phone

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic

Viêm khớp là một trong những bệnh xương khớp phổ biến hiện nay. Ở vị trí khớp gối hoạt động nhiều, tình trạng viêm xảy ra khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động và sinh hoạt. Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm khớp gối sẽ giúp bạn phòng tránh tốt và kiểm soát được bệnh.

Nội dung bài viết


1. Bệnh viêm khớp gối là gì?

Bệnh viêm khớp gối là gì

Viêm khớp gối hình thành khi lớp sụn bị mài mòn, cản trở quá trình vận động

Khớp gối là nơi tiếp giáp của xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương khớp gối thường được bao phủ bởi một lớp sụn - Dạng mô trơn nhẵn mịn đóng vai trò như chất đệm, đồng thời dễ trượt để giúp khớp cử động trơn tru. Ngoài ra vị trí này còn có mô hoạt dịch với công dụng sản sinh chất nhờn bôi trơn khớp và cung cấp dưỡng chất cho sụn.
Viêm khớp gối xảy ra khi phần xương sụn trơn bị mài mòn, trở nên xù xì, thô ráp dưới tác động của quá trình thoái hoá. Khi đó, các khớp xương không còn lớp đệm sẽ trực tiếp cọ xát vào nhau gây đau đớn và khó khăn trong vận động.

2. Biểu hiện của bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối thường biểu hiện rõ ràng khi bệnh đã trở nặng. Người bệnh có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng như:

  • Đau nhức khớp gối đặc biệt vào buổi sáng khi ngủ dậy
  • Cứng khớp kéo dài trong 10-30 phút, phải xoa bóp một lúc mới cử động được
  • Khi ấn vào đầu gối có cảm giác hơi nóng (thường xảy ra vào sáng sớm hoặc lúc ngủ trưa)
  • Sưng đỏ quanh khớp
  • Khi gập duỗi đầu gối nghe thấy tiếng kêu răng rắc, lụp cụp

3. Nguyên nhân viêm khớp gối

3.1. Tuổi tác

Viêm khớp gối ở người cao tuổi

Tuổi tác càng cao, quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh chóng là lý do dẫn đến viêm khớp

Khi con người càng lớn tuổi, xương khớp càng thoái hóa dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp càng tăng cao. Chức năng tạo sụn và chất nhờn ở khớp suy yếu dần khiến tình trạng viêm khớp xảy ra như một điều không thể tránh khỏi.

3.2. Bệnh lý về khớp gối

Ngoài lý do tuổi tác, khớp gối còn bị viêm do các bệnh lý: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bàn chân bẹt. 
Thoái hoá khớp gối: Xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do tai nạn, vận động quá sức, hay ngồi xổm, không ăn đủ chất,… Cơn đau thường xuất hiện ở mặt trước và trong khớp gối, đau tăng lên khi vận động. 
Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây ảnh hưởng đến sụn khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn gây đau khớp, cứng khớp. Nếu không điều trị sớm, bệnh để lâu sẽ gây biến dạng khớp hoặc dính khớp.
Bàn chân bẹt: Lòng bàn chân trở nên bằng phẳng, không cong tự nhiên như bình thường. Bệnh gây căng thẳng cho các dây chằng đầu gối, làm khớp gối dễ bị lệch và thoái hóa.

3.3. Chấn thương

Chấn thương thể thao cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp gối
Chấn thương có thể xuất phát từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc từ việc chơi thể thao. Một số dạng chấn thương phổ biến và nghiêm trọng có thể gây viêm khớp gối: Bong gân, viêm bao hoạt dịch gối, trật khớp,...

3.4. Thừa cân, béo phì

Béo phì tạo ra nhiều áp lực lên khớp gối. Về lâu dài, người béo phì sẽ bị viêm khớp gối lúc nào không hay. Bên cạnh đó, với những người đã sẵn mắc các bệnh về cơ xương khớp thì yếu tố thừa cân sẽ góp phần làm cho bệnh trầm trọng thêm.

3.5. Bệnh gout

Bệnh gout hình thành do rối loạn chuyển hoá purin trong thận và tăng axit uric trong máu. Qua thời gian, axit uric tích tụ hình thành các tinh thể nhỏ tại khớp xương gây chèn ép dây thần kinh cảm giác. Bệnh không những biểu hiện ở ngón chân mà còn gây ảnh hưởng đến khớp gối.

3.6. Giới tính

phụ nữ sau 55 tuổi có nguy cơ viêm khớp gối nhiều

Phụ nữ sau tuổi 55 có nguy cơ viêm khớp gối cao hơn đàn ông 

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm khớp gối hơn đàn ông. Đặc biệt ở những phụ nữ sau 55 tuổi, viêm khớp gối đa phần là bệnh lý không thể tránh khỏi.

3.7. Đặc thù công việc

Những người có tính chất công việc đòi hỏi phải quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng liên tục, kéo dài,... có nguy cơ viêm khớp gối cao do khớp gối phải liên tục chịu áp lực lớn đẩy vào.

3.8. Các bệnh lý về khớp khác

Viêm khớp gối ngoài hình thành từ những bệnh lý liên quan thoái hoá khớp còn có thể đến từ tình trạng quá tải sắt hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hóa khiến lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể được sản xuất quá mức.

4. Các giai đoạn của bệnh khớp gối và giải pháp điều trị phù hợp

  • Giai đoạn 1 và 2: Khớp gối chỉ bị đau khi đứng lên ngồi xuống hoặc cứng khớp khi trời lạnh. Bệnh nhân vẫn có thể đi lại bình thường. Trường hợp này, bệnh nhân chưa cần điều trị chuyên sâu. Bệnh nhân nên tập thể dục vừa phải, bổ sung dưỡng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giai đoạn 3: Sụn khớp gối bị mòn nhiều hơn gây hiện tượng đau nhiều, cứng khớp, thường sưng đau, bắt đầu có biểu hiện vẹo khớp. Trường hợp này, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, tiểm corticoid, kết hợp vật lý trị liệu để giảm đau. Phương pháp này thường giúp duy trì chứ không thể cải thiện được tình trạng viêm khớp gối.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn bệnh nặng, đầu xương ma sát trực tiếp vào nhau gây đay nhức nghiêm trọng, bệnh nhân rất khó đi lại, khớp bị biến dạng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị, hoặc thay khớp gối. Tuy nhiên, việc thay khớp gối chỉ thực hiện duy nhất 1 lần và duy trì trong 13 - 15 năm, sau đó khớp gối gần như không sử dụng được nữa.

5. Người có nguy cơ viêm khớp gối

  • Người từ 60 tuổi trở lên
  • Người lao động chân tay, thường xuyên phải đứng lâu trên 2 giờ/ ngày hoặc khuân vác đồ nặng, đi nhiều hơn 3km/ ngày
  • Phụ nữ trung niên trên 55 tuổi 
  • Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp gối
  • Người thừa cân, béo phì có lối sống lười vận động
  • Người thường xuyên stress khiến cơ thể liên tục sản sinh hóa chất gây căng thẳng thần kinh, phá hủy hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ viêm khớp.
  • Người hoạt động thể thao đã từng bị chấn thương đầu gối như vỡ xương, vỡ sụn khớp, trật khớp xương bánh chè,...

6. Cách chẩn đoán viêm khớp gối

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng khớp gối để có đánh giá sơ bộ ban đầu
Những phương pháp chẩn đoán viêm khớp gối hiện nay gồm:

  • Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tầm vận động của khớp, quan sát sự biến dạng của khớp và những dấu hiệu bất thường khác xuất hiện trên khớp gối bệnh nhân.
  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm dịch khớp, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp bác sĩ phát hiện những điểm bất thường trong khớp gối người bệnh. Tuỳ thuộc vào tình trạng riêng của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp nhất.

7. Hậu quả của viêm khớp gối

Viêm khớp gối kéo dài và không được điều trị dứt điểm khiến khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu để viêm khớp tiến triển sang giai đoạn III và IV, nhiều biến chứng sẽ xuất hiện như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp
  • Suy giảm hoặc mất chức năng vận động
  • Thấp khớp cấp dẫn đến tổn thương van tim, hình thành nên các bệnh tim mạch
  • Tàn phế, bại liệt, phụ thuộc người thân chăm sóc

8. Các phương pháp điều trị viêm khớp gối

8.1. Sử dụng thuốc hỗ trợ

phương pháp điều trị viêm khớp gối

Uống thuốc giảm đau có thể giúp người bệnh khắc phục triệu chứng tạm thời

Sử dụng thuốc giảm đau là cách điều trị phổ biến được nhiều người lựa chọn để khắc phục cơn đau khó chịu do viêm khớp. Một số thuốc giảm đau không kê đơn được dùng nhiều như thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và paracetamol (acetaminophen). 
Lưu ý quan trọng trong sử dụng thuốc chính là cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, phương pháp này còn tồn tại nhược điểm chính là chỉ mang lại tác dụng tạm thời, không thể điều trị bệnh dứt điểm và có thể gây loét dạ dày.

8.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp được chỉ định kèm theo sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả cho quá trình điều trị. Ưu điểm của vật lý trị liệu chính là tác động đến các cơ xương khớp bị tổn thương mà không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị mới đạt được hiệu quả.

8.3. Áp dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ

Trị viêm khớp bằng các bài thuốc dân gian là cách làm được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là người cao tuổi có sức khỏe kém. Nguyên nhân vì các thảo dược tự nhiên này hoàn toàn lành tính, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh như các loại thuốc tây. Một số loại thảo dược phổ biến được dùng trong điều trị như: Lá ngải cứu, gừng tươi, lá lốt, cây tầm ma, rễ cây đinh lăng,...

8.4. Phẫu thuật

phẫu thuật điều trị viêm khớp gối

Phẫu thuật thường là giải pháp cuối cùng khi bệnh đã tiến triển nặng
Phẫu thuật dường như là lựa chọn cuối cùng của người bệnh khi các phương pháp khác đều không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều rủi ro như biến chứng hậu phẫu, lâu lành vết thương, cần nghỉ dưỡng thời gian dài, phụ thuộc người thân chăm sóc,...

