phone

Thận Nhân Tạo Từ Tế Bào Gốc: Hy Vọng Mới Cho Người Bệnh Thận

Thận Nhân Tạo Từ Tế Bào Gốc: Hy Vọng Mới Cho Người Bệnh Thận

Tác giả:

Thận nhân tạo từ tế bào gốc - Một tiến bộ đột phá trong lĩnh vực y học đang thu hút sự chú ý của cả thế giới. Với khả năng tái tạo và phục hồi chức năng thận bằng tế bào gốc, phương pháp này hứa hẹn mang đến hy vọng mới cho hàng triệu người mắc bệnh thận nặng. Thay vì phải dựa vào việc tìm kiếm nguồn thận từ người hiến tặng hoặc chờ đợi trong danh sách chờ ghép thận, người bệnh có thể được điều trị bằng nguồn thận nhân tạo từ tế bào gốc. Điều này mở ra tương lai tươi sáng nơi mà người ta có thể tự tái tạo và sửa chữa các vấn đề về thận một cách hiệu quả. 

Nội dung bài viết


1. Thận nhân tạo là gì?

Thận nhân tạo từ tế bào gốc

Chạy thận nhân tạo là một trong những nhu cầu thiết yếu giúp bệnh nhân duy trì sự sống

Theo thống kê từ Tổ chức Thận quốc gia Mỹ, hiện có hơn 100.000 bệnh nhân tại nước này đang chờ được ghép thận. Cứ mỗi năm, con số này cứ tăng dần khoảng 3.000 ca. Điển hình vào năm 2014, đã có hơn 17.105 ca ghép thận được tiến hành, trong đó có 11.570 trường hợp người bệnh được điều trị bằng thận hiến tặng từ người chết, chỉ có 5.535 trường hợp được nhận từ cơ thể người sống. Thực tế này không chỉ diễn ra ở Mỹ mà còn hiện diện ở khắp các nước khác trên thế giới. 

Thận khỏe mạnh có thể làm sạch máu của bạn và loại bỏ chất lỏng dư thừa dưới dạng nước tiểu. Ngoài ra, bộ phận này cũng tạo ra các chất giữ cho cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh. Khi thận không còn hoạt động tốt, chạy thận được xem là phương pháp thay thế để các chức năng của thận không bị gián đoạn. 

Chạy thận nhân tạo là một quy trình trong đó nhờ sự can thiệp của máy lọc máu và bộ lọc đặc biệt để làm sạch máu của người bệnh. Để đưa máu vào máy lọc, bác sĩ thực hiện thủ thuật tiểu phẫu ở cánh tay để tạo một lối vào các mạch máu của bạn. 

2. Có thể làm thận nhân tạo từ tế bào gốc không?

Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về ghép tạng phục vụ cho các cuộc phẫu thuật, việc nghiên cứu làm thế nào để tạo ra được thận sinh học từ tế bào gốc là một vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng.

Tìm hiểu về thận nhân tạo từ công nghệ tế bào gốc

Tế bào gốc có thể phát triển thành thận nhân tạo với chức năng hoàn toàn đầy đủ

Nắm bắt được xu hướng này, nhiều quốc gia có nền y học phát triển trên thế giới đã đẩy mạnh nghiên cứu về cơ hội phát triển tế bào gốc thành một bộ phận của cơ thể người, cụ thể ở đây là thận. Nổi bật trong số đó có thể kể đến thí nghiệm của các nhà khoa học tại Đại học Jikei (Nhật Bản) với việc tạo ra thành công quả thận sinh học nhân tạo đầu tiên từ tế bào gốc.

Không chỉ chú trọng vào việc chế tạo nên thận, các nhà nghiên cứu cũng đã nỗ lực bổ sung thêm đường dẫn nước cùng với bàng quang nhân tạo phù hợp nhằm mục đích đưa thận sinh học vào hoạt động thực sự. Công nghệ này gọi là hệ thống nhu động niệu quản bậc thang SWPU system. Bởi cốt lõi việc tạo ra thận từ tế bào gốc đã là một thành công, tuy nhiên việc phát triển hệ thống SWPU mới là mấu chốt để thận nhân tạo từ tế bào gốc được hoàn thiện chức năng và có thể hoạt động như một quả thận thực sự.

Hiện nay, các nhà khoa học Trường đại học Jikei cùng những đồng nghiệp thuộc nhiều viện nghiên cứu đa quốc gia đã tiến hành thử nghiệm trên người bệnh thận nhân tạo từ tế bào gốc. Kết quả hứa hẹn mang lại thành công, đồng thời mở ra bước ngoặt lớn cho lịch sử ngành giải phẫu y học. Bên cạnh đó cũng không quên khẳng định tiềm năng quan trọng của tế bào gốc với y học hiện tại và tương lai.

3. Cơ chế biến đổi tế bào gốc thành thận nhân tạo

Thận nhân tạo từ tế bào gốc

Tế bào gốc có thể biến đổi thành thận nhân tạo theo hệ thống nuôi cấy tế bào 2D và 3D

Thận chứa hơn 20 loại tế bào riêng biệt, và cũng giống như não, thận có độ phức tạp cao về mặt giải phẫu khi so sánh với các cơ quan khác của con người. Trong quá trình hình thành cơ quan thận, các tế bào của vệt nguyên thủy tạo ra trung bì, sau đó biệt hóa để tạo thành trung bì trung gian (IM). IM giữa - sau tạo ra biểu mô niệu quản và trung mô thận, tương ứng được chuyên biệt thành ống góp và nephron. 

Những tiến bộ gần đây trong sinh học tế bào gốc đã tạo ra những cơ hội phi thường để mô hình hóa sự phát triển của thận bằng cách sử dụng các hệ thống nuôi cấy tế bào 2D hoặc 3D. Khi được cung cấp các tín hiệu sinh hóa và lý sinh thích hợp, các tế bào gốc có thể sinh sôi nảy nở, đồng thời hình thành nên cơ quan tái hấp thu một số thành phần đa bào và các giai đoạn đầu của quá trình phát triển mô. 

Những đặc điểm này làm tiếp thêm niềm tin cho các nhà khoa học trong việc xem thận là mô hình quan trọng của sự phát triển cơ quan và tìm ra phương pháp chế ngự bệnh tật. Từ thành công của thận nhân tạo, chúng ta hoàn toàn có niềm tin về những bộ phận khác cũng có thể được chế tạo từ tế bào gốc trong tương lai.

Trong tương lai, thận nhân tạo từ tế bào gốc hứa hẹn thay đổi cách chúng ta đối diện với bệnh tật. Sự phát triển của công nghệ này không chỉ mang lại hy vọng cho người bệnh mà còn mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực y học. Trên thực tế, liệu pháp tế bào gốc cũng đang dần chứng minh được khả năng định hình lại tương lai của chúng ta, khiến cho việc phục hồi và tái tạo không còn là giấc mơ xa vời.

Trên đây là những thông tin về thận nhân tạo từ tế bào gốc mà Mirai Care muốn chia sẻ tới bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu điều trị suy thận bằng tế bào gốc hãy liên hệ Mirai Care nhé. Chúng tôi tự tin là đơn vị kết nối dịch vụ y tế uy tín và bảo mật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu tham khảo: 

  • https://www.kidney.org/atoz/content/hemodialysis
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9592871/
  • http://bvdkhocmon.vn/Tin-tuc/Nuoi-cay-than-thanh-cong-tu-te-bao-goc-ad548.html