phone

Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ và cấp độ nào nguy hiểm nhất?

Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ và cấp độ nào nguy hiểm nhất?

Tác giả:

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới hiện nay. Dù là tiểu đường loại 1 hay tiểu đường loại 2 thì người bệnh đều cần kiểm soát đường huyết tốt để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm và duy trì sức khỏe lâu dài. Trong bài viết này, hãy cùng Mirai Care đi tìm lời giải cho câu hỏi bệnh tiểu đường có mấy cấp độ và cấp độ nào nguy hiểm nhất nhé.

Nội dung bài viết


1. Các loại bệnh tiểu đường chính

1.1. Tiểu đường loại 1

Nếu mắc bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy của bạn không tạo ra insulin hoặc tạo ra rất ít insulin. Insulin giúp lượng đường trong máu đi vào các tế bào để cơ thể sử dụng làm năng lượng. Nếu không có insulin, lượng đường trong máu không thể đi vào tế bào, thay vào đó, chúng tích tụ trong máu gây tổn hại cho cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng sau đó của bệnh tiểu đường.

bệnh tiểu đường có mấy cấp độ

Tiểu đường tuýp 1 phải được điều trị bằng thuốc để kiểm soát triệu chứng

Bệnh tiểu đường loại 1 từng được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hoặc bệnh tiểu đường vị thành niên. Tuy mang tên gọi này nhưng bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Về mức độ phổ biến, bệnh tiểu đường loại 1 ít phổ biến hơn loại 2. Trong số những người bị bệnh tiểu đường, chỉ khoảng 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường loại 1. 

1.2. Tiểu đường loại 2

Ở người bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể xảy ra hai vấn đề: Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin - một loại hormone vận chuyển đường đi vào tế bào; Các tế bào phản ứng kém với insulin và hấp thụ ít đường hơn.
Bệnh tiểu đường loại 2 được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành. Nhưng cũng giống như tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường loại 2 có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt phổ biến nhiều hơn ở người lớn tuổi.

1.3. Tiểu đường thai kỳ

bệnh tiểu đường có mấy cấp độ

Tiểu đường thai kỳ là nỗi ám ảnh của nhiều sản phụ

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin trong thời kỳ mang thai. Cụ thể khi mang thai, cơ thể tạo ra nhiều hormone hơn, đồng thời trải qua nhiều thay đổi, chẳng hạn như tăng cân. Những thay đổi này khiến các tế bào trong cơ thể bạn sử dụng insulin kém hiệu quả hơn, tình trạng này gọi là kháng insulin. Việc kháng insulin làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể.

Tất cả phụ nữ mang thai đều có tình trạng kháng insulin ở giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị kháng insulin ngay cả trước khi mang thai. Họ bắt đầu mang thai với nhu cầu insulin tăng lên và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

>>> Xem thêm về triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ giới

2. Bệnh tiểu đường có các cấp độ nào?

2.1. Cấp độ 1

Tiểu đường giai đoạn đầu hay còn gọi tiền tiểu đường. Đây là giai đoạn lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức được chẩn đoán tiểu đường. Thời gian của giai đoạn này thường kéo dài từ 3 - 5 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt, người bệnh có thể khỏi bệnh và không tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

các cấp độ của bệnh tiểu đường

Đi tiểu nhiều hơn và cảm thấy mệt mỏi có thể là dấu hiệu ban đầu của tiểu đường

Tuy triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu khá mơ hồ nhưng bạn vẫn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: Xuất hiện mảng da tối màu ở các vị trí gáy, nách, cổ tay, cổ chân, đột nhiên đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi hơn,... Khi đó người bệnh cần nhanh chóng đi xét nghiệm máu vì đây là những dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường.

2.2. Cấp độ 2

Ở giai đoạn này, cơ thể bắt đầu xuất hiện hiện tượng không thể tự bù trừ được tình trạng kháng insulin. Điều này dẫn đến việc tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin, hậu quả khiến đường huyết tăng cao trên giới hạn cho phép. Khi đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường như đi tiểu nhiều, thường xuyên thấy khát, ăn nhiều, nhanh đói, sụt cân không rõ nguyên nhân, chân tay tê, da khô ngứa, mắt mờ, vết thương lâu lành,... và buộc phải dùng thuốc để điều trị.

2.3. Cấp độ 3

Trong giai đoạn 3, tình trạng kháng insulin càng nghiêm trọng hơn, cộng thêm tuyến tụy dần suy kiệt khiến chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao. Khi đó người bệnh tiểu đường buộc phải dùng nhiều thuốc hạ đường huyết cùng lúc để điều trị, thậm chí phải chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm mới kiểm soát được lượng đường trong máu.

cấp độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Suy tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường vì có thể gây tử vong

Mệt mỏi hơn, trong giai đoạn này, các biến chứng tiểu đường về mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân cũng xuất hiện rõ rệt. Do đó, mục tiêu điều trị của người bệnh tiểu đường trong giai đoạn 3 không chỉ dừng lại ở việc giảm đường huyết nữa mà phải hướng tới cải thiện biến chứng và phòng biến chứng tiến triển nặng. Một số biến chứng nghiêm trọng mà người bệnh phải đề phòng:

  • Suy tim: Xơ vữa động mạch do biến chứng mạch máu khiến tim phải co bóp nhiều hơn. Hoạt động quá tải lâu dài sẽ khiến tim bị suy kiệt, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi, ho, đau tức ngực, phù chân tay,...
  • Suy thận: Lượng đường trong máu cao gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ thống mạch máu nhỏ tại thận. Khi thận không còn khả năng lọc máu, các chất độc hại tích tụ trong cơ thể sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Nặng hơn, người bệnh phải chạy thận nhân tạo mới duy trì được sự sống.
  • Liệt dạ dày: Không còn là biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nhiều người bệnh gặp phải tình trạng liệt dạ dày khiến cho quá trình ăn uống cực kỳ khó khăn, thậm chí phải đặt ống dẫn thức ăn để duy trì sự sống.
  • Loét bàn chân, xuất huyết võng mạc

3. Làm cách nào để trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường?

Cấp độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa

Tập thể dục thường xuyên mang lại cho bạn cơ thể dẻo dai và sức khoẻ tốt

Để trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tăng cường hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần, đảm bảo giấc ngủ đủ và quản lý căng thẳng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tuân thủ chế độ ăn uống theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, hạt ngũ cốc,... Mời bạn tìm hiểu thêm người bệnh tiểu đường không nên uống gì
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, điều này có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
  • Kiểm tra định kỳ gồm đo đường huyết, huyết áp và theo dõi các chỉ số y tế liên quan.
  • Tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Như vậy qua bài viết, bạn đã giải đáp được vấn đề bệnh tiểu đường có mấy cấp độ. Sự hiểu biết về các cấp độ bệnh sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Để sống khỏe cùng bệnh tiểu đường, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi đường huyết là những yếu tố chính bạn cần để tâm. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ và động viên từ phía gia đình cũng rất cần thiết để người bệnh tiểu đường duy trì cuộc sống khỏe mạnh.

4. Tìm hiểu thêm về điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc tại Mirai Care

Sử dụng tế bào gốc trong điều trị tiểu đường không chỉ khắc phục được vấn đề thiếu nguồn hiến tặng của phương pháp cấy ghép tiểu đảo tụy mà còn loại bỏ các nguy cơ biến chứng, đào thải và các tác dụng phụ. Các tế bào gốc khi được bổ sung sẽ “tái thiết lập” hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự tấn công tế bào beta – nhân tố giúp cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời giúp tụy tái tạo và tăng cường khả năng sản xuất insulin. 

Tại Mirai Care, chúng tôi tư vấn kết nối người bệnh tiểu đường sang Nhật Bản trị liệu bằng tế bào gốc với chi phí hợp lý nhất. 

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống