phone

Bị đau đầu gối khi chơi đá bóng và cách điều trị hiệu quả

Bị đau đầu gối khi chơi đá bóng và cách điều trị hiệu quả

Tác giả:

Bị đau đầu gối khi chơi đá bóng là một chấn thương thường xuyên xảy ra ngay cả với các cầu thủ chuyên nghiệp. Do đó, hãy tự phòng tránh bằng cách tìm hiểu nguyên nhân cũng như các cách điều trị cần thiết ngay khi gặp chấn thương trong bài viết dưới đây của Miraicare nhé.

 

Nội dung bài viết


1. Đau đầu gối khi đá bóng do những nguyên nhân nào?

1.1 Căng cơ

Căng cơ là tình trạng cơ bắp bị kéo căng quá mức hoặc bị rách do tác động lực một cách đột ngột. Điều này thường xảy ra trong đóng bá khi các cầu thủ chưa khởi động kỹ càng hoặc vận động nhanh, mạng trong khoảng thời gian dài. Hệ quả của vấn đề này chính là chấn thương đầu gối khi đá bóng, gây ra đau nhức, sưng tấy, thậm chí là không thể di chuyển.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao

1.2 Bong gân

Bong gân là một trong những chấn thương dẫn đến bị đau đầu gối khi chơi đá bóng. Lúc này các dây chằng đã bị tổn thương, các dải mô liên kết nối xương với nhau tại các khớp bị rách hoặc bị đứt gây nên tình trạng đau đầu gối. Một số triệu chứng bong gân thường gặp đó là đau, sưng tấy, bầm tím, khó vận động,...

Bong gân là nguyên nhân bị đầu gối khi chơi đá bóng

Bong gân là nguyên nhân bịđau đầu gối khi chơi đá bóng

1.3 Rách dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước là một trong những bộ phận quan trọng giúp ổn định khớp gối và kết nối xương đùi với xương ống. Khi có sự thay đổi hướng đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc vận động mạnh có thể dẫn đến tình trạng dây chằng chéo trước bị rách. Từ đó, xảy ra tình trạng bịđau đầu gối khi chơi đá bóng, chơi bóng rổ, cầu lông,...

1.4 Bị tổn thương dây chằng giữa gối

Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, giúp ổn định khớp gối và ngăn không cho đầu gối bị lệch ra ngoài. Do đó, bị đau đầu gối khi chơi đá bóng có thể xảy ra nếu dây chằng giữa gối bị tổn thương. Cách tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển, chườm lạnh và tập vật lý trị liệu tại nhà. 

1.5 Rách dây chằng chéo sau

Ngoài dây chằng chéo trước, dây chằng giữa gối thì dây chằng chéo sau cũng là phần dễ bị tổn thương khi chơi đá bóng dẫn đến tình trạng đau đầu gối, khó khăn di chuyện, vận động. Tùy vào mức độ chấn thương như bị rách, bị căng hoặc bị đứt mà sẽ cần thời gian bình phục và phương pháp chữa trị khác nhau.

1.6 Tổn thương sụn chêm

Sụn chêm là các miếng sụn hình chữ C nằm giữa xương đùi và xương chày đóng vai trò như bộ đệm giúp phân tán lực khi khớp gối chịu tải trọng nặng. Tổn thương sụn chêm có thể xảy ra khi bị thoái hóa khớp gối, bị va đập mạnh hoặc xoay đầu gối đột ngột khi chơi thể thao. Do đó, bị đau đầu gối khi chơi đá bóng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân này.

Tổn thương sụn chêm là nguyên nhân bị đau đầu gối khi chơi đá bóng

Tổn thương sụn chêm là nguyên nhân bịđau đầu gối khi chơi đá bóng

1.7 Trật khớp gối

Trật khớp gối là một chấn thương nghiêm trọng xảy ra khi các xương của khớp gối bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng liên quan đến dây chằng, sụn và các cấu trúc xung quanh khớp gối. Do đó, các vận động viên, người chơi thể thao cần chú ý để tránh bị đau đầu gối khi chơi đá bóng.

1.8 Gãy xương

Gãy xương ở vùng đầu gối chắc chắn sẽ khiến người bệnh bị đau đầu gối khi chơi đá bóng hoặc vận động, làm việc quá sức. Có thể nói đây là một trong những chấn thương nặng, buộc phải nhập viện điều trị và phẫu thuật nếu cần thiết. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để hồi phục và có thể vận động lại như bình thường.

2.Đau đầu gối do đá bóng có những triệu chứng như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau đầu gối khi chơi đá bóng mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, trong đó thường gặp là những triệu chứng sau:
 

Triệu chứng khi bị đau đầu gối

Triệu chứng khi bị đau đầu gối

 

  • Đau nhức vùng đầu gối, đặc biệt là khi di chuyển, đi lại,
  • Có thể nghe thấy những tiếng lạo xạo của xương khi di chuyển chân
  • Xuất hiện vết bầm hoặc thâm tím ở khu vực đầu gối
  • Sưng tấy ở vùng khớp gối, đặc biệt là sau vài  xảy ra chấn thương

>> [Bật mí] top đồ uống tốt cho bệnh viêm khớp có ngay trong bếp

3. Làm thế nào để giảm chấn thương đầu gối khi đá bóng?

Bị đau đầu gối khi chơi đá bóng hoàn toàn có thể tránh và giảm chấn thương. Do đó, trước, trong và sau khi chơi đá bóng, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Trước khi chơi:

  • Khởi động kỹ: Dành 10-15 phút để khởi động kỹ các cơ bắp, đặc biệt là cơ bắp quanh khớp gối.
  • Tập luyện tăng cường sức mạnh: Tập các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp quanh khớp gối, bao gồm cơ đùi trước, cơ bắp chân và cơ mông.
  • Kỹ thuật chơi bóng đúng cách: Học và luyện tập kỹ thuật chơi bóng đúng cách để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ: Sử dụng băng gối hoặc nẹp gối phù hợp để bảo vệ đầu gối khỏi va chạm.
  • Khởi động kỹ: Dành 10-15 phút để khởi động kỹ các cơ bắp, đặc biệt là cơ bắp quanh khớp gối.

Trong khi chơi:

  • Chú ý đến cơ thể: Lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước để cơ thể được bôi trơn và tránh mất nước.
  • Tránh chơi bóng trên sân trơn trượt hoặc gồ ghề.
  • Khởi động kỹ: Dành 10-15 phút để khởi động kỹ các cơ bắp, đặc biệt là cơ bắp quanh khớp gối.

 

Phương pháp là giảm chấn thương đầu gối ngay tại nhà

Phương pháp là giảm chấn thương đầu gối ngay tại nhà

 

Sau khi chơi:

  • Thư giãn: Dành thời gian để thư giãn và phục hồi cơ bắp sau khi chơi bóng.
  • Chườm đá: Chườm đá lạnh lên đầu gối trong 15-20 phút để giảm sưng đau.
  • Băng bó: Băng bó đầu gối bằng băng thun để cố định khớp.
  • Kê cao đầu gối: Kê cao đầu gối khi nằm ngủ để giảm sưng tấy.
  • Uống thuốc giảm đau: Nếu cần thiết, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

4. Phương pháp điều trị đau đầu gối khi chơi đá bóng 

4.1 Cách xử trí đau đầu gối khi đá bóng tại nhà

Khi gặp chấn thương đầu gối, người bệnh có thể thực hiện các cách chữa đau đầu gối khi đá bóng tại nhà với các phương pháp như:

  • Nghỉ ngơi: Việc đầu tiên cần làm khi bị đau đầu gối là nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế vận động. Tránh các hoạt động gây áp lực lên đầu gối như chạy, nhảy, leo cầu thang...
  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh lên đầu gối trong 15-20 phút, mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng, giúp giảm sưng đau và viêm nhiễm.
  • Băng bó: Băng bó đầu gối bằng băng thun y tế để cố định khớp và giảm sưng tấy.
  • Nâng cao đầu gối: Nâng cao đầu gối cao hơn tim khi nằm ngủ hoặc ngồi để giảm sưng tấy.
  • Uống thuốc giảm đau: Uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau nhức.

Nâng cao đầu gối cao hơn tim khi nằm ngủ hoặc để giảm sưng tấy

Nâng cao đầu gối khi nằm hoặc ngồi để xem sưng tấy

 

Cách xử lý bị đau đầu gối khi chơi đá bóng tại nhà như trên chỉ nên áp dụng với các chấn thương nhẹ và người bệnh chỉ bị đau nhức trong thời gian ngắn. Nếu thấy các biểu hiện như những thông tin ở phần 2 trên thì người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

4.2 Cách chữa đau đầu gối khi đá bóng

Một số phương pháp điều trị bị đau đầu gối khi chơi đá bóng ở mức độ nặng như sau:

  • Uống thuốc giảm đau theo liều lượng và sự chỉ dẫn của bác sĩ 
  • Tập vật lý trị liệu: Luyện tập dần dần từ những bài tập nhẹ nhàng, không nên tập luyện trong thời gian dài mà cần lắng nghe cơ thể và tư vấn của chuyên gia
  • Phẫu thuật: Chủ yếu dành cho các trường hợp chấn thương nặng, không thể tự phục hồi
  • Sử dụng liệu pháp tế bào gốc: Nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong, giúp phục hồi và thay thế các tế bào bị tổn thương. Một số bệnh hiệu quả khi áp dụng phương pháp này đó là: viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối,.... 

Trên thực tế, sử dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị bị đau đầu gối khi chơi đá bóng hoặc các chấn thương khác là một cách được nhiều cầu thủ lựa chọn. Theo tờ Sunday Times uy tín, đã có 5 cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đang thi đấu ở Premiership tiến hành lưu trữ tế bào gốc từ dây máu cuống rốn con ruột để dự phòng khi cần chữa trị những chấn thương. Điều này cho thấy sự tin tưởng của các cầu thủ khi lựa chọn phương pháp điều trị này và đây cũng là một gợi ý mới cho những cầu thủ khác.

Trên đây, Miraicare đã giới thiệu đến bạn các nguyên nhân cũng như cách điều trị bị đau đầu gối khi chơi đá bóng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bạn nên chọn các cách điều trị phù hợp, trong đó hãy lưu ý và tìm hiểu về liệu pháp tế bào gốc để đưa ra lựa chọn đúng đắn và kịp thời.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi