phone

Tế Bào Gốc Phôi: Đặc Tính Và Vai Trò

Tế Bào Gốc Phôi: Đặc Tính Và Vai Trò

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Tế bào gốc đang là phương pháp được kỳ vọng là và hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh, kể cả một số căn bệnh hiểm nghèo hiện nay. Trong số các tế bào gốc thì tế bào gốc phôi là loại tiềm năng nhất. Vậy tế bào gốc phôi là gì ? Đặc tình và vai trò như thế nào ? Cùng Mirai Care tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Nội dung bài viết


1. Tế bào gốc phôi là gì ?

Tế bào gốc phôi là loại tiềm năng nhất trong các tế bào gốc 

Tế bào gốc phôi là loại tiềm năng nhất trong các tế bào gốc

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng tạo ra các tế bào mới với khả năng chuyên biệt như tế bào xương, tế bào máu, … Trong tế bào gốc có rất nhiều loại, tế bào gốc phôi là một trong trong số đó. Tế bào gốc phôi có tên tiếng Anh là embryonic stem cell. 

Tế bào gốc phôi là các  tế bào toàn năng, có chức năng phân chia và phát triển thành mọi tế bào gốc khác trong cơ thể, kể cả tế bào nhau thai. Từ các tế bào gốc đó lại sản sinh ra các tế bào chuyên biệt khác. Những tế bào gốc này đến từ phôi thai từ 3 đến 5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, phôi được gọi là phôi nang và có khoảng 150 tế bào.

Quá trình lấy tế bào gốc phôi được diễn ra như sau:

Đầu tiên, cho trứng thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm. Trứng và tinh trùng được hiến tặng. Sau từ 3 đến 5 ngày, phôi trong ống nghiệm sẽ có khoảng 150 tế bào gốc. Các tế bào gốc này là tế bào gốc phôi, hay tế bào gốc đa năng. Chúng có thể phân chia và phát triển thành tế bào gốc hoặc các tế bào khác trong cơ thể. 

Hiện nay, tế bào gốc phôi được sử dụng trong y học còn nhiều tranh cãi vì vấn đề đạo đức. Tuy nhiên, tế bào này vẫn đang được nghiên cứu trong y học bởi tính tiềm năng của nó.

2. Các loại tế bào gốc phôi

Ngoài tế bào gốc phôi được lấy từ giai đoạn đầu phát triển phôi sau 4-5 ngày sau khi thụ tinh, thì các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tế bào gốc phôi còn có 2 loại khác như sau: ( Nguồn thông tin được công bố trên Tạp chí Dược lý & Trị liệu Hoa Kỳ)

  • Tế bào gốc mầm phôi: Tế bào mầm phôi (EG) được lấy từ giai đoạn sau của tế bào phát triển phôi. Chúng có nguồn gốc từ tế bào mầm nguyên thủy (PGC) trong giai đoạn phát triển ban đầu. Chúng chủ yếu được phân lập từ mô bào thai, các tế bào có nguồn gốc từ PGC là đa năng, tuy nhiên, không thể chứng minh tính đa năng bằng cách tạo ra sự hình thành u quái ở chuột.
  • Tế bào gốc của thai nhi: Tế bào gốc của thai nhi là loại tế bào nguyên thủy được tìm thấy trong các bộ phận của thai nhi. Chúng có khả năng biệt hóa thành hai loại tế bào gốc: tế bào gốc đa năng và tế bào gốc tạo máu. Tế bào gốc mào thần kinh, tế bào gốc tạo máu của thai nhi và tế bào đảo tụy đã được phân lập ở bào thai. Tế bào gốc tạo máu được ứng dụng để điều trị nhiều loại bệnh nan y như ung thư, các bệnh về máu. 

3. Công dụng của tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi có rất nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể, có thể kể đến đó là:

3.1 Tái tạo mô

Đây là công dụng rất quan trọng của tế bào gốc phôi. Bởi tế bào gốc phôi có thể tạo ra tế bào gốc mới và tế bào chuyên biệt, nên chúng có thể phát triển mô mới hoặc một cơ quan mới cho cơ thể. Ví dụ, khi da bị tổn thương, các bác sĩ sẽ dùng tế bào gốc phôi để tái tạo da cho cơ thể.

3.2 Tăng sự hiểu biết về cơ chế bệnh lý

Từ tế bào gốc phôi, các tế bào gốc trưởng thành trong các cơ quan như tim, xương, gan, … phát triển. Qua việc quan sát các tế bào gốc trưởng thành, các nhà khoa học có thể biết được cơ chế của nhiều căn bệnh.

Tế bào gốc phôi giúp tìm hiểu về cơ chế của bệnh lý

Tế bào gốc phôi giúp tìm hiểu về cơ chế của bệnh lý để có giải pháp chữa bệnh tốt nhất

3.3 Tạo ra các tế bào thay thế

Tế bào gốc phôi được sử dụng để điều trị các bệnh về máu, não, tim mạch và thiếu tế bào. Chúng có chức năng sửa chữa các tế bào tổn thương, đồng thời sinh ra các tế bào thay thế cho các tế bào ở máu, não, tim mạch, và các cơ quan khác.

>>> Có thể bạn quan tầm về tế bào gốc cuống rốn

4. Tế bào gốc phôi có những đặc tính nào ?

Tế bào gốc phôi có các đặc tính toàn năng, tự đổi mới và sửa chữa cấu trúc, và sự phát triển. Cụ thể như sau:

4.1 Toàn năng

Bởi đặc tính toàn năng lên tế bào gốc phôi có tên gọi khác là tế bào toàn năng, tức là chúng có thể trở thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể. Tuy nhiên, sau hơn 1 tuần thụ tinh, các tế nào này bắt đầu biệt hóa thành các tế bào mô và tế bào cơ quan khác. Do đó, sau khoảng 3 đến 5 ngày người ta sẽ tiến hành thu thập tế bào gốc phôi ngay.

tế bào gốc phôi và đặc tính

Tế bào gốc phôi được xem là tế bào toàn năng

4.2 Tự đổi mới và sửa chữa cấu trúc

Khi các tế bào trong cơ thể bị tổn thương, tế bào gốc phôi sẽ sản sinh ra các tế bào của cơ quan đó để thay thế tế bảo bị hỏng, hoặc sửa chữa cho tế bào đó. Chính nhờ vậy, mà tế bào gốc phôi được đánh giá cao về tình linh hoạt.

4.3 Sự phát triển

Tế bào gốc phôi có thể trở thành bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể nên đây là tế bào gốc tiềm năng nhất trong các tế bào gốc.

>>> Xem thêm về tế bào gốc mô mỡ

5. Tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc phôi trong y học

ứng dụng tế bào gốc phôi

5.1 Phục vụ cho nghiên cứu y học

Tế bào phôi được biệt hóa thành tế bào tim và tế bào thần kinh. Do đó, nhà khoa học có thể nghiên cứu chúng mà không cần lấy mô từ bệnh nhân. Bên cạnh đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng tế bào chuyên biệt từ tế bào phôi để nghiên cứu các căn bệnh qua sự phát triển của nó.

5.2 Thay thế cơ quan tổn thương

Tế bào phôi với khả năng trở thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể được kỳ vọng là sẽ thay thế các cơ quan bị tổn thương. Điều này sẽ mở ra cơ hội mới để chữa trị các căn bệnh khó kể cả bệnh hiểm nghèo.

5.3 Thử nghiệm thuốc mới

Một số tế bào gốc sẽ thử nghiệm thuốc mới nhằm kiểm tra tính hiệu quả của thuốc cũng như cơ thể có phản ứng gì với loại thuốc này hay không. Từ đó, các loại thuốc mới được đưa ra sử dụng sẽ đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn.

Tuy nhiên, tế bào gốc phôi hiện chưa được sử dụng trong y học vì nhiều lý do về đạo đức về nguồn cung của tế bào gốc phôi. Theo các nhà khoa học, tế bào gốc phôi sẽ được lấy từ:Phôi thai dự thừa trong quá trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm

  • Phôi thai do trứng và tinh trùng hiến tặng
  • Phôi thai sau thu được nhờ kỹ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng.

Việc lấy tế bào gốc phôi từ nguồn cung trên dây ra nhiều sự tranh cãi. Điều này xuất phát từ quan điểm cuộc sống con người bắt đầu từ đâu. Có người cho rằng, sự sống của con người bắt đầu từ khi còn là một phôi thai. Do đó, việc lấy tế bào gốc phôi giống như phá bỏ một con người tiềm năng.

6. Những thách thức và rủi ro khi ứng dụng tế bào gốc phôi

Mặc dù tính hiệu quả về mặt chức năng của việc cấy ghép tế bào gốc phôi đã được chứng minh ở các thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để nói liệu việc sử dụng tế bào gốc phôi (ESC) của con người trực tiếp trong y học tái tạo có phù hợp hay không. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ: "Hai rủi ro có thể xác định khi ứng dụng tế bào gốc phôi là hình thành khối u và đào thải miễn dịch. Tế bào gốc phôi ESC của người được tiêm vào chuột có thể tạo ra một khối u lành tính được tạo thành từ các mô đa dạng; phản ứng này được cho là có liên quan đến tính đa năng của các tế bào không biệt hóa trong môi trường in vivo."

Trên đây là bài viết chia sẻ về tế bào gốc phôi, công dụng, đặc điểm cũng như tiềm năng của loại tế bào này mà Mirai Care muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hiện nay, Mirai Care đang có dịch vụ lưu trữ tế bào gốc để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, nếu bạn quan tâm đến liệu pháp tế bào gốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhé.

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

Câu hỏi thường gặp về tế bào gốc phôi

Những người phản đối cho rằng nghiên cứu này là phi đạo đức, bởi vì việc lấy tế bào gốc phôi sẽ phá hủy phôi nang, một phôi người không được cấy ghép vào ngày phát triển thứ sáu đến thứ tám. Tại Hoa Kỳ, câu hỏi về thời điểm cuộc sống con người bắt đầu gây nhiều tranh cãi và có liên quan chặt chẽ đến các cuộc tranh luận về vấn đề phá thai.

Tế bào gốc phôi là những tế bào gốc đa năng (ploo-RIP-uh-tunt), nghĩa là chúng có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Tính linh hoạt này cho phép sử dụng tế bào gốc phôi để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh.