phone

Giải Đáp: Bệnh Tiểu Đường Có Lây Không?

Giải Đáp: Bệnh Tiểu Đường Có Lây Không?

Tác giả:

Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, năm 2019 có 463 triệu người mắc bệnh tiểu đường, dự kiến cả thế giới sẽ có 578 triệu người mắc bệnh vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Thế nên, một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đó là liều rằng bệnh tiểu đường có lây không. Hãy cùng Mirai care giải đáp ngay trong bài viết dưới đây ngay nhé!

 

Nội dung bài viết


1. Cơ chế gây bệnh tiểu đường

bệnh tiểu đường có lây không

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường
Bệnh tiểu đường có thể được chia thành nhiều thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Trong đó, có 3 thể tiểu đường thường gặp là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Do đó, cơ chế gây bệnh của các loại tiểu đường  này cũng khác nhau.

1.1 Cơ chế của tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 được coi là một loại bệnh tự miễn khiến cơ thể không sản xuất đủ Insulin - một hormone quan trọng giúp điều tiết nồng độ đường trong máu. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công, làm phá hủy tế bào beta dẫn đến làm giảm đáng kể hoặc mất đi hoàn toàn khả năng sản sinh Insulin của tử cung. Kết quả là vì thiếu insulin, lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến triệu chứng tiểu đường như đau đầu, đói, đi tiểu nhiều,... 

1.2 Cơ chế của tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng bệnh mà cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả hoặc không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là do tế bào cơ, mỡ và gan kháng insulin, không tiếp tục lấy glucose từ máu như bình thường khiến lượng đường trong máu tăng lên. Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 còn phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố như: di truyền, môi trường, lối sống, cân bằng hormone trong cơ thể.

>>> Có thể bạn quan tâm triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

1.3 Cơ chế của tiểu đường thai kỳ

Với những phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cơ thể có nhiều biến đổi về các hormone như: Estrogen, progesterone,... làm tác động vào thụ thể của Insulin trên tế bào đích. Từ đó, làm giảm hiệu quả hoạt động của Insulin và ảnh hưởng đến quá trình sản sinh Insulin ở tế bào Beta. Cơ chế này kết hợp với chế độ dinh dưỡng và trạng thái tinh thần căng thẳng, mệt mỏi của mẹ bầu là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai.

2. Bệnh tiểu đường có lây không?

bệnh tiểu đường có lây không

Khi biết cơ thể mắc bệnh tiểu đường, rất nhiều bệnh nhân và người nhà quan ngại rằng liệu bệnh tiểu đường có lây không, có bị ảnh hưởng xấu khi tiếp xúc hay không.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh tiểu đường không phải là loại bệnh truyền nhiễm nhưng có tính di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì khả năng cao con cái của họ cũng có thể sẽ mắc bệnh. Tuy nhiên, bản thân người mang bệnh tiểu đường có thể điều trị để hạn chế tình trạng bệnh và giảm khả năng di truyền.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường hoàn toàn không lây qua đường máu, đường ăn uống, đường tình dục,... nên mọi người có thể yên tâm sinh hoạt và tiếp xúc bình thường với người mắc bệnh tiểu đường. 

>>> Có thể bạn quan tâm bệnh tiểu đường có chữa được không

3. Vì sao nhiều người nghĩ bệnh tiểu đường lây

Mặc dù các chuyên gia y tế, các tổ chức y tế và bệnh viện đã nhận định rằng bệnh tiểu đường không có tính truyền nhiễm, thế nhưng nhiều người vẫn nghĩ bệnh tiểu đường có thể lây nhiễm. 

Nguyên nhân chính để có thể lý giải là điều này là do người bệnh và người nhà bệnh nhân chưa hiểu đúng về tình trạng và cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, không phải do nhiễm virus, vi khuẩn nên chắc chắn không lây nhiễm qua tiếp xúc, truyền máu hay đường tình dục,.... Ngoài ra, việc trang bị kiến thức về sức khỏe của người dân và sự giải thích, hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia chưa thực sự rõ ràng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường có thể lây nhiễm.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

bệnh tiểu đường có lây không

Nếu bạn là người có những biểu hiện, tình trạng sức khỏe như sau thì chứng tỏ bạn đang có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hơn người bình thường:

  • Người thừa cân, béo phì, ít vận động: Một khảo sát của trung tâm nghiên cứu chuyển hóa cơ bản Novo Nordisk, Hermina Jakupovic và Đại học Copenhagen của Đan Mạch thực hiện trên 9.556 đàn ông và phụ nữ cho thấy: những người béo phì có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 5,8 lần so với những người có cân nặng bình thường.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học sử dụng nhiều chất béo, đường, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu bia...
  • Người có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường do bệnh tiểu đường có yếu tố lây nhiễm qua di truyền. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ: nếu có bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 khi dưới 50 tuổi thì con cái có nguy cơ mắc bệnh là 14%. Đồng thời, nếu có cả bố và mẹ cùng mắc bệnh tiểu đường thì khả năng con cái của họ mắc bệnh là trên 50%
  • Người có tiền sử bệnh huyết áp cao. Các nhà khoa học đã chứng minh bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo kết quả của Đại học Oxford thực hiện trên 4 triệu người, những người mắc bệnh huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 70% so với người bình thường.

5. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện một số các phòng ngừa như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
  • Luyện tập thể dục thể thao, tránh tình trạng béo phì
  • Kiểm tra sức khỏe và đo huyết áp thường xuyên

Tổng kết

Bệnh tiểu đường có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình điều trị và phòng tránh bệnh tiểu đường. Đừng quên tiếp tục theo dõi Mirai Care để nhận được những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống