phone

Tế bào gốc điều trị chứng mất thính giác: Có hay không? 

Tế bào gốc điều trị chứng mất thính giác: Có hay không? 

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Công nghệ tế bào gốc đã mở ra một niềm hy vọng lớn cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y trong đó có cả điều trị chứng mất thính giác. Tuy nhiên, điều trị mất thính giác bằng tế bào gốc là điều có thể hay không vẫn đang cần các nhà khoa học nghiên cứu để giải đáp. Những bật mí về căn bệnh mất khả năng nghe cùng vai trò của tế bào gốc trong việc chữa mất thính giác sẽ giúp bạn biết được phần nào câu trả lời.

Nội dung bài viết


1. Tìm hiểu về mất thính giác

Để hiểu hơn về phương pháp điều trị mất thính giác bằng tế bào gốc, bạn cần biết mất thính giác là gì và cách chữa trị căn bệnh này ngày nay như thế nào.

1.1 Mất thính giác là gì? 

Mất thính giác là hiện tượng một trong các bộ phận của tai không hoạt động bình thường, ngưỡng nghe ở cả hai tai là 20dB hoặc tốt hơn. Mất thính giác có các cấp độ nhẹ, trung bình cho đến nặng. Ngoài ra, mất thính giác cũng được chia làm 3 cấp độ như sau:

Mất thính giác dẫn truyền

Các rung động không được truyền từ tai ngoài đến tai trong, hay còn gọi là ốc tai bởi các nguyên nhân như: màng nhĩ thủng, ráy tai quá nhiều, keo tai, nhiễm trùng tai,...

Mất thính giác do thần kinh giác quan

Kiểu mất thính giác này là do các tế bào lông trong ốc tai bị hư hại, dẫn đến thính lực kém đi. Khi tiếp xúc với âm thanh quá lớn, âm thanh có tần số cao, các tế bào lông tóc ở tai này sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và không thể thay thế được. Chính vì vậy, ngày nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu công nghệ tế bào gốc để tạo ra các tế bào lông trong ốc tai mới, từ đó hồi phục khả năng nghe cho bệnh nhân.

Mất thính giác hỗn hợp: 

Đây là sự kết hợp của mất thính giác dẫn truyền và mất thính giác do thần kinh giác quan. Nguyên nhân là do nhiễm trùng tai, dẫn đến hỏng màng nhĩ. Loại mất thính giác này có thể can thiệp bằng phẫu thuật nhưng hiệu quả không chắc chắn.

Điều trị mất thính giác bằng tế bào gốcCó 3 loại mất thính giác mà bạn cần biết 

1.2 Nguyên nhân và triệu chứng mất thính giác

Vậy đâu là nguyên nhân và triệu chứng mất thính giác? Bạn có thể nhận biết mình có bị mất thính lực hay không dựa vào các triệu chứng sau:

  • Thính giác bị kém ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân vẫn nói chuyện được 1 - 1 nhưng khi xung quanh có tạp âm thì rất khó nghe.
  • Thính giác suy giảm ở mức độ vừa: Người bệnh thường phải được nhắc lại lời thoại ngay cả khi nói chuyện trực tiếp mới có thể nghe rõ.
  • Thính giác kém ở mức độ nặng: Người bệnh phải sử dụng thiết bị trợ thính mới có thể giao tiếp bình thường.
  • Thính giác kém ở mức độ nghiêm trọng: Người bệnh không hiểu mọi người nói gì, trừ khi hét thật to. Bạn cũng khó nghe được họ nói gì, trừ khi đeo máy trợ thính hoặc cấy ốc tai. 
  • Các dấu hiệu khác: khó bắt kịp người khác nói gì trong một đoạn hội thoại, hay mở loa to, hay bị ù tai,...

Ngoài ra, trong rất nhiều trường hợp, thính giác của người bệnh bị suy giảm từ từ mà họ không hề hay biết. Dần dần, người bệnh bị tách biệt khỏi thế giới âm thanh là lúc căn bệnh mất thính giác đã đến mức độ nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của suy giảm thính lực ngay từ sớm là rất quan trọng.

Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này do đâu?

  • Tuổi tác: Độ tuổi từ 65 cho đến 74 hay gặp suy giảm thính lực ở tất cả các mức độ. Đối với người cao tuổi từ 75 trở lên, cứ 2 người sẽ có 1 người bị mất thính giác ở mức độ nào đó.
  • Yếu tố môi trường: Tiếng ồn lớn làm tổn thương các tế bào lông ốc tai.
  • Các bệnh lý gây ra như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, Meniere,...
  • Chấn thương: gãy xương sọ, thủng màng nhĩ,...
  • Nhiễm trùng

1.3 Điều trị mất thính giác

Ngày nay, để điều trị mất thính giác đột ngột, các bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp đó là: 

  • Phẫu thuật với các trường hợp bệnh nhân bị mất thính giác do xơ cứng tai, nhiễm trùng, mô sẹo.
  • Kháng sinh: Điều trị mất thính lực do nhiễm trùng.
  • Lấy ráy tai: Điều trị mất thính giác do ráy tai quá nhiều.
  • Sử dụng thiết bị trợ thính: Với bệnh nhân bị mất thính giác vĩnh viễn.
  • Cấy ốc tai cho bệnh nhân bị mất thính giác nghiêm trọng.
  • Sử dụng thuốc, đối với bệnh nhân bị mất thính giác do mắc Meniere.

phương pháp điều trị mất thính giác bằng tế bào gốcCác phương pháp điều trị mất thính giác hiện nay

2. Vai trò của tế bào gốc trong điều trị mất thính giác

Các tế bào ốc tai có tác dụng dẫn truyền sóng âm thành tín hiệu hoặc xung thần kinh rồi chuyển đến não để chúng ta nghe được âm thanh. Phương pháp sử dụng tế bào gốc điều trị mất thính giác hữu hiệu với căn bệnh mất thính lực cho tế bào lông ốc tai bị tổn thương hoặc chết. 
Theo đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng tế bào gốc ốc tai để chữa trị tổn thương cho tế bào ốc tai hoặc sản sinh ra tế bào ốc tai mới. Nhờ vậy mà khả năng nghe của bệnh nhân được cải thiện. 

Tế bào gốc điều trị mất thính giácTế bào gốc đã mở ra một niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân bị mất thính giác 

>>> Có thể bạn quan tâm tế bào gốc là gì

3. Nghiên cứu về tế bào gốc điều trị mất thính giác

Trên thực tế, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào gốc để sửa chữa tế bào lông tai chuột bị tổn thương do tiếng ồn thành công. Đây là lần đầu tiên y học áp dụng thành công công nghệ tế bào gốc để tái sinh lại tế bào lông ốc tai của loài thú.
Bên cạnh đó, điều trị mất thính giác bằng tế bào gốc ở trẻ sơ sinh cũng có những bước đột phá nhất định. Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào gốc chiết xuất từ dây rốn của trẻ nhỏ để sản sinh tế bào lông trong ốc tai. Sự đột phá này là một tín hiệu đáng mừng cho thấy căn bệnh mất thính lực hoàn toàn có thể trị liệu bằng tế bào gốc

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã có các nghiên cứu cụ thể về các tế bào gốc ESC, iPSC và ASC cho người khiếm thính.

  • Với tế bào gốc tạo máu hESC (tiền thân của tế bào ESC - tế bào gốc tạo máu): Theo  Koehler và cộng sự, 2013, các tế bào này có thể được nuôi trong ống nghiệm để biệt hóa thành tế bào biểu mô có chứa HC tai trong. Theo  Matsuoka và cộng sự, 2017, tế bào hESC còn được biệt hóa thành tiền thân thần kinh tai đã được tinh chế và các tế bào giống hạch xoắn ốc có thể tồn tại trong thời gian dài trong ống nghiệm.
  • Với tế bào iPSC có nguồn gốc từ tế bào tiết niệu của con người có thể chuyên biệt thành tế bào HCL với đặc điểm hình thái và điện lý như HC tai trong. Tương tự, theo Chen YC và cộng sự, 2018 ; Chen và Guan, 2022, iPSC cũng được phân biệt thành HCL tai trong. Những tế bào này biểu hiện các đặc tính điện sinh lý bình thường sau khi phục hồi gen 
  • Với tế bào gốc trung mô MSC: Mặc dù hESC và iPSC có thể phân biệt thành HC tai trong nhưng chúng có nguy cơ gây ra khối u. Theo  Yang và cộng sự, 2021, nguyên báo sợi phôi chuột có thể sử dụng để tạo ra HC thông qua quá trình chuyển đổi từ trung mô sang biểu mô, sau đó là tăng biểu hiện của ba yếu tố phiên mã quan trọng là Sox2, Eya1 và Six1 để tạo ra các đặc điểm tế bào biểu mô cảm giác tai mà không có nguy hại gây ra khối u. Theo Maharajan và cộng sự, 2020, MSC được hứa hẹn trong việc điều trị chứng mất thính giác dẫn truyền. 

thử nghiệm về tế bào gốc điều trị chứng mất thính giácNghiên cứu về điều trị mất thính giác bằng tế bào gốc hiệu quả với trẻ sơ sinh 

Nhìn chung, công nghệ tế bào gốc đã mở ra cho bệnh nhân mắc các căn bệnh nan y, bệnh khó chữa một hy vọng mới, trong đó có bệnh mất thính giác. Tuy điều trị mất thính giác bằng tế bào gốc hiện chưa thực sự phổ biến và còn đang trong quá trình nghiên cứu thêm, nhưng rõ ràng phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị mất thính lực trong tương lai.

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống