phone

Tổng hợp 9 triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Tổng hợp 9 triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Tác giả:

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến trên toàn cầu với những hậu quả nặng nề nếu không được kiểm soát tốt. Do đó việc nhận biết triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là yếu tố rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Trong bài viết này, Mirai Care sẽ cùng bạn tìm hiểu 9 triệu chứng ban đầu của bệnh để nhận biết từ sớm, chăm sóc sức khỏe kịp thời trước khi quá muộn.

Nội dung bài viết


1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

1.1. Tiểu đường là bệnh gì? Các loại bệnh tiểu đường

Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát để không gây biến chứng

Bệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mãn tính ảnh hưởng đến cơ chế chuyển hóa thức ăn thành năng lượng của cơ thể bạn. Cơ thể chúng ta có khả năng phân hủy hầu hết thức ăn thành đường (glucose) và giải phóng chúng vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, chứng báo hiệu tuyến tụy giải phóng insulin. Insulin hoạt động giống như chìa khóa đưa đường trong máu vào các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng.

Với bệnh tiểu đường, bệnh hình thành khi cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Cơ thể không có đủ insulin hoặc các tế bào ngừng phản ứng với insulin sẽ dẫn đến hậu quả có quá nhiều đường huyết tồn tại trong máu của bạn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chẳng hạn như bệnh tim, giảm thị lực và bệnh thận.

Có ba loại bệnh tiểu đường chính: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường khi mang thai).

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 hình thành do phản ứng tự miễn dịch ngăn cơ thể tạo ra insulin. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường phát triển nhanh chóng và được điều trị bằng cách dùng insulin mỗi ngày.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 hình thành khi cơ thể không sử dụng tốt insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Bệnh phát triển trong nhiều năm, thường được chẩn đoán ở người lớn và điều trị bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ thường phát triển ở phụ nữ mang thai chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường biến mất sau khi em bé của bạn được sinh ra. Tuy nhiên về sau, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn người khác.

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Mất cân bằng nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

  • Kháng insulin: Kháng insulin xảy ra khi các tế bào trong cơ, mỡ và gan của bạn không phản ứng với insulin như bình thường. Một số yếu tố và điều kiện góp phần vào mức độ kháng insulin khác nhau bao gồm béo phì, thiếu hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, mất cân bằng nội tiết tố, di truyền và một số loại thuốc.
  • Bệnh tự miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khiến cơ thể thiếu hụt insulin.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Khi mang thai, nhau thai giải phóng các hormone gây kháng insulin. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu tuyến tụy của bạn không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua tình trạng kháng insulin. 
  • Tổn thương tuyến tụy: Tổn thương vật lý đối với tuyến tụy do bệnh tật, phẫu thuật hoặc chấn thương có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Đột biến gen: Một số đột biến gen nhất định có thể gây ra ​​bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh.

>>> Có thể bạn quan tâm bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

2. 9 triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu bạn không thể bỏ qua

2.1. Biểu hiện khát nước và uống nước nhiều

Lượng nước cần thiết mỗi người nên nạp vào cơ thể mỗi ngày là 2-2,5 lít nước. Nếu bạn đang uống hơn 4 lít nước mỗi ngày và lượng nước ấy không làm dịu đi cơn khát thì điều này có thể là do lượng đường trong máu tăng cao.

2.2. Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu - Đi tiểu nhiều lần

Số lần đi tiểu vượt mức bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Hầu hết mọi người sẽ đi tiểu 4-7 lần trong một ngày. Nếu bạn đi vệ sinh nhiều hơn, đặc biệt là thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang phải làm việc quá tải để đào thải lượng đường dư thừa trong máu.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng uống nhiều nước, đặc biệt là vào buổi tối cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 1-2 lần trong đêm, hãy cố gắng không uống rượu sau 7 giờ tối và không uống đồ uống chứa caffein sau 5 giờ chiều. Nếu đã thực hiện đúng mà tần suất đi tiểu vẫn không thay đổi, bạn nên kiểm tra sức khoẻ xem đó có phải là do tiểu đường gây ra hay không.

2.3. Người mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém

Khi đường không thể đi vào tế bào của bạn để cung cấp năng lượng cho chúng, thận của bạn phải làm việc thêm giờ để loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này có thể gây ra cảm giác kiệt sức và mệt mỏi trên toàn cơ thể. Để nhận biết, bạn có thể quan sát những công việc trước kia vẫn hay làm dễ dàng nay bỗng nhiên bị đuối sức, hoặc sau khi ăn, cơ thể bạn mệt mỏi hơn thường ngày.

2.4. Có biểu hiện ăn nhiều nhưng bị sụt cân

Sụt cân là triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu

Sụt cân mất kiểm soát mặc dù đã ăn nhiều là dấu hiệu sức khỏe đáng báo động

Cơ thể không nhận được năng lượng từ glucose theo một cách bình thường nên buộc phải chuyển sang cơ bắp và chất béo. Khi cơ thể bạn bắt đầu phân hủy cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng, bạn sẽ bị sụt cân không chủ đích mặc dù vẫn ăn uống bình thường. Ngoài những thay đổi về cân nặng và cảm giác thèm ăn, bạn có thể nhận thấy cơ bắp yếu đi và thường xuyên bị ngã hơn.

2.5. Thị lực giảm sút

Đường đọng lại trong máu có thể gây sưng thủy tinh thể trong mắt khiến bạn khó tập trung khi nhìn. Dẫn đến việc khi lượng đường tăng cao, tầm nhìn của bạn bị mờ đi, khi lượng đường giảm xuống, tầm nhìn rõ ràng trở lại.

2.6. Biểu hiện viêm nướu

Bên cạnh tác động làm suy yếu tế bào bạch cầu, bệnh tiểu đường còn khiến các mạch máu dày lên bất thường. Mạch máu dày khiến dòng chảy của chất dinh dưỡng và chất thải từ các mô cơ thể chậm lại. Lúc này, cơ thể dần mất khả năng chống nhiễm trùng dẫn đến biểu hiện viêm nướu, viêm nha chu.

2.7. Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Xuất hiện nhiều vết thâm nám là tình trạng da phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Da sẫm màu và dày đặc biệt ở vùng nếp gấp (cổ, nách, bẹn, rốn, quầng vú, cùi chỏ), nhìn giống như những hạt cơm nhỏ hoặc thỉnh thoảng trông như miếng vải nhung. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người béo phì và là dấu hiệu của việc kháng insulin. 

2.8. Vết thương lâu lành

Vết thương lâu lành là một dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Vết thương khó lành hơn mức bình thường chứng tỏ đường huyết đang biến động

Đường tồn đọng trong máu gây tàn phá tĩnh mạch và động mạch, đồng thời làm gián đoạn quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru. Do đó, những vết thương và vết bầm tím trên cơ thể bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để lành lại. Nếu không bảo vệ tốt vùng bị thương này, bạn rất dễ bị nhiễm trùng da tạo thành vết loét khó điều trị.

2.9. Chân tay tê bì, ngứa ran

Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây tổn thương thần kinh, còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Khi đó bạn sẽ có cảm giác ngứa ran hoặc thậm chí tê ở bàn tay và bàn chân. Một số trường hợp cũng bị đau ở bàn tay và bàn chân, đặc biệt đau nặng vào ban đêm. 

3. Mirai Care kết nối người bệnh sang Nhật điều trị bệnh tiểu đường

Hiện nay, phương pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh tiểu đường đang là một tia hy vọng mới cho người bệnh trên khắp thế giới. Điểm đặc biệt của tế bào gốc so với các loại tế bào khác chính là khả năng tự đổi mới, tăng sinh và biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt. Do đó, khi đưa tế bào gốc vào trong cơ thể, các tế bào sẽ hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà không cần đến insulin. Nhờ vậy, người bệnh có thể ổn định được lượng đường trong máu, giảm hoặc không cần phải sử dụng insulin nữa. 

Vậy đâu là nơi có thể mang đến cho bạn một quy trình và một phác đồ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất bằng tế bào gốc? Đến Mirai Care, chúng tôi giúp bạn kết nối với các trung tâm y tế hàng đầu Nhật Bản để trải nghiệm liệu pháp này đúng chuẩn. Xứ sở hoa anh đào với danh xưng “cái nôi của tế bào gốc” là bảo chứng cho chất lượng khi bạn trao gửi niềm tin cũng như sức khỏe tại đây. 

Chuyên viên Mirai Care sau khi tiếp nhận thông tin khách hàng sẽ kết nối cùng các chuyên gia Nhật Bản để tư vấn liệu trình điều trị phù hợp. Khách hàng sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng bệnh lý, mức độ phù hợp, kỳ vọng hiệu quả cũng như chi phí thực hiện. Nếu đồng ý sang Nhật thực hiện, khách hàng tiếp tục được Mirai Care đồng hành, hướng dẫn thủ tục và hỗ trợ thông dịch viên đón tiếp tại Nhật để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất có thể.
Liên hệ tư vấn cùng Mirai Care: 

  • Công ty Cổ phần Mirai Care
  • Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Trụ sở chính: IDMC Building, 18 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline:18008144

Những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu có thể khá mờ nhạt và khó nhận ra. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào tương tự, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán sớm. Đây chính là giải pháp dự phòng bệnh tật hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để duy trì cuộc sống trẻ khỏe dài lâu, không bị nỗi ám ảnh mang tên tiểu đường đeo bám.
—----------
Tài liệu tham khảo:

  • https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html
  • https://www.wayneunc.org/wellness/health-talk-blog/health-talk/2021/10-silent-symptoms-of-diabetes/
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi