Phân chia các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Theo dữ liệu mới nhất từ tổ chức y tế thế giới WHO, cứ khoảng 100 trẻ thì có 1 trẻ mắc tự kỷ. Còn theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, phân tích từ dữ liệu năm 2018 cho thấy tỷ lệ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở Mỹ là 1/44. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng số lượng trẻ có biểu hiện tự kỷ đến khám tại các cơ sở y tế ngày một tăng lên rõ rệt trong vài năm trở lại đây. Do đó, việc hiểu rõ các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ là rất quan trọng giúp chẩn đoán bệnh và xác định phương pháp điều trị hiệu quả.
Nội dung bài viết:
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết những thay đổi trong hành vi của trẻ tự kỷ. Hiểu rõ các biểu hiện đặc trưng sẽ giúp cha mẹ đưa ra các quyết định đúng đắn để hỗ trợ con.
1. Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ
1.1 Bệnh tự kỷ cấp độ 1: Yêu Cầu Sự Hỗ Trợ
Theo hệ thống phân loại các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần tại Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, bệnh tự kỷ cấp 1: Yêu cầu sự hỗ trợ là nhẹ nhất. Khi đó, trẻ sẽ khó khăn trong giao tiếp xã hội, không có khả năng thể hiện câu nói một cách trôi chảy và rõ nghĩa, từ đó gây ra hạn chế một số hạn chế nhỏ trong việc thiết lập các mối quan hệ. Ỏ giai đoạn này, trẻ chỉ cần hỗ trợ đôi chút trong cách thể hiện quan điểm, rèn luyện khả năng nói trước đám đông.
>> Xem thêm: Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ
Bệnh tự kỷ cấp độ 1: Yêu Cầu Sự Hỗ Trợ
1.2 Bệnh tự kỷ cấp độ 2: Yêu Cầu Hỗ Trợ Đáng Kể
Bệnh tự kỷ cấp độ 2 chính là mức trung bình trong các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ, Khi đó, trẻ cần được hỗ trợ nhiều hơn và có các biểu hiện khác thường cần được gia đình quan sát và điều chỉnh. Một số đặc điểm chính cả trẻ mắc bệnh tự kỷ cấp độ 2 như:
- Khó khăn trong giao tiếp xã hội: Họ có thể cần sự hỗ trợ để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng các quy tắc xã hội.
- Hành vi hạn chế, lặp đi lặp lại: Ở mức độ này, người mắc bệnh sẽ kém linh hoạt và không thể xử lý các vấn đề hoặc sự thay đổi do môi trường, xã hội. Họ có những hành vi lặp đi lặp lại, biểu hiện sự lúng túng, lo lắng, sợ hãi.
Bệnh tự kỷ cấp độ 2: Yêu Cầu Hỗ Trợ Đáng Kể
Do đó, người bệnh tự kỷ cấp độ 2 yêu cầu sự hỗ trợ đáng kể từ người thân, gia đình trong
việc quản lý các hoạt động hàng ngày và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết. Ngoài ra, họ cũng cần được hỗ trợ để cải thiện khả năng giao tiếp và học cách phản ứng nhanh chóng hơn với mọi sự thay đổi.
1.3 Bệnh tự kỷ cấp độ 3: Yêu Cầu Sự Hỗ Trợ Rất Đáng Kể
Trong các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ, cấp độ 3 - yêu cầu sự hỗ trợ rất đáng kể là nặng nhất. Người bệnh gặp khó khăn nghiêm trọng trong giao tiếp xã hội khi duy trì các cuộc trò chuyện, hiểu và sử dụng các quy tắc xã hội. Thậm chí, họ không có nhu cầu tương tác với những người xung quanh và không thể hoặc rất hạn chế giao tiếp bằng lời nói. Đồng thòi, khả năng tự lập của những người này cũng rất hạn chế, họ cần sự hỗ trợ rất đáng kể trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ, mặc quần áo,... Do đó, người bệnh tự kỷ cấp độ 3 cần sự hỗ trợ lớn từ gia đình, người thân, xã hội và cần sự can thiệp chuyên sâu của các bác sĩ chuyên môn.
2.Những hạn chế của trong các mức độ ASD
Phân cấp các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một cách để mô tả sự khác biệt trong mức độ nghiêm trọng và các biểu hiện của bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Tuy nhiên, sự phân chia này còn một số hạn chế như sau:
Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ còn một số hạn chế
- Thiếu sự cá nhân hóa: Các mức độ phân loại thường không phản ánh được sự đa dạng trong các biểu hiện của ASD. Hai bệnh nhân cùng được phân loại vào một mức độ có thể có các nhu cầu và đặc điểm rất khác nhau.
- Sự biến đổi theo thời gian: Tình trạng của một người bị ASD có thể thay đổi tích cực hoặc tiêu cực theo thời gian, tuy nhiên hệ thống phân cấp này lại không luôn phản ánh được những thay đổi này.
- Tập trung vào triệu chứng: Hệ thống phân cấp chủ yếu tập trung vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng mà không giải thích được tính cách và hành vi của họ.
- Tính chính xác của phân loại: Việc phân loại có thể bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan của người chẩn đoán. Các yếu tố như kỹ năng của nhà chuyên môn, phương pháp đánh giá và cách hiểu về ASD có thể làm thay đổi kết quả phân loại.
3. Tầm quan trọng của việc xác định mức độ rối loạn phổ tự kỷ
Việc xác định chính xác các mức độ của rối loạn tự kỷ ADS rất quan trọng vì nó giúp:
Tầm quan trọng của việc xác định mức độ rối loạn phổ tự kỷ
- Đánh giá nhu cầu hỗ trợ: Mỗi mức độ sẽ cần những sự hỗ trợ khác nhau để trẻ được an toàn và có cơ hội phát triển.
- Lập kế hoạch can thiệp cá nhân hóa: Các chương trình can thiệp sẽ được thiết kế phù hợp với từng mức độ của trẻ. Đồng thời, quá trình quan sát, theo dõi hành vi và thói quen cũng giúp cha mẹ xây dựng kế hoạch và định hướng cho trẻ sự phát triển tốt nhất.
- Hỗ trợ gia đình và nhà trường: Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ cho thấy những thông tin về đặc điểm và một phần tính cách của trẻ. Gia đình, nhà trường và xã hội có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của bé, từ đó đưa ra những hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
- Dự đoán khả năng phát triển: Mức độ bệnh tự kỷ phản ánh sức khỏe và khả năng nhận thức của trẻ. Từ đó, gia đình và các chuyên gia sẽ có cái nhìn tổng quan về tương lai và sự phát triển kế tiếp của từng bé..
Trên đây, https://miraicare.vn/ đã giới thiệu đến bạn các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và tầm quan trọng của việc xác định các mức độ này. Dù còn một số hạn chế trong cách phân loại, tuy nhiên việc phân cấp này cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh
Bài viết phổ biến khác