phone

Tác hại của tế bào gốc và sự thật phía sau

Tác hại của tế bào gốc và sự thật phía sau

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Tế bào gốc ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người biết tới với công dụng trong điều trị bệnh và giúp làm đẹp, trẻ hóa làn da. Tuy nhiên, có hay không tác hại của tế bào gốc và sự thật phía sau là gì, hãy cùng Miraicare tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé!

Nội dung bài viết


1. Tế bào gốc là gì

Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt, từ đó giúp thay thế và sửa chữa các tế bào cũ đã bị tổn thương, hư hỏng. Cũng chính nhờ đặc tính này mà các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh và làm đẹp, tái tạo, thẩm mỹ da.

tác bại của tế bào gốc

Tế bào gốc trong cơ thể con người

Dựa vào nguồn gốc và đặc điểm của các tế bào gốc mà người ta chia thành các loại tế bào gốc khác nhau như:

  • Tế bào gốc phôi: là những tế bào đa năng có ở các phôi thuộc giai đoạn sớm cho đến giai đoạn phôi nang với đặc điểm như: khả năng sản sinh vô hạn, khả năng biệt hóa cao,...
  • Tế bào gốc nhũ nhi: là các tế bào được lấy từ thai nhi bị bỏ, nước ối, nhau thai, dây rốn, máu dây rốn,... Đây là tế bào gốc được đánh giá cao bởi còn rất non trẻ, có khả năng tái sinh, biệt hóa tốt và dễ thu thập. 
  • Tế bào gốc trưởng thành: là những tế bào gốc được lấy từ các cơ quan và mô của người trưởng thành như: tủy xương, mô mỡ, mạch máu, răng,... 
  • Tế bào gốc đa năng cảm ứng (IPS): là các tế bào được tạo ra từ tế bào soma đã được tái lập trình giúp tạo thành các loại tế bào mới có đặc tính giống với tế bào gốc nhờ cảm ứng bằng các yếu tố phiên mã. 

2. Tiềm năng của tế bào gốc

tế bào gốc có tác hại không

Tiềm năng của tế bào gốc
Tiềm năng là khả năng biệt hoá của các tế bào gốc. Trong đó,

  • Các tế bào toàn năng (totipotent) có khả năng biệt hoá để trở thành các dạng tế bào phôi và ngoài phôi. 
  • Các tế bào gốc vạn năng (pruripotent): được tạo thành từ tế bào gốc toàn năng và có khả năng biệt hoá thành các tế bào lớp mầm như nội bì (Endoderm), trung bì (Mesoderm) và ngoại bì (Ectoderm). 
  • Các tế bào gốc đa năng (multipotent): có thể tạo ra các tế bào cùng họ với nó như: tế bào gốc tạo máu thì có thể biệt hoá thành bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu…. 
  • Các tế bào gốc đơn năng (oligopotent): có khả năng biệt hóa thành một số tế bào như các tế bào gốc lymphoid, tủy xương. 

3. Ứng dụng của tế bào gốc trong y học hiện nay

3.1 Theo dõi và nghiên cứu chẩn đoán bệnh

Từ quá trình quan sát các loại tế bào gốc được biệt hóa thành các loại tế bào ở thần kinh, mô cơ, tủy xương,... các nhà khoa học có thể nghiên cứu chuyên sâu hơn về cơ chế phát sinh, quá trình hình thành và sự phát triển của các loại bệnh. Từ đó, đưa ra những chẩn đoán và phương hướng điều trị.

3.2 Thử nghiệm một số loại thuốc mới

Các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào gốc để thử nghiệm các loại thuốc mới nhằm kiểm tra độ an toàn, tính hiệu quả và các phản ứng phụ có thể xảy ra,... Ví dụ như có thể lấy tế bào gốc tủy xương để thử nghiệm thuốc mới dùng cho bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.

Tác dụng của tế bào gốc trong y học hiện đại

Ứng dụng của tế bào gốc trong y học hiện nay

3.3 Điều trị một số bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính có thể dùng tế bào gốc để điều trị như: bệnh tim mạch, tiểu đường, suy thận, tự kỷ,... nhờ khả năng kháng viêm, thay thế, tái tạo và kích thích chữa lành các tế bào đã bị tổn thương.  

3.4 Làm đẹp - trẻ hóa

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tế bào gốc đó là sử dụng trong làm đẹp và thẩm mỹ da bởi hiệu quả lâu dài, không xâm lấn, đau rát và không tốn nhiều thời gian điều trị. Việc sử dụng tế bào gốc sẽ giúp kích thích sản sinh collagen, elastin,,... giúp làm trẻ hóa da, phục hồi vùng da bị tổn thương, trả lại cho bạn làn da mịn màng, căng bóng.

4. Tác hại của tế bào gốc: Có hay không?

Ngay từ khi phát hiện ra tính năng của tế bào gốc vào những năm 1930, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và khám phá ra nhiều đặc tính khác về tế bào gốc. Khả năng biến đổi, biệt hóa và phần chia thành các loại tế bào chuyên biệt là những điểm khiến giới khoa học phải bất ngờ, mở ra một bước tiến lớn trong nền y học hiện đại giúp điều trị một số bệnh nan y khó chữa.

Tác dụng phụ của tế bào gốc

Tác hại của tế bào gốc: Có hay không?

Tuy nhiên, tất cả thành tựu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm lâm sàng, chưa có một câu trả lời chắc chắn về tác hại của tế bào gốc đối với sức khỏe con người. 
Theo chia sẻ của Hiệp hội Nghiên cứu tế bào gốc quốc tế (ISSCR) “Các nhà khoa học chưa chứng minh được hiệu quả của phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc”.  Đồng thời, ISSCR cũng cho biết thêm rằng hiệu quả điều trị của liệu pháp tế bào gốc vẫn là một dấu chấm hỏi to lớn. Vậy nên, sử dụng các phương pháp này ngoài chương trình thử nghiệm là mối đe dọa đối với sức khoẻ của con người. .

5. Sau cấy ghép tế bào gốc có tác dụng phụ không?

Đã có rất nhiều ca điều trị bằng tế bào gốc được thực hiện ở các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, Tham vấn chuyên môn từ TS.BS Takaaki Matsuoka, Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene, sau khi cấy ghép tế bào gốc sẽ không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số ít sẽ gây ra các phản ứng nhẹ và tạm thời như:

  • Đau, sưng đỏ, ngứa rát thậm chí là nhiễm trùng tại vị trí được tiêm hoặc cấy ghép tế bào. 
  • Gây ra một số biểu hiện trên cơ thể như: huyết áp không ổn định, đau tim, thay đổi hormone,...
  • Nếu bạn điều trị liệu pháp tế bào gốc ở những cơ sở không uy tín, Tác hại của tế bào gốc có thể được thể hiện rõ nét hơn, đó là có thể gây nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình thu thập, lưu trữ và sử dụng nếu không tuân thủ quy trình vệ sinh và tiêu chuẩn an toàn. Người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus trong 6 tuần đầu tiên sau khi cấy ghép.

Tổng kết
Tác hại của tế bào gốc vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận vai trò của tế bào gốc trong việc điều trị bệnh và làm đẹp, thẩm mỹ da. Đừng quên tiếp tục theo dõi Miraicare để nhận được những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!