia rượu, thuốc lá trong thời gian dài
  • Mắc các loại virus viêm gan A, B, E, virus Cytomegalovirus, virus Epstein-Barr, Herpes simplex,...
  • Ăn phải nấm dại có chứa độc, đặc biệt là chất Amanita phalloides khiến gan bị tổn thương và suy giảm trong vòng vài ngày.
  • Sử dụng một số loại thuốc thời gian dài hoặc dùng quá liều như Paracetamol,  Acetaminophen, Halothane, ...
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, làm việc quá sức, tiếp xúc với nhiều chất độc hại

3. Triệu chứng của bệnh suy gan

Khi gan không thể thực hiện các vai trò của mình, gây tích tụ độc tố, chất độc hại trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, xuất hiện các triệu chứng như:

  • Buồn nôn, mệt mỏi, ăn không ngon
  • Tiêu chảy, xuất hiện máu trong phân
  • Vàng da, vàng mắt
  • Hơi thở có mùi mốc hoặc ngọt
  • Bầm da, tụ máu, sưng phù chân
  • Bụng chướng khí, đầy bụng, khó tiêu

4. Phương pháp chẩn đoán suy gan

chẩn đoán suy gan

Có 4 cách chẩn đoán bệnh suy gan hiện nay

Khoa học ngày càng hiện đại góp phần phát hiện nhanh chóng các bất thường trong cơ thể. Từ đó, bệnh suy gan cũng có thể được chẩn đóng chính xác thông qua các phương phấp sau:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm phát hiện những bất thường trong máu có thể được gây ra bởi bệnh suy gan.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Nhằm đo nồng độ prothrombin, albumin và các enzym khác trong máu, từ đó xác định chính xác tình trạng chức năng của gan.
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Có thể thực hiện siêu âm gan, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT) để xem xét các vấn đề đang xảy ra ở trong gan, từ đó xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân của bệnh. 
  • Sinh thiết gan: Phương pháp này được tiến hành bằng cách lấy mẫu mô từ gan để xem xét tình trạng mô sẹo, từ đó hỗ trợ chẩn đoán và xác định nguyên nhân chính xác.

5. Các biến chứng bệnh suy gan

Bệnh suy gan cũng như các bệnh khác nếu trở nặng có thể gây ra biến chứng hoặc ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Một số biến chứng bệnh suy gan như:

  • Phù não: Là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh suy gan bởi chất lỏng không chỉ bị tích tụ ở bụng mà còn tích tụ trong não, gây huyết áp cao và phù não.
  • Đông máu: Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp đông máu, vì vậy khi cơ quan này không thể hoạt động rất có thể xảy ra hiện tượng chảy máu không kiểm soát.
  • Dễ mắc các bệnh khác: Suy thận, viêm phổi, tim mạch, nhiễm trùng tiểu,... là các bệnh có thể bị mắc phải khi suy gan ở giai đoạn cuối.

6. Điều trị suy gan

điều trị suy ganCó thể điều trị suy gan bằng cách dùng thuốc, phẫu thuật, ghép gan

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có thể sử dụng một số phương pháp điều trị suy gan như:

  • Dùng thuốc: Nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh và giúp nhanh chóng phục hồi, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.
  • Phẫu thuật: Được thực hiện trong trường hợp một vùng gan nhỏ bị tổn thương quá nặng, cần được loại bỏ 1 phần để không làm lây lan sang các phần khác, 
  • Ghép gan: Là phương pháp cuối cùng nhằm thay thế hoàn toàn gan bị hủy hoại bằng một chiếc gan khác khỏe mạnh và tương thích với cơ thể.

7. Tìm hiểu phương pháp cải thiện suy gan bằng tế bào gốc

Ngoài 3 cách điều trị suy gan trên đây thì bạn cũng có thể tham khảo phương pháp cải thiện chức năng gan bằng tế bào gốc. Đây là một giải pháp mới, sử dụng những tế bào gốc có khả năng đổi mới, tăng sinh và chuyển hóa thành tế bào gan mới nhằm thay thế cho những tế bào gan cũ bị tổn thương, hư hỏng.

Điều trị suy gan tại Mirai CareĐiều trị suy gan bằng tế bào gốc an toàn, hiệu quả cao

Phương pháp này mang lại hiệu quả cao mà không làm tổn thương đến các bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt rất thích hợp dùng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số đối tượng chống chỉ định áp dụng phương pháp này như: người bị suy tim, suy phổi, suy thận, người bị rối loạn chức năng đông máu,....

Ngoài ra, Mirai Care còn hợp tác với Phó Giáo sư Bác sĩ Koichi Tanaka để điều trị các bệnh về gan. Ông đã từng đảm nhận vai trò Viện trưởng Bệnh viện Đại học Kyoto, Chủ tịch Hiệp hội cấy ghép Nhật Bản. Với kinh nghiệm và chuyên môn sâu sắc của mình, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị ung thư gan tốt nhất cho người bệnh. Khi trải nghiệm dịch vụ này tại Mirai Care, bạn sẽ được chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng hướng

Tổng kết

Người mắc bệnh suy gan khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chất lượng cuộc sống cũng giảm sút đáng kể. Đặc biệt, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị suy gan ngay từ giai đoạn đầu có thể giúp tăng tỷ lệ điều trị bệnh thành công.