phone

Người bệnh xương khớp có ăn được rau muống không?

Người bệnh xương khớp có ăn được rau muống không?

Tác giả:

Bệnh xương khớp gây ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế việc phòng ngừa nguy cơ tái phát đối với người bệnh xương khớp là vô cùng cần thiết. Một trong những tác động chính lên sự tái phát đó chính là chế độ dinh dưỡng, vậy thực đơn hằng ngày người bệnh xương khớp có ăn được rau muống không, đối tượng nào cần hạn chế ăn rau muống. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!

1. Bệnh xương khớp có ăn được rau muống không?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, sự sống cho cơ thể. Thực phẩm đưa vào cơ thể sẽ chuyển hoá tạo nên nguồn dinh dưỡng giúp cho cơ thể phát triển. Chính vì thế khi bạn ăn uống lành mạnh, hợp lý thì xương khớp sẽ chắc khoẻ, hệ thống mô sụn có thêm chất nhờn để hoạt động tốt hơn. 

Người bệnh xương khớp hay thắc mắc rằng, ăn rau muống có bị nhức xương không, bị khớp có nên ăn rau muống không thì theo bác sĩ Đông Y, những trường hợp bị đau nhức xương khớp lâu năm, người bị gout tái đi tái lại không nên ăn rau muống. Các chuyên gia giải thích rằng rau muống có tính phong đồng thời chứa nhiều purin khiến người bị đau khớp tăng nguy cơ viêm khớp bởi sự chuyển hóa purin thành axit uric, hợp chất này lắng đọng trong khớp kích hoạt tình trạng tái phát của bệnh. 

Rau muống có tính phong khi sử dụng sẽ tăng nguy cơ tái phát bệnh xương khớp

Rau muống có tính phong khi sử dụng sẽ tăng nguy cơ tái phát bệnh xương khớp

Tuy nhiên, rau muống là loại thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam, chúng có tác dụng chống lão hoá, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hoá. Theo sách Những cây thuốc Việt Nam, rau muống chứa nhiều canxi, photpho, magie, vitamin C, B1, B12, PP,... cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra Viện dinh dưỡng Việt Nam cho biết thành phần dinh dưỡng của rau muống còn có chất xơ, lượng purin lớn, kẽm,... Những chất dinh dưỡng này giúp cho cơ thể:

  • Hạ cholesterol trong máu: Lượng chất xơ cao giúp cân bằng dinh dưỡng, ổn định cholesterol trong máu
  • Điều hoà chức năng gan: Rau muống giúp bảo vệ gan khỏi các yếu tố gây viêm, thúc đẩy quá trình thải độc gan nhờ enzym và cải thiện vàng da
  • Bổ máu: Rau muống chứa lượng sắt cao giúp tái tạo hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu và rất tốt cho phụ nữ mang thai
  • Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, cảm hàn khi thời tiết thay đổi bất thường
  • Chống lão hóa, hỗ trợ kiểm soát mụn trứng cá, hỗ trợ giảm nhẹ bệnh chàm và bệnh vảy nến

 

Rau muống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Rau muống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Có thẻ bạn quan tâm:

2. Nhóm người nên hạn chế ăn rau muống

Ngoài những đối tượng bệnh xương khớp thì một số đối tượng cũng nên hạn chế ăn rau muống:

  • Người suy giảm chức năng thận, sỏi thận nên cẩn trọng khi ăn rau muống bởi vì rau muống chứa hàm lượng oxalat cao, chất này sẽ kết tủa ở thận gây sỏi niệu đạo, sỏi thận
  • Người bị vết thương hở ngoài da nên lưu ý bởi rau muống kích thích quá trình sinh tế bào, vết thương hở sẽ bị sẹo gây mất thẩm mỹ
  • Người đang bị tiêu chảy nên hạn chế ăn rau muống vì tính phong hàn của chúng sẽ kích thích niêm mạc ruột gây tiêu chảy nặng. Bên cạnh đó bên trong rau muống chứa nhiều ký sinh trùng nguy hiểm dễ gây kích thích tiêu hoá, tiêu chảy dài hạn
  • Đối tượng đang dùng thuốc kháng đông nên cẩn trọng vì rau muống gây tương tác và giảm hiệu quả của thuốc

Người bị đau bụng tiêu chảy không nên ăn rau muống vì gây nặng thêm

Người bị đau bụng tiêu chảy không nên ăn rau muống vì gây nặng thêm

3. KHÔNG NÊN ăn rau muống trong các trường hợp nào?

Việc lựa chọn rau muống như thế nào để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng mà không gây hại gì đến sức khỏe xương khớp rất cần được quan tâm. Người tiêu dùng lưu ý không nên ăn rau muống trong các trường hợp sau:

3.1. Không ăn khi chưa chín kỹ

Ăn chín uống sôi là quan điểm có lợi cho sức khỏe của ông bà ta ngày xưa. Với thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng như giun, sán,... như rau muống cần được nấu chín kỹ. Bởi ký sinh trùng khi chưa chết sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.

3.2. Không ăn rau muống trái mùa

Rau muống thường có nhiều vào mùa hè tuy nhiên hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, người dân đã lai tạo được các loại giống rau muống có thể trồng được quanh năm, cung cấp đầy đủ lượng rau muống đến mọi nơi. Một số nơi vì để tăng lợi nhuận, tăng sự bắt mắt cho thương lái, họ sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật khi trồng rau, đồng thời phun thuốc tăng trưởng để rút ngắn thời gian thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng khi không lựa chọn đúng nơi cung cấp rau hữu cơ để mua.

Nên lựa chọn rau muống trồng hữu cơ, không phun thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng

Nên lựa chọn rau muống trồng hữu cơ, không phun thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng

3.3. Không kết hợp rau muống với sữa

Rau muống chứa nhiều axit oxalic nên khi sử dụng chung với sữa sẽ tạo tủa với canxi trong sữa gây giảm hấp thu canxi cho cơ thể. Nên lưu ý sử dụng hai loại thực phẩm này riêng biệt để tận dụng được hết tác dụng dinh dưỡng mà chúng mang lại.

Rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng nó cũng chứa purin, chất có thể chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người xương khớp hoặc bị bệnh gout, một dạng viêm khớp do axit uric tích tụ trong khớp gây đau đớn và viêm nhiễm. Như vậy với câu hỏi “Bệnh xương khớp có ăn được rau muống không?”, câu trả lời chính là nếu bạn không gặp các vấn đề về xương khớp, việc ăn rau muống không gây hại và thậm chí có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, nên ăn một cách điều độ và kết hợp với các loại thực phẩm khác để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Thông tin liên hệ: