phone

Bệnh tiểu đường : Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường : Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic

Theo Liên đoàn tiểu đường Thế giới (IDF), năm 2021 cả thế giới có đến 537 triệu người bị bệnh tiểu đường, tương đương cứ 10 người lớn lại có 1 người mắc bệnh. Hiểu về bệnh tiểu đường chính là cách để chúng ta chủ động đón đầu hoặc sống chung cùng bệnh. Qua bài viết này, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu chi tiết về bệnh tiểu đường: Khái niệm, phân loại, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị tiểu đường hiệu quả.

Nội dung bài viết


1. Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với tình trạng lượng đường trong máu luôn ở mức cao so với bình thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bắt nguồn từ sự thiếu hụt về tiết insulin, đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến những rối loạn trầm trọng về chuyển hóa đường, mỡ, đạm, chất khoáng.

2. Các dạng bệnh tiểu đường thường gặp

2.1. Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến giảm tiết insulin hoặc không tiết insulin. Khi đó, lượng insulin lưu hành quá ít, không thể điều hòa được lượng đường trong máu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Đa số người bệnh tiểu đường tuýp 1 là trẻ em và những người trẻ dưới 20 tuổi, chiếm 5-10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Ở thể này, triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh nên người bệnh có thể dễ dàng phát hiện được.

2.2. Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường do tuyến tụy sản xuất insulin không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể hoặc do đề kháng insulin (cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả). 
Đây là thể bệnh phổ biến nhất với số bệnh nhân chiếm đến 90-95% tổng trường hợp mắc bệnh. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi và ngày nay đang có xu hướng dần trẻ hóa. Vì không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện, dẫn đến tình trạng điều trị muộn, dễ gặp biến chứng.

2.3. Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là giai đoạn trung gian giữa người khỏe mạnh và người mắc tiểu đường tuýp 2. Bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa đường khi đói hoặc rối loạn dung nạp đường, dẫn đến chỉ số đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt đến ngưỡng đủ để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

2.4. Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh phát triển trong quá trình người phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường của tế bào trong cơ thể, dẫn đến tăng đường huyết trong máu. Sau khi sinh con, lượng đường trong máu bạn sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên trong tương lai, khả năng bạn sẽ mắc phải tiểu đường tuýp 2 là rất cao.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

3.1. Dấu hiệu chung của người bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu rất khó nhận biết do không điển hình và dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Tuy nhiên nếu để ý đến những biến đổi nhỏ nhất của sức khỏe thì bạn có thể nhận thấy được vài điểm khác thường sau:

  • Khát nước và uống nhiều nước
  • Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu tăng cao
  • Thường xuyên mệt mỏi, cơ thể yếu kém
  • Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
  • Thị lực giảm sút
  • Viêm nướu
  • Vết thương lâu lành

3.2. Dấu hiệu thường thấy của người bệnh tiểu đường tuýp 1

Ngoài một số dấu hiệu chung của người bệnh tiểu đường kể trên, những ai mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ có thêm một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Buồn nôn và nôn: Khi cơ thể lấy năng lượng bằng cách chuyển hóa chất béo, một lớp ketone sẽ được sản sinh. Các chất này tích tụ làm cho máu có tính axit, gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Buồn nôn và nôn là biểu hiện của tình trạng này. 
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ: Khó ngủ, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên do rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy,... 

3.3. Dấu hiệu thường thấy của người bệnh tiểu đường tuýp 2

Không như tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường diễn tiến chậm với triệu chứng mơ hồ dễ khiến chúng ta bỏ sót hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dưới đây là một số biểu hiện người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần lưu ý: 

  • Nhiễm trùng: Tình trạng suy giảm miễn dịch ở người bệnh góp phần làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh tình trạng nhiễm trùng da như nhọt, loét thì vấn đề nhiễm trùng đường tiểu, đường sinh dục, viêm đường hô hấp,... cũng rất đáng báo động.
  • Tê, ngứa đầu chi: Sự tổn thương của các dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy tê ngứa hoặc nóng rát như kiến bò ở tay, chân.
  • Tăng cân không lý do: Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu hoặc cũng có thể sụt cân nhẹ dù không ăn kiêng hay tập luyện nặng.

3.4. Dấu hiệu thường thấy của người bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, đa số phụ nữ thường hay mau đói và đi tiểu nhiều. Đây đồng thời lại là 2 dấu hiệu của bệnh tiểu đường nên rất dễ nhầm lẫn. Ngoài ra, ở mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ còn gặp phải các triệu chứng như: Khát nhiều, mắt mờ,... Để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé, bạn nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

4. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

4.1. Cơ chế hoạt động của insulin trong cơ thể

Insulin là hormone quan trọng của cơ thể được sản xuất bởi các tế bào beta trong tuyến tụy. Insulin hoạt động theo cơ chế chuyển glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng sử dụng hoặc lưu trữ.
Trong quá trình tiêu hoá thức ăn có chứa carbohydrate, chất này sẽ phân huỷ thành glucose. Khi đó lượng đường huyết trong máu tăng cao. Các tín hiệu ngay lập tức được phát đến tuyến tụy để kích thích insulin hoạt động kiểm soát lại nồng độ đường trong máu.

4.2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Như đã thông tin, nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin mà cơ thể cần. Kết quả là lượng glucose trong máu tăng cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.
Vì vậy đối với đa số người bệnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin chính là sự phá huỷ của hệ miễn dịch đến các tế bào beta trong tuyến tụy. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến bao gồm:

  • Xơ nang ảnh hưởng tuyến tuỵ
  • Phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy
  • Viêm, sưng kích thích tuyến tụy ở cấp độ nặng

4.3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 hình thành ngoài do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin còn do các tế bào mỡ, gan và cơ không phản ứng phù hợp với hormone này (còn gọi là kháng insulin). Các nguyên nhân dẫn đến kháng insulin bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Di truyền
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
  • Tuổi tác cao
  • Huyết áp cao
  • Rối loạn lipid máu, rối loạn dung nạp glucose

4.4. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, nhau thai tạo ra hormone khiến glucose tích tụ lại trong máu. Ở trạng thái bình thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên ở giai đoạn thai kỳ, cơ thể người phụ nữ không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ.

5. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả tính mạng người bệnh.

  • Biến chứng ở da: Tất cả chúng ta đều có khả năng mắc phải các bệnh về da, tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường thì khả năng này cao hơn một bậc. Một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài da có thể kể đến như da vàng, bệnh gai đen, u hạt vòng, u mỡ vàng, bạch biến, mụn nhọt, phỏng nước,...
  • Biến chứng ở mắt: Một loạt các tổn thương về thị lực có thể gặp phải ở người bệnh tiểu đường bao gồm bệnh võng mạc, phù hoàng điểm, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp,...
  • Biến chứng ở bàn chân: Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường và bệnh động mạch ngoại vi có thể dẫn đến loét bàn chân. Người bệnh cuối cùng có thể phải cắt cụt chi vì nhiễm trùng vết thương, viêm tủy xương.
  • Biến chứng ở thận: Đường huyết tăng cao và kéo dài gây tổn thương hệ thống lọc của thận. Theo thời gian, thận bị suy giảm chức năng và tiến triển sang suy thận.
  • Đột quỵ: Tình trạng tăng đường huyết sau ăn có thể gây ra xơ vữa động mạch. Khối xơ vữa phát triển nhanh kéo theo tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ.

6. Các kỹ thuật chẩn đoán và phát hiện tiểu đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), để chẩn đoán và phát hiện bệnh tiểu đường, người bệnh cần thực hiện những xét nghiệm cơ bản sau:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Giá trị bình thường của xét nghiệm này là <100 mg/dL. Nếu rơi vào khoảng từ 100-125 mg/dL, bạn có thể mắc chứng tiền đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp đường huyết. Nếu nồng độ glucose >= 126 mg/dL, bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: Giá trị bình thường của xét nghiệm đường huyết 2 giờ là <140 mg/dL. Khi giá trị này cao hơn 200 mg/dL, bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm định lượng HbA1C: Giá trị HbA1C ở người bình thường là <5,7%. Khi chỉ số trên >6,4%, bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Với bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu nghi ngờ có khả năng mắc bệnh, mẹ bầu nên xét nghiệm từ lần khám thai đầu tiên. Trường hợp nguy cơ thấp, chị em phụ nữ có thể xét nghiệm từ tuần 24 - 28 của thai kỳ. Ngoài đo đường huyết đói, xét nghiệm dung nạp đường, tổng phân tích nước tiểu, phụ nữ mang thai có thể được chỉ định thực hiện thêm: 

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Điện tâm đồ
  • Cholesterol toàn phần
  • HbA1c (lặp lại mỗi 3-6 tháng)
  • X-quang ngực thẳng
  • Khám đáy mắt

7. Phương pháp điều trị tiểu đường

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể sống chung cùng bệnh một cách khoẻ mạnh nhờ kiểm soát tốt các triệu chứng và không để xảy ra biến chứng.

7.1. Giữ tinh thần tốt, xây dựng lối sống lành mạnh

Việc đưa mình vào khuôn phép của lối sống lành mạnh không những có ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn mang lại cho bạn một sức khoẻ tổng thể như ý. Mỗi ngày, người bệnh nên vận động tối thiểu 30 phút với các môn vận động như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội,... Sau mỗi 30 phút ngồi yên không hoạt động, nên đứng dậy đi lại và thư giãn cơ thể với các động tác vươn vai nhẹ.
Về chế độ ăn, người bệnh tiểu đường nên tăng cường sử dụng cà chua, ớt chuông, rau lá xanh, bông cải xanh, đậu lăng, yến mạch nguyên hạt,… là những thực phẩm nhiều chất xơ để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể và làm chậm quá trình hấp thụ đường. 
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, dầu hạt cải, dầu ô liu, cá mòi, cá thu, cá ngừ,... để giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

7.2. Một số phương pháp điều trị hiện nay

Mọi người bệnh tiểu đường tuýp 1 đều phải điều trị suốt đời bằng insulin. Tuy nhiên người bệnh không thể uống trực tiếp hoạt chất này vì chúng sẽ bị phát huỷ bởi các enzym trong dạ dày. Thay vào đó, họ sẽ điều trị thông qua hình thức tiêm insulin. Tại nhà, người bệnh có thể sử dụng ống tiêm hoặc bút tiêm để đưa insulin vào da. Số lượng mũi tiêm sẽ được bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
Giải pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thiêng về việc tự thay đổi lối sống của mỗi người. Thông qua việc giảm cân, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, theo dõi lượng đường trong máu hằng ngày,... người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng bệnh mà không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh không cải thiện được các chỉ số đường huyết như mong muốn, bác sĩ có thể chuyển sang giải pháp kết hợp các loại thuốc khác nhau để giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu. Một số loại thuốc có thể kể đến: Metformin, Sulfonylureas, Meglitinide, Thiazolidinediones, thuốc ức chế DPP-4,...
Đối với người bệnh tiểu đường thai kỳ, thể trạng đặc biệt khiến họ phải kiểm soát bệnh tình kỹ lưỡng hơn bằng các phương pháp an toàn, tránh tác động đến thai nhi. Đầu tiên, thai phụ cần theo dõi sát lượng đường trong máu gồm nồng độ đường huyết lúc đói, đường huyết 1 giờ sau ăn và 2 giờ sau ăn.
Về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên tính tổng số năng lượng mỗi ngày dựa trên cân nặng lý tưởng. Từ đó suy ra chế độ dinh dưỡng cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống thuốc Insulin Human. Đây là thuốc duy nhất được FDA chứng nhận cho điều trị tiểu đường thai kỳ.

7.3. Liệu pháp tế bào gốc - Liệu pháp tiên tiến mở ra cơ hội mới cho người mắc bệnh tiểu đường

Tế bào gốc là những tế bào đặc biệt có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, đồng thời tăng sinh vô hạn để tạo ra nhiều loại tế bào giống nguồn phân chia ban đầu. Liệu pháp tế bào gốc vì thế trở thành một trong những bước tiến vượt bậc của y học ngày nay với công dụng điều trị bệnh mãn tính, chống lão hoá và làm đẹp.

Trong thời gian vừa qua, các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu khám phá ra liệu pháp tế bào gốc điều trị bệnh tiểu đường với hiệu quả đẩy nhanh quá trình lành thương, cũng như hạn chế biến chứng và giảm tỷ lệ cắt cụt chân. Phương pháp mới mẻ này có thể áp dụng độc lập hoặc phối hợp tốt cùng các phương pháp đang áp dụng hiện nay.

Việc bổ sung tế bào gốc vào các vị trí đang xuất hiện vết loét giúp tạo ra các tế bào mới thay thế cho số tế bào đã bị hư hại hoặc chết đi. Không những vậy, tế bào gốc còn giúp phát triển các mạch máu, tế bào mới trên nền vết thương, tạo độ che phủ trên bề mặt và đẩy nhanh tốc độ lành thương.

Theo các nghiên cứu tại Mỹ và Anh, tế bào gốc thu nhận từ dây rốn trẻ sơ sinh có thể giúp người bệnh tiểu đường tuýp 1 khôi phục khả năng sản xuất insulin. Từ lượng lớn tế bào gốc được tách chiết, chúng có thể sản xuất ra hợp chất C-peptide - Tiền protein của insulin giúp thay thế cho các tế bào beta tụy đã hư hại. Nhờ vậy, lượng insulin trong máu người bệnh sẽ được phục hồi một cách tự nhiên, từ đó cân bằng lại nồng độ glucose.
Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 do tình trạng kháng insulin, tế bào gốc tự thân với khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào chức năng kết hợp ức chế miễn dịch và chống viêm được xem là ứng cử viên lý tưởng để điều trị bệnh tiểu đường. Phương pháp giúp người bệnh cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. 

Tế bào gốc đã thật sự mở ra cánh cửa hi vọng mới cho người bệnh tiểu đường bởi những tiềm năng ưu việt hiện có. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thực hiện phương pháp tại các cơ sở y tế uy tín đã có kinh nghiệm trong điều trị bằng tế bào gốc cũng như đạt được chứng nhận quốc tế về ứng dụng thành công phương pháp này.

Đó cũng chính là lý do ngày nay nhiều người Việt lựa chọn sang Nhật Bản để điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc. “Xứ sở hoa anh đào” với danh xưng cái nôi của tế bào gốc cùng 2 giải Nobel danh giá là minh chứng rõ ràng nhất về chất lượng khi khách hàng thực hiện dịch vụ tại đây.
Đừng để những bỡ ngỡ, băn khoăn, lạ lẫm cản bước bạn đến với phương pháp tiên tiến này. Hãy để Mirai Care được đồng hành cùng người Việt trên hành trình tư vấn, lựa chọn địa chỉ điều trị uy tín tại Nhật Bản và hỗ trợ di chuyển sang nước ngoài thực hiện điều trị. 

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

8. Biện pháp giúp ngăn ngừa tiểu đường

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để cơ thể luôn giữ được trạng thái khoẻ mạnh trước căn bệnh thời đại mang tên tiểu đường, bạn có thể thực hiện các biện pháp:

  • Kiểm soát cân nặng
  • Tăng cường vận động thể lực
  • Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe
  • Ăn chất béo lành mạnh (chất béo không bão hoà)
  • Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng) 
  • Nói không với thuốc lá vì hút thuốc làm tăng 50% nguy cơ tiểu đường 
  • Hạn chế sử dụng bia rượu
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường theo tư vấn của bác sĩ

Tuy là căn bệnh có nhiều biến chứng âm thầm nhưng ngày nay tiểu đường không còn là “án tử” treo lơ lửng trước cuộc sống của chúng ta như ngày xưa. Với sự phát triển của y học hiện đại, cùng những tiến bộ về mặt nhận thức trong chủ động chăm sóc sức khỏe, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh từ sớm và kiểm soát tốt triệu chứng để an tâm sống vui khỏe cùng người thân.