4 cách phòng chống đột quỵ khi ngủ đơn giản nhưng rất quan trọng
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Đột quỵ khiến người bệnh mất đi 3 đến 7 năm tuổi thọ. Sau cơn đột quy, bệnh nhân phải đối mặt với việc não bị tàn phá tương đương với quá trình già đi 37 năm. Không những vậy, triệu chứng này tái phát có thể dẫn đến tàn phế suốt đời. Đặc biệt, đột quỵ khi ngủ lại càng nguy hiểm do khó phát hiện. Do đó, tham khảo ngay 4 cách phòng chống đột quỵ khi ngủ dưới đây.
1. Bị đột quỵ khi ngủ có HIẾM GẶP không?
Đột quỵ khi ngủ không hề hiếm gặp. Theo nghiên cứu, 14% tổng số ca đột quỵ vào lúc nửa đêm, trong số đó, 8% đến 28% là đột quỵ khi ngủ. Một số ca đột quỵ khi ngủ bắt nguồn từ thiếu máu cục bộ hoặc cục máu đông.
Cách điều trị duy nhất đối với đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu là giải quyết máu cục trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ đầu tiên. Tuy nhiên, đa số mọi người tỉnh dậy sau khi mắc đột quỵ khó nhận ra được các dấu hiệu bắt đầu.
Chính vì vậy, nhận biết các trường hợp dễ đột quy làcách phòng chống đột quỵ khi ngủđầu tiên:
- Người cao tuổi
- Người có tiền sử bệnh tim mạch
- Người có tiền sử mắc đột quỵ
- Người đã hoặc đang bị tiểu đường (đột quỵ là một biến chứng của tiểu đường)
- Người có tiền sử huyết áp cao làm tổn thương động mạch, dẫn đến đột quỵ.
- Người bị béo phì, gây ra các vấn đề về tim mạch.
Đột quỵ khi ngủ là trường hợp không hiếm gặp
>> [CHIA SẺ]:Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ? Bạn có nằm trong số này?
2. Dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, chúng bao gồm:
- Tê yếu mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt lưu ý khi dấu hiệu này ở một bên của cơ thể. Nguyên nhân là do máu chưa được cung cấp đủ đến các tế bào não, dẫn đến suy yếu hoặc tê liệt các chi.
- Nhầm lẫn, khó giao tiếp: Khi não bị tổn thương sau đột quỵ, người bệnh sẽ gặp cản trở trong việc giao tiếp như khó nói, hiểu chậm, diễn đạt nhầm ý mong muốn.
- Suy giảm thị lực: Bệnh nhân bị nhìn mờ hoặc mất khả năng nhìn ở một trong hai mắt.
- Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân: Trong một số trường hợp đột quỵ lúc ngủ, người bệnh bị đau đầu mạnh khi thức dậy vào buổi sáng.
- Chảy nước dãi một bên: Do thiếu oxy, máu lên não, chức năng vùng lưỡi dưới bị rối loạn, khiến cho nước dãi chảy ra, kèm theo mắt xếch, nhếch miệng.
- Rối loạn giấc ngủ, buồn nôn: Đây cũng có thể là triệu chứng của đột quỵ.
- Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm khi đứng lên, ngồi xuống, một số trường hợp bị té ngã do suy giảm lượng máu vận chuyển tới não.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Lưu ý: Nếu nhận thấy bạn hoặc người thân có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. 3 giờ sau khi những triệu chứng đột quỵ khi ngủ xuất hiện là “khung giờ vàng” để cấp cứu, hạn chế tối đa biến chứng của căn bệnh này.
Ngoài ra, để kiểm tra đột quỵ, bạn có thể áp dụng phương pháp FAST với 4+ dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ như sau:
- F (Face): Kiểm tra xem mặt bệnh nhân có bị tê, yếu về một bên hay không.
- A (Arm): Kiểm tra chức năng của cánh tay xem có bị suy yếu không, đặc biệt về một bên.
- S (Speech): Kiểm tra giao tiếp xem bệnh nhân nói chuyện có khó hiểu không.
- T (Time): Gọi cấp cứu ngay lập tức.
3. Sự khác biệt giữa đột quỵ khi ngủ và đột quỵ khi tỉnh
Đột quỵ khi ngủ khác so với đột quỵ khi tỉnh đó là:
>> Tìm hiểu:Đột quỵ là gì? Triệu chứng bệnh phát tác và cách phòng ngừa
4. Cách phòng chống đột quỵ khi ngủ, BẠN CẦN BIẾT
Để ngăn ngừa đột quỵ, dưới đây là các cách phòng chống đột quỵ khi ngủ mà bạn cần biết:
4.1 Kiểm soát được các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nếu bạn mắc các căn bệnh dễ dẫn đến đột quỵ như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,... cần kiểm soát chúng bằng cách đến các cơ sở y tế thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh
4.2 Duy trì lối sống lành mạnh
Cách phòng chống đột quỵ khi ngủ quan trọng nữa đó là suy trì lối sống lành mạnh bao gồm:
- Hạn chế các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, mỗi ngày ít nhất 30 phút.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh các đồ chiên, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ngọt hay mặn quá.
- Hạn chế stress, căng thẳng, luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
4.3 Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn nhận biết sớm các yếu tố gây đột quỵ khi ngủ. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy bản thân có dấu hiệu không ổn, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để kịp thời nhận biết triệu chứng đột quỵ.
4.3 Sử dụng liệu pháp tế bào gốc
Sử dụng tế bào gốc chống đột quỵ là phương pháp tiên tiến và an toàn hiện nay. Theo đó, tế bào gốc sẽ được tiêm vào một số bộ phận của cơ thể (tùy theo từng trường hợp của bệnh nhân). Các tế bào gốc này có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch, sản sinh ra các tế bào mới để thay thế tế bào suy yếu trong cơ thể. Nhờ đó, đây là biện pháp phục hồi đột quỵ hiệu quả nếu được áp dụng sớm cho bệnh nhân.
Liệu pháp tế bào gốc phòng tránh đột quỵ
Trên đây là chia sẻ từ Mirai Care vềcách phòng chống đột quỵ khi ngủ. Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào, chính vì vậy, hãy lưu ngay những tips phòng tránh trên để hạn chế bị đột quỵ nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI CARE
Website:https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Người đại diện: Tổng Giám Đốc Nguyễn Việt Tiến
Bài viết phổ biến khác