8.5. Liệu pháp tế bào gốc hỗ trợ điều trị viêm khớp gối

Phương pháp sử dụng tế bào gốc trung mô thu nhận từ mỡ hoặc máu của người bệnh, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm để tiến hành tách chiết, nuôi cấy. Các tế bào gốc tươi trẻ, dồi dào sau khi được thẩm định chất lượng sẽ tiêm trở lại vị trí khớp viêm. 
Tại đây, tế bào gốc biệt hóa thành tế bào sinh sụn để lấp đầy khớp xương, giảm ma sát trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, tế bào gốc còn kích thích cơ chế giảm viêm, tăng tưới máu nuôi dưỡng khớp. Việc điều trị từ gốc rễ vấn đề giúp cho hiệu quả đạt được lâu dài và không gây ra tác dụng phụ sau điều trị.

9. Bệnh nhân viêm khớp gối cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

9.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày không giúp bạn chữa khỏi viêm khớp gối nhưng có thể là tác nhân giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Các thực phẩm tốt cho người đang điều trị viêm khớp thường có các chất sau:

  • Omega 3 và vitamin D: Hai dưỡng chất này có đặc tính kháng viêm, ức chế sản sinh cytokine và enzym khiến sụn bị phá vỡ, do đó tốt cho người bệnh viêm khớp. Để bổ sung omega 3 và vitamin D, bạn có thể ăn cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá cơm, quả óc chó, hạt lanh,...
  • Hợp chất chondroitin, glucosamine và canxi: Các chất này giúp củng cố xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương. Muốn tăng cường các hợp chất trên, bạn có thể dùng nước hầm xương, sụn, sườn,...
  • Chất chống oxy hóa: Có tác dụng ngăn cản gốc tự do phá huỷ tế bào trong khớp. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tăng mật độ xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, tiểu đường, tim mạch,… Để bổ sung chất chống oxy hoá, bạn có thể ăn việt quất, anh đào, sơ ri, mận, dâu tây, bông cải, cà chua, khoai lang,…

9.2. Chế độ luyện tập

Các khớp bị viêm đau có thể khiến bạn giảm khả năng vận động và gặp khó khăn trong hoạt động thể thao. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hoạt động thể chất để duy trì trọng lượng cơ thể, giữ cơ bắp khỏe mạnh, đồng thời giảm tải trọng cho khớp và tăng phạm vi vận động.

Tập luyện thể dục đúng cách là một trong những giải pháp giảm viêm khớp hiệu quả
Một số bài tập tăng cường cơ tại chỗ được khuyên thực hiện bao gồm yoga, pilate, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu. Ngoài ra, người bệnh có thể chọn cách vận động đơn giản hơn như đi bộ, đạp xe, bơi lội,... Điều quan trọng nhất khi tập luyện chính là tìm ra hoạt động phù hợp nhất với thể trạng của bạn để không khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn.
Ngày nay, nhiều người Việt có xu hướng sang Nhật Bản để điều trị viêm khớp gối bằng liệu pháp tế bào gốc. Được mệnh danh là “cái nôi của liệu pháp tế bào”, Nhật Bản sở hữu nhiều bệnh viện lớn được cấp phép điều trị tế bào gốc trong bệnh lý cơ xương khớp. Vì thế tạo niềm tin lớn về hiệu quả cho người bệnh đến đây thăm khám, điều trị.
Tại Mirai Care, chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều khách hàng có nhu cầu điều trị viêm khớp gối bằng phương pháp tế bào gốc. Các chuyên gia đối tác Mirai Care với bề dày kinh nghiệm và am hiểu quy trình khám chữa bệnh tại Nhật sẽ giúp khách hàng tư vấn giải pháp, đồng thời kết nối cơ sở y tế phù hợp. 
Liên hệ tư vấn cùng Mirai Care: 

  • Công ty Cổ phần Mirai Care
  • Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Trụ sở chính: IDMC Building, 18 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline:18008144

10. Cơ chế của tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối

Nhờ khả năng tự nhân lên và biệt hóa thành nhiều tế bào khác, Tế bào gốc có giúp thay thế các tế bào bị bệnh, thoái hóa để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là một phương pháp mới, hiệu quả được nhiều người bệnh lựa chọn

Tế bào gốc sẽ được truyền vào vùng khớp bị tổn thương để tái tạo lại lớp sụn bị mất, tăng cường sự tiết dịch giúp cơ thể vận động tốt hơn. Đồng thời tế bào gốc còn có tác dụng giảm viêm trong khớp, ngoài ra còn có tác dụng trong việc khôi phục xương sụn và giảm đau mạnh. 

Hầu hết các bệnh nhân giảm đau gần như sau khi tiêm tế bào gốc từ 2 - 3 ngày. Sau 6 tháng, tùy vào cơ địa của bệnh nhân mà khớp gối có sự phục hồi rõ rệt.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi