Suy tuyến thượng thận sống được bao lâu ?
Tác giả: Nguyễn Thị Linh
Suy tuyến thượng thận sống được bao lâu? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân mắc suy tuyến thượng thân quan tâm. Theo các bác sĩ, thời gian sống của bệnh nhân bị căn bệnh này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại suy thận, giai đoạn phát triển, cách điều trị, … Để tìm hiểu chi tiết hơn, Mirai Care mời bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về suy tuyến thượng thận
1.1 Tuyến thượng thận và vai trò của tuyến thượng thận
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tuyến thượng thận và vai trò của tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận là cơ quan hình tam giác gắn liền và nằm ngay phía trên đỉnh thận. Tuyến thượng thận bao gồm vỏ thượng thận và tủy thượng thận. Chúng có vai trò duy trì huyết áp, nhịp tim của cơ thể và tiết ra các hormone như mineralocorticoid, glucocorticoid và androgen để duy trì sự sống của con người.
Tuyến thượng thận là phần nằm trên đỉnh của thận
1.2 Khái niệm suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận là việc tuyến thượng thận tiết ra quá ít các hoạt chất cortisol, ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình trao đổi chất của con người. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên những người ở trong độ tuổi từ 30 đến 50 thì dễ mắc suy tuyến thượng thận hơn.
Suy tuyến thượng thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tuyến thượng thận cấp hoặc khủng hoảng Addisonian, khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và hạ natri. Khi đó, biện pháp bù nước thông thường không còn hiệu quả. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê, sốc và tử vong.
1.3 Dấu hiệu suy tuyến thượng thận
Các dấu hiệu của căn bệnh khá mơ hồ nên khó phát hiện ra, bao gồm: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, rối loạn tâm thần, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, hay đổ mồ hôi, sắc tố da không đều, hay bị đau bất ngờ ở lưng, chân, ..
Các dấu hiệu bị suy tuyến thượng thận khác mơ hồ nên khó phát hiện được bệnh
>>> Xem thêm về dấu hiệu suy thận bạn không nên bỏ qua
2. Suy tuyến thượng thận có bao nhiêu loại ?
Dựa vào nguyên nhân bị bệnh, suy tuyến thượng thận có 2 loại đó là suy tuyến thượng thận nguyên phát và suy tuyến thượng thận thứ phát.
Suy tuyến thượng thận nguyên phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân là:
- Lao thượng thận
- 80% khả năng do bệnh tự miễn, tức là hệ thống phòng thủ tấn công nhầm vào các mô của tuyến thượng thận, dẫn đến tình trạng tuyến thượng thận bị tổn thương và không sản sinh đủ các hormone cần thiết cho cơ thể.
- Thượng thận bị các yếu tố phá hủy như: dùng thuốc, HIV, nẫm,...
- Ung thư di căn
- Bị mắc bệnh Addison nhưng không điều trị kịp thời.
- Suy tuyến thượng thận thứ phát bắt nguồn từ các nguyên nhân đó là:
- Sử dụng corticoid ngoại sinh trong thời gian dài.
- Ung thư di căn.
- Tuyến yên bị đột biến gen.
- Nhiễm khuẩn thâm nhiễm trong lao.…
3. Suy tuyến thượng thận sống được bao lâu ?
Suy tuyến thượng thận sống được bao lâu ? Điều này còn phụ thuộc vào loại suy tuyến thượng thận, giai đoạn phát triển của bệnh lúc chuẩn đoán ra, phương pháp điều trị, … Nhìn chung, nếu phát hiện suy tuyến thượng thận từ sớm và có sự điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sinh hoạt như một người bình thường.
Ngược lại, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành suy tuyến thượng thận cấp với những biểu hiện như: co giật, sốc, hôn mê dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị ngay là điều rất quan trọng.
Người suy tuyến thượng thận vẫn có thể sinh hoạt bình thường
4. Suy tuyến thượng thận có chữa khỏi được không ?
Cho đến thời điểm hiện tại, suy tuyến thượng thận chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc, bệnh nhân phải sử dụng thuốc cho đến hết đời.
5. Điều trị suy tuyến thượng thận
5.1 Về phương pháp y học
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là bổ sung hormone mà tuyến thượng thận không sản xuất ra được. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc corticosteroid vĩnh viễn. Mục đích nhằm bổ sung cortisol và aldosterone mà cơ thể không sản sinh ra được.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thuốc hydrocortison thay vì corticosteroid. Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng đó là prednisone hoặc dexamethasone. Tuy nhiên, chúng không được dùng phổ biến như hydrocortison và corticosteroid. Bên cạnh đó, để bổ sung hormone aldosterone, bệnh nhân có thể dùng thêm fludrocortison.
Việc sử dụng các loại thuốc điều trị suy tuyến thượng thận nên đúng liều, nếu không sẽ dẫn đến các hậu quả đó là khó ngủ, mất ngủ, yếu xương, thay đổi tâm trạng,..Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận nặng, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào tĩnh mạch, truyền dung dịch muối cho đến khi hồi phục thì lượng thuốc sẽ được điều chỉnh lại.
Trong những trường hợp sau đây, đơn thuốc điều trị suy tuyến thượng thận sẽ được điều chỉnh:
- Nhiễm trùng, sốt cao trên 38 độ.
- Bị tai nạn.
- Thực hiện thủ thuật y tế.
- Lười tập thể dục, vận động.
Thuốc Corticoid là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị suy tuyến thượng thận
5.2 Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị suy tuyến thượng thận. Dưới đây là các lời khuyên về dinh dưỡng của bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận:
- Bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao: Do bệnh nhân suy tuyến thượng thận bị thiếu hụt glucose trầm trọng, nên cần ăn các đồ ăn chứa protein và chất béo, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucozo.
- Bổ sung vitamin B và C: Vitamin C giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, thúc đẩy cơ thể sản sinh ra cortisol. Vitamin B đặc biệt là B5 và B6 thúc đẩy việc sản xuất ra các hormone ở tuyến thượng thận. Vitamin B5 và B6 có thể được tìm thấy ở bơ, yến mạch, các loại đậu,...Còn vitamin C có nhiều trong cam, táo, xoài, …
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Bệnh nhân có thể uống nước râu ngô, sinh tố hoa quả, …
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị suy tuyến thượng thận
>>> Có thể bạn quan tâm thực đơn 7 ngày cho người suy thận
5.3 Tìm hiểu về điều trị suy thận bằng tế bào gốc tại Mirai Care
Điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc là liệu pháp mới, hứa hẹn giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Liệu pháp tế bào gốc có khả năng chống viêm cao, làm giảm mức độ viêm mãn tính trong cơ thể xuống mức cho phép quá trình tự chữa lành xảy ra khi nó bị ức chế. Bằng cách sử dụng tế bào gốc, các dấu hiệu viêm trên toàn cơ thể của bạn được làm hạ xuống mức bình thường, giúp cho cơ thể có thể bắt đầu tái tạo các mô cần thiết để thực hiện chức năng.
Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị suy thận bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Trên đây là bài viết giúp người đọc giải đáp thắc mắc suy tuyến thượng thận sống được bao lâu. Mirai Care hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Nếu bạn cảm thấy bản thân có triệu chứng hay nguy cơ mắc bệnh, hãy tới bác sĩ để khám xét sớm nhất nhé.
Bài viết phổ biến khác