phone

Thực Đơn 7 Ngày Cho Người Suy Thận: Chăm Sóc Sức Khỏe Thận Hiệu Quả

Thực Đơn 7 Ngày Cho Người Suy Thận: Chăm Sóc Sức Khỏe Thận Hiệu Quả

Tác giả:

Xây dựng thực đơn 7 ngày cho người suy thận không chỉ là một giải pháp tốt hỗ trợ giảm bệnh mà còn là một bước chuẩn bị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Thực đơn này bao gồm những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp giảm tác động tiêu cực lên hệ thống thận và bồi bổ cho thận hoạt động hiệu quả. Bằng cách tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng này, người suy thận có thể tăng cường sức khỏe và duy trì một lối sống lành mạnh.

Nội dung bài viết


1. Thực đơn ngày 1

thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Thực đơn ngày 1 có bánh Tortilla bọc cá hồi 

  • Bữa sáng: Bột yến mạch cùng với quế, sữa, quả mâm xôi và một thìa hạnh nhân cắt lát.
  • Bữa trưa: Bánh Tortilla bọc cá hồi đóng hộp (rửa sạch cá, sau đó trộn với nước chanh, tiêu đen, thì là tươi và hành lá) 
  • Bữa tối: Tôm nướng BBQ ăn kèm với cơm và rau trộn đông lạnh (có thể trộn với dầu ô liu để tăng thêm chất béo lành mạnh) 
  • Bữa ăn nhẹ: Táo và bơ đậu phộng

2. Thực đơn ngày 2

  • Bữa sáng: Bánh pudding hạt chia làm từ hạnh nhân hoặc sữa đậu nành, quả mọng, quế.  
  • Bữa trưa: Bánh mì kẹp salad trứng trộn với hỗn hợp dầu ô liu và giấm rượu vang đỏ.
  • Bữa tối: Một phần nhỏ beefsteak nướng ăn kèm cơm trắng và rau nướng (súp lơ, ngô, cà rốt hoặc tỏi).
  • Bữa ăn nhẹ: Sữa chua Hy Lạp và quả mọng tươi.

>>> Tìm hiểu thêm về nguyên nhân suy thận

3. Thực đơn ngày 3

thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Thực đơn ngày 3 sẽ có món beefsteak ăn kèm với rau diếp cá

  • Bữa sáng: Bột yến mạch, sữa, trứng luộc, quả mọng cùng một ít siro cây phong.
  • Bữa trưa: Beefsteak ăn kèm rau diếp cá, cà chua và một thìa phô mai cắt nhỏ, tráng miệng bằng dưa hấu. 
  • Bữa tối: Bánh mì kẹp đậu ăn kèm với salad. 
  • Bữa ăn nhẹ: Mận tươi và một nắm hạt điều. 

4. Thực đơn ngày 4

  • Bữa sáng: Trứng chiên với ớt chuông, bông cải xanh, một thìa phô mai mozzarella cắt nhỏ và rau mùi tây, ăn kèm với một lát bánh mì lúa mạch nướng. 
  • Bữa trưa: Súp đậu xanh với cần tây, bắp cải, cà rốt, hành tây, tỏi, một chút dầu ô liu và hương thảo. 
  • Bữa tối: Pasta với thịt bò nạc xay, cà chua tươi, tỏi và hành tây. 
  • Bữa ăn nhẹ: Một ít hạt điều. 

>>> Tìm hiểu thêm những dấu hiệu suy thận bạn không nên bỏ qua

5. Thực đơn ngày 5

thực đơn 7 ngày cho người suy thận: Ngày thứ 5

Salad cải xoăn và các loại ngũ cốc khác sẽ khiến bạn ăn mãi không ngán

  • Bữa sáng: Bánh mì nướng, ¼ quả bơ nghiền, nước chanh, trứng luộc, cà chua tươi và lá húng quế. 
  • Bữa trưa: Salad gồm cải xoăn, hạnh nhân, quả mâm xôi và ức gà. Trộn bằng dầu ô liu và giấm. 
  • Bữa tối: Cá hồi chiên ăn kèm với salad trộn bằng nước sốt dầu ô liu, giấm rượu vang trắng, mật ong, mù tạt và tỏi tươi. 
  • Bữa ăn nhẹ: Táo và bơ đậu phộng. 

6. Thực đơn ngày 6

  • Bữa sáng: Trứng chiên với măng tây, ớt chuông và rau mùi tây, ăn kèm với một lát bánh mì lúa mạch nướng. 
  • Bữa trưa: Salad cá ngừ với cần tây, dầu ô liu và hành tây. Ăn kèm với bánh nướng xốp kiểu Anh làm từ lúa mì nguyên hạt. 
  • Bữa tối: Đậu lăng hầm với cà rốt, bắp cải cắt nhỏ, hành tây, thì là tươi và một ít cà chua bi. Có thể ăn kèm cơm nếu muốn. 
  • Bữa ăn nhẹ: Nho, quả óc chó, sữa chua Hy Lạp nguyên chất với quả việt quất. 

7. Thực đơn ngày 7

  • Bữa sáng: Sinh tố với cải xoăn, bơ hạnh nhân nguyên chất (không thêm đường hoặc muối), dâu tây và sữa đậu nành. 
  • Bữa trưa: Cà ri gà cuộn với ngò tươi và chanh, ăn kèm với trái cây. 
  • Bữa tối: Tôm xào với cà rốt, đậu Hà Lan và súp lơ. Dùng với cơm trắng có rưới dầu mè, gừng, tỏi và ớt băm nhuyễn. 
  • Đồ ăn nhẹ: Lê tươi và bơ đậu phộng. 

8. Những lưu ý về chế độ ăn cho người suy thận

8.1. Lưu ý về chất đạm trong khẩu phần ăn

chế độ dinh dưỡng 7 ngày cho người suy thận

Chất đạm không thể thiếu với cơ thể nhưng với người bệnh thận nên ăn thật cẩn trọng

Protein (đạm) là một trong những thành phần cấu tạo nên cơ thể. Thiếu hụt protein có thể khiến da, tóc và móng trở nên yếu. Tuy nhiên dư thừa protein quá cũng không tốt. Việc giảm đạm phụ thuộc vào số lần lọc máu trong tuần. Cụ thể:

  • Bệnh nhân chạy thận 1 lần/ tuần, số lượng đạm nên dùng là 1g/ kg cân nặng khô/ ngày. 
  • Bệnh nhân chạy thận 2 lần/ tuần, số lượng đạm là 1,2g/ kg cân nặng khô/ ngày. 
  • Bệnh nhân chạy thận 3 lần/ tuần, số lượng đạm là 1,4g/ kg cân nặng khô/ ngày.

Với người bệnh suy thận cấp, chế độ ăn cần đảm bảo lượng đạm dưới mức 0,6g/ kg cân nặng/ ngày, trung bình dưới 33g/ ngày. Còn trong chế độ cho người suy thận mạn, lượng đạm nên từ 0,6 - 0,8g/ kg cân nặng/ ngày, tương đương dưới 44g/ ngày. Cần lưu ý lượng đạm bổ sung tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động và mức độ bệnh lý. 

8.2. Sử dụng chất béo tự nhiên

Cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất béo từ các loại thực phẩm có chứa dầu mỡ, đồ ăn chiên xào,... sẽ gây áp lực lớn cho thận, khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên ăn những loại chất béo lành mạnh như dầu oliu để kiểm soát tốt triệu chứng.

8.3. Hạn chế dùng nhiều muối

lưu ý về thực đơn 7 ngày cho người suy thận: Hạn chế dùng muối

Người bệnh thận không nên ăn quá nhiều muối sẽ gây hại cho sức khoẻ

Khi bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ phải hoạt động vất vả hơn. Điều này khiến bệnh dễ tiến triển nhanh chóng. Do đó, ăn nhạt cũng chính là cách để người bệnh tự bảo vệ sức khỏe của mình. Tuy nhiên đừng sợ món ăn sẽ nhạt nhẽo vì bạn hoàn toàn có thể thay muối bằng các loại gia vị khác lành mạnh hơn, đồng thời tăng cường ăn các loại rau củ tươi. 

>>> Có thể bạn quan tâm dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

8.4. Hạn chế dùng thực phẩm có chứa kali

Người mắc bệnh thận cần đảm bảo cân bằng lượng kali trong máu vì nếu chỉ số này gia tăng, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy hiểm. Thậm chí với những trường hợp suy thận độ 3 và 4, người bệnh còn được chỉ định dùng một số loại thuốc để đào thải bớt lượng kali ra ngoài. 

8.5. Uống đủ lượng nước mỗi ngày

Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh suy thận chỉ nên uống đủ nước vì nếu uống quá nhiều nước, thận sẽ chịu thêm áp lực để thải chất lỏng ra bên ngoài. Điều này dẫn đến việc khó kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ suy tim. Không dừng lại ở đó, bệnh nhân suy thận khi uống nhiều nước còn có thể khiến cho nước tích tụ quanh phổi gây khó thở. 

9. Những câu hỏi về thực đơn 7 ngày cho người suy thận

9.1. Thực đơn cho người suy thận nên ăn rau gì?

Súp lơ chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K và vitamin B tốt cho người bị bệnh suy thận. Nếu ăn súp lơ thường xuyên, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ hoại tử ống dẫn tại thận.

Tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt vì nó chứa lượng lớn vitamin C, B6. Nhiều nghiên cứu cho thấy với khoảng 3 tép tỏi chứa 1,5mg natri, 36 mg kali và 14mg photpho sẽ rất tốt cho sức khỏe người suy thận.

Bắp cải chứa lượng vitamin, khoáng chất và hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa của người suy nhược cơ thể được cải thiện. Mặt khác, lượng kali, natri và phốt pho có trong bắp cải rất thấp nên sẽ không gây hại đến sức khỏe người suy thận.

Ớt chuông là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho khẩu phần ăn của người bị suy thận. Hàm lượng chứa trong một quả ớt chuông 74g gồm 3mg natri, 19mg photpho và 156mg kali nhưng lại mang đến nhiều chất dinh dưỡng, vì thế đặc biệt tốt cho thận.

Củ cải chứa rất ít kali và phốt pho nhưng lại chứa rất nhiều khoáng chất, dưỡng chất như vitamin B, vitamin C,... Đây đều là những chất cực kỳ quan trọng với người suy thận.

9.2. Thực đơn cho người suy thận không nên ăn rau gì?

Người suy thận không nên ăn gì

Mồng tơi là loại rau cấm kỵ cho người bệnh thận

  • Rau mồng tơi có chứa axit oxalic gây rối loạn lọc tại cầu thận, sỏi tại thận. Bên cạnh đó, loại rau này còn làm rối loạn khả năng hấp thụ canxi và kẽm. Do đó bạn không nên ăn rau mồng tơi nếu đang trong tình trạng suy thận.
  • Rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn các chất không tốt cho hệ bài tiết như axit oxalic, purin,... Đây đều là những chất gây hại cho thận và ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân đang trong quá trình điều trị.
  • Rau cần tây chứa một lượng lớn chất bảo vệ thực vật nên sẽ không tốt cho chức năng lọc của thận. Khi người bệnh thận ăn cần tây, các chất có trong rau khi đi vào cơ thể sẽ gây rối loạn hormone, hình thành bệnh lý về tuyến giáp khiến thận mất đi chức năng điều hòa.
  • Rau dền chứa một lượng lớn axit oxalic nên sẽ gây cản trở cho quá trình bài tiết chất thải của thận, từ đó có thể khiến bệnh suy thận nặng hơn.

9.3. Người bị suy thận có ăn được thịt gà không?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng người bệnh suy thận vẫn có thể ăn thịt gà để đảm bảo đủ chất trong cơ thể vì chính protein trong loại thịt này cho phép cơ thể bạn tạo ra các chất chống nhiễm trùng và duy trì cơ bắp. Tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn da và chỉ ăn thịt với lượng vừa đủ.

9.4. Suy thận uống nước chanh được không?

Người bị suy thận vẫn có thể uống nước chanh bình thường. Nước chanh rất giàu vitamin C, axit xitric và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày duy trì uống 1 cốc nước chanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thận. Bên cạnh đó, vì loại nước này chứa ít kali, không có natri và phốt pho nên người bệnh hoàn toàn có thể uống nước chanh mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

9.5. Suy thận có được ăn cam không?

Nước cam tuy chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng đây lại là loại quả người bệnh suy thận nên hạn chế. Nguyên nhân vì nước cam chứa hàm lượng lớn vitamin C với khả năng chuyển hóa thành hợp chất oxalate nên có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, khiến cho bệnh tình trầm trọng hơn. Không những vậy, nước cam còn chứa hàm lượng lớn kali - Đây là chất mà người bị suy thận nên kiêng.

9.6. Suy thận có được ăn trứng không?

Trứng gà chứa hàm lượng protein cao cùng với các loại axit amin, vitamin A, B, D, E, canxi tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trứng rất dễ tiêu hóa nên người bệnh suy thận có thể thêm trứng vào khẩu phần hằng ngày.

9.7. Hoa quả nào tốt cho người bệnh suy thận?

  • Nho chứa resveratrol có tác dụng chống viêm và bảo vệ thận khỏi các tổn thương. 
  • Dưa hấu có tác dụng hỗ trợ thanh lọc thận khỏi các độc tố tích tụ trong cơ thể.
  • Dâu tây chứa anthocyanins và ellagitannin giúp bảo vệ thận khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Táo xanh giàu chất chống oxy hóa và chống viêm hỗ trợ cải thiện chức năng thận.
  • Dứa chứa nhiều vitamin, nước, đặc biệt rất ít kali nên có tác dụng làm sạch thận, chống viêm.
  • Đu đủ ít kali, giàu vitamin nên rất tốt cho sức khỏe của người bị suy thận.
  • Bưởi giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mỡ máu, giảm khả năng hấp thụ đường huyết, hạn chế suy thận và ngăn ngừa bệnh sỏi thận.

Trên thực tế, ăn uống là một phần quan trọng trong việc quản lý sức khỏe của người suy thận. Một thực đơn 7 ngày cho người suy thận được thiết kế đúng cách có thể cung cấp dinh dưỡng cần thiết và giúp giảm tải sức ép cho thận hiệu quả. Điều quan trọng khi áp dụng thực đơn này chính là tuân thủ theo sự hướng dẫn từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể và mang lại lợi ích tốt nhất cho người suy thận.

10. Tìm hiểu thêm điều trị suy thận bằng tế bào gốc tại Mirai Care

Điều trị suy thận bằng tế bào gốc là một phương pháp điều trị mới, đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ chuyên môn của các bác sĩ và máy móc công nghệ hiện đại,... Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được cấp phép điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc. Nhật Bản là cái nôi của nền ý tế tiên tiến, và là đất nước đi đầu trong y học tái tạo và y tế dự phòng. Mirai Care là đơn vị uy tín tại Việt Nam trong kết nối y tế Nhật Việt. 

Với sứ mệnh "Sứ mệnh Xây dựng một Việt Nam khỏe mạnh, giúp mỗi người dân Việt có thể tiếp cận các giải pháp y tế tiên tiến với mức chi phí hợp lý nhất", Mirai Care luôn lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng và băn khoăn của khách hàng, nỗ lực chia sẻ và tư vấn điều trị bằng cái tâm của mình, đưa ra những liệu pháp điều trị tốt nhất cho khách hàng.

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị suy thận bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